Dầu từ Nga được che giấu nguồn gốc để vào châu Âu suốt nhiều tháng qua như thế nào?

09/09/2022 08:26
Tàu chở dầu xuất phát từ Nga được chuyển từ tàu này sang tàu khác tại khu vực biển ngoài khơi Hy Lạp và rồi sau đó các tàu đó hướng đến nhiều cảng ở châu Âu.

Tàu chở dầu xuất phát từ Nga được chuyển từ tàu này sang tàu khác tại khu vực biển ngoài khơi Hy Lạp và rồi sau đó các tàu đó hướng đến nhiều cảng ở châu Âu.

Phương Tây đã trừng phạt Nga vì để leo thang căng thẳng Nga – Ukraine tuy nhiên dầu Nga vẫn vào châu Âu thông qua những tuyến đường biển bí mật.

Theo phân tích và theo dõi mới đây của Nikkei, trong vòng 6 tháng tính từ khi căng thẳng Nga – Ukraine leo thang, 41 tàu chở dầu đã rời khỏi cảng của Nga đi theo khu vực bờ biển Hy Lạp và sau đó chuyển dầu sang tàu khác bên ngoài khu vực bờ biển của Hy Lạp. Những tàu này sau đó cập cảng châu Âu. Trong năm ngoái, chỉ có một tàu hoạt động theo kiểu như vậy.

Từ khoảng cuối năm nay, EU và Anh sẽ hoàn toàn cấm nhập khẩu dầu từ Nga. Tuy nhiên hiện tại những doanh nghiệp đã mua dầu của Nga vốn đã chịu nhiều chỉ trích. Việc chuyển dầu trên biển nhằm che giấu nguồn gốc có thể sẽ vẫn tiếp tục sau khi quy định cấm nhập khẩu dầu có hiệu lực.

Những thông tin trên có được do phóng sự điều tra thực hiện bởi phóng viên Nikkei. Ngày 24/8/2022, phóng viên Nikkei đã chụp được hình chuyển dầu từ tàu này sang tàu khác tại vịnh Laconian gần khu vực miền Nam Hy Lạp. Một tàu chở dầu đăng ký tại Hy Lạp có tên Sea Falcon, tàu rời khỏi cảng Ust-Luga, một cảng dầu ở khu vực Tây Nam của Nga vào ngày 4/8/2022. Tàu khác mang cờ Ấn Độ Jag Lok rời khỏi cảng Aliaga của Thổ Nhĩ Kỳ. Một số tàu khác đi cùng với hai tàu lớn này nhằm hỗ trợ cho công tác vận chuyển dầu.

Dầu từ Nga được che giấu nguồn gốc để vào châu Âu suốt nhiều tháng qua như thế nào? - Ảnh 1.

“Hoàn toàn có khả năng tai nạn xảy ra, dầu chảy xuống biển. Ngoài ra những rác mà các tàu chở dầu thải ra biển cũng gây ra nhiều vấn đề cho những người đánh cá và ngành du lịch”, một người dân địa phương có tên Thalis Ladakakis chia sẻ. Người đàn ông 55 tuổi này cho biết số lượng tàu chở dầu theo hình thức như vậy đã tăng chóng mặt kể từ khi căng thẳng Nga – Ukraine thực sự leo thang từ ngày 24/2/2022.

Vậy dầu này sẽ đi đâu? Để có thể xem xét kỹ hơn hoạt động vận chuyển dầu trên biển, Nikkei sử dụng số liệu từ công ty dữ liệu Anh Refinitiv để xem các tàu trên rời cảng nào của Nga, và rồi sau đó kết nối với những tàu nào, tính từ ngày 24/2/2022.

Khảo sát này được thực hiện tại các vùng biển khu vực Địa Trung Hải ngoài khơi Hy Lạp, nơi hoạt động vận chuyển hàng từ tàu này sang tàu khác thường xuyên diễn ra. Hệ thống nhận diện tự động (AIS) đón tín hiệu từ các tàu chở dầu và như vậy theo dõi được tuyến đường đi của họ. Ngoài ra, hệ thống AIS cũng tính toán được cả khối lượng hàng trên mỗi tàu thay đổi như thế nào ở thời điểm nào trên lộ trình của nó và cần bao nhiêu tàu tiếp hàng để nhận được hết hàng sang.

Trong khoảng thời gian 6 tháng tính đến ngày 22/8/2022, Nikkei xác nhận rằng có 175 tàu vận chuyển dầu sang tàu khác ngoài khơi bờ biển Hy Lạp trong đó có cả tàu chở dầu tư Nga. Cùng thời gian này năm ngoái, chỉ có 9 hoạt động vận chuyển dầu kiểu như vậy. Cũng theo số liệu của Refinitv, Nga xuất khẩu ước tính 23,86 triệu thùng dầu thông qua hình thức tàu chuyển tàu theo hình thức này qua khu vực ngoài khơi biển Hy Lạp. Cùng thời gian trên năm ngoái, chỉ có 4,34 triệu thùng dầu được xuất theo hình thức này.

Theo dấu những con tàu, Nikkei phát hiện ra rằng 89 tàu cập các cảng ở một số nước thuộc khu vực châu Âu bao gồm Hy Lạp, Bỉ và một số nước khác. Hai tàu đến Anh, nước vốn nhiệt tình ủng hộ các biện pháp trừng phạt Nga. Như vậy có thể nói các khu vực hải phận gần Hy Lạp giữ vai trò như khu vực trung chuyển dầu giữa Nga và châu Âu.

EU sẽ hoàn toàn cấm nhập khẩu dầu từ Nga tuyến đường biển từ tháng 2/2023 còn Anh sẽ hoàn toàn cấm nhập khẩu dầu Nga từ tháng 12/2022. Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), xuất khẩu dầu của Nga sang EU trong tháng 7/2022 ước tính khoảng 2,8 triệu thùng/ngày, giảm 26% so với tháng 1/2022. Trong khi việc mua dầu từ Nga vẫn được coi là hợp pháp, nhiều doanh nghiệp cũng đang xem xét lại mối quan hệ của họ với Nga khi mà chính phủ và các thị trường giám sát chặt chẽ hơn.

Dữ liệu từ công ty nghiên cứu năng lượng châu Âu Kpler cho thấy rằng tàu chở 300.000 thùng dầu sản xuất bởi doanh nghiệp năng lượng Nga Rosneft. Tổ chức môi giới trụ sở ở Thụy Sỹ Trafigủa đã môi giới chỗ dầu này và bán nó cho tập đoàn Prax, một doanh nghiệp kinh doanh năng lượng cỡ trung của Anh.

Tin mới

Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 thu hồi sữa Hofumil Gold Plus nằm trong đường dây sữa giả
1 ngày trước
Ngày 17/4, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho biết đã rà soát và phát hiện sản phẩm sữa Hofumil Gold Plus được cung ứng trong bệnh viện thuộc danh mục các sản phẩm sữa do một trong các công ty thuộc đường dây sản xuất, buôn bán, tiêu thụ sữa bột giả trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận vừa được cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an triệt phá.
THACO AUTO tri ân khách hàng dịp lễ 30/4 và 01/5
1 ngày trước
Chào mừng đại lễ 30/4 và 01/5, THACO AUTO triển khai chương trình ưu đãi đặc biệt cùng nhiều quà tặng hấp dẫn cho khách hàng mua xe thương hiệu Kia và Mazda trên toàn quốc.
Vé máy bay dịp 30/4 tăng chóng mặt: Một địa điểm có giá vé tăng gần gấp đôi dù đi bất kì đâu
1 ngày trước
Mặc dù giá vé máy bay dịp lễ 30/4 năm nay đều có xu hướng tăng so với ngày thường, nhưng riêng các chặng bay xuất phát từ nơi này lại tăng gần gấp đôi, có hành trình thậm chí ngang ngửa với cao điểm Tết Nguyên đán.
Ra mắt Rolls-Royce Ghost Series II giá từ 34,9 tỷ đồng: ‘Thảm bay’ của giới đại gia Việt
1 ngày trước
Rolls-Royce Ghost Series II là phiên bản nâng cấp giữa vòng đời của thế hệ thứ 2 ra mắt vào năm 2020.
Vụ gần 600 loại sữa giả tung hoành suốt 4 năm: Doanh nghiệp chiết khấu 60% chưa kể quà cáp lễ Tết; bác sĩ chỉ định mua uống
1 ngày trước
Theo chia sẻ của một chủ cửa hàng sữa thì sở dĩ các shop nhiệt tình tư vấn bán hàng cho những doanh nghiệp này bởi chính sách chiết khấu được hưởng rất cao, dao động từ 40 - 60%, chưa bao gồm các chương trình tặng quà tri ân khách hàng vào dịp cuối năm, lễ tết.

Tin cùng chuyên mục

Từng hạn chế hàng ngoại, người Nhật Bản quay xe dùng một mặt hàng từ Mỹ dù giá đắt đỏ, nguồn cung trong nước liên tục thiếu hụt
1 ngày trước
Dù phải chịu thuế nhập khẩu tuy nhiên mặt hàng này từ Mỹ về Nhật Bản vẫn rẻ hơn mức giá tại thị trường nội địa.
Đặt cược vào Việt Nam, một mặt hàng điện tử cả thế giới khao khát đã "nhảy múa" thoát thuế quan như nào?
1 ngày trước
Trong những ngày đầu tháng 4, 90% số lượng thiết bị xuất sang Mỹ đều đến từ Việt Nam.
Bất chấp Mỹ siết thuế, người tiêu dùng toàn cầu vẫn 'đổ xô' mua xe điện
2 ngày trước
Doanh số xe điện toàn cầu đã tăng 29% trong tháng 3, chủ yếu đến từ Trung Quốc và châu Âu.
Sau Hàn Quốc, Việt Nam là quốc gia thứ 2 được Apple "ưu ái" làm điều này, ngay cả Mỹ hay Nhật cũng chưa từng có!
2 ngày trước
Việt Nam là quốc gia thứ hai trên toàn cầu được Apple ưu ái tính năng này.