"Tuy nhiên bất cứ loại hình đầu tư nào cũng tiềm ẩn những rủi ro nhất định. Do đó với TPDN, các NĐT cũng cần có những bước đi thận trọng cho mỗi quyết định của bản thân". Ông Lê Xuân Lập- Giám đốc đầu tư công ty quản lý quỹ MB (MB Capital) đã có những chia sẻ khách quan về câu chuyện này.
Theo ông, những yếu tố nào khiến TPND "hot" như vậy trong thời gian qua? Thậm chí TPDN còn được nhiều NĐT đánh giá là cơ hội đầu tư hấp dẫn hơn cổ phiếu, BĐS, vàng…
Thị trường CK VN mấy năm trở lại đây rất hấp dẫn khi làm cho giá trị tài sản ròng (NAV) của nhiều NĐT tăng trưởng cao. Tuy nhiên không phải ai cũng hưởng lợi từ CK khi thị trường biến động không ngừng trước sự phức tạp của dịch bệnh covid, xung đột giữa Nga – Ukraine leo thang căng thẳng, những vụ việc thao túng TTCK khiến nhiều NĐT điêu đứng …Thời điểm này vàng hay BĐS cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Do đó sẽ hình thành xu hướng các NĐT tìm đến các kênh đầu tư an toàn để bảo toàn lợi nhuận. Trái phiếu DN đang là lựa chọn hấp dẫn khi hội tụ những ưu điểm sau: lợi nhuận kỳ vọng cao hơn lãi suất tiết kiệm; có thể mua đi bán lại lãi suất thực nhận theo thời gian đầu tư; an toàn hơn cổ phiếu và lãi suất định kỳ có thể tái đầu tư…
Vậy TPDN có thực sự an toàn?
TPDN cũng như nhiều sản phẩm đầu tư khác. Tất cả đều tiềm ẩn những rủi ro nhất định. Lợi suất càng cao thì rủi ro càng lớn. TPDN sẽ cũng tiềm ẩn rủi ro khi chưa có cơ quan xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp phát hành và nhiều doanh nghiệp tận dụng sự bùng nổ của thị trường để phát hành trái phiếu chất lượng kém. Tôi thấy trên thị trường hiện nay nhiều đơn vị đưa ra mức sinh lời hấp dẫn từ 15-20%/năm trong khi cơ sở đảm bảo lại không rõ ràng.
NĐT cần quan tâm điều gì khi đầu tư TPDN?
Về bản chất nếu biết lựa chọn những mã trái phiếu tốt thì đây là một kênh sinh lời ổn định đáng để đưa vào danh mục đầu tư. Nhưng khi tham gia đầu tư TPDN, NĐT cần chú ý 3 điều sau: Thứ 1, NĐT cần nắm rõ quy định pháp luật liên quan đến trái phiếu. Đây là điều quan trọng giúp NĐT bảo vệ tốt nhất quyền lợi bản thân trong trường hợp phát sinh rủi ro. Thứ 2, NĐT cũng cần đánh giá được phương án kinh doanh và phương án trả nợ cho trái chủ. Thứ 3, định giá tài sản đảm bảo của danh mục trái phiếu đó. NĐT phải cố gắng hiểu rõ đơn vị phát hành, hiểu rõ rủi ro mình đang đầu tư. Trong trường hợp không thể tự mình tìm hiểu hoặc không có nhiều thời gian, NĐT nên lựa chọn đơn vị uy tín như Công ty quản lý quỹ để ủy thác đầu tư trái phiếu hoặc lựa chọn chứng chỉ quỹ đầu tư trái phiếu để đầu tư.
Ông có thể nói rõ thêm về hình thức ủy thác đầu tư trái phiếu DN không?
Thông thường các Quỹ đầu tư tìm hiểu, phân tích rất kỹ với tầm nhìn dài hạn. Như MBCapital là đơn vị chuyên nghiệp trong hoạt động đầu tư trái phiếu nói riêng và đầu tư tài chính nói chung. MBCapital còn được sự hỗ trợ từ ngân hàng mẹ MB trong việc tìm kiếm cơ hội đầu tư trái phiếu tốt. Hiện nay, MBCapital đang đẩy mạnh kinh doanh sản phẩm chứng chỉ quỹ trái phiếu MBBond Fund và ủy thác đầu tư trái phiếu cho các NĐT VIP. Các chuyên gia tài chính của MBCapital sẽ cùng NĐT phân tích để lựa chọn xây dựng danh mục đầu tư riêng theo kỳ vọng, thời gian đầu tư và khả năng chấp nhận rủi ro của NĐT. Bên cạnh mức lợi nhuận nhuận kỳ vọng trung bình 6,2%/năm cho kỳ hạn 6 tháng và 8,5%/năm cho kỳ hạn 12 tháng, NĐT sẽ được MBCapital trợ giúp bán lại trái phiếu trước hạn khi cần thanh khoản. Tính đến thời điểm hiện tại quy mô đầu tư trái phiếu mà công ty quản lý lên tới hơn 5.700 tỷ đồng – con số ấn tượng khẳng định vị thế của MBCapital là đơn vị đầu tư trái phiếu chuyên nghiệp trên thị trường.
Ông đánh giá thế nào về sự phát triển của hình thức ủy thác đầu tư TPDN trong thời gian tới?
Tôi cho rằng nhu cầu dịch vụ này sẽ gia tăng và phát triển theo xu hướng thế giới, nhất là khi thu nhập bình quân của người dân đang tăng lên, số lượng tầng lớp giàu và siêu giàu cũng nhiều hơn thì họ sẽ cần đa dạng hóa kênh đầu tư. Với khối lượng tài sản lớn thì người giàu sẽ cần một công ty chuyên nghiệp để quản lý tài sản cho họ, kể cả khi họ lựa chọn đầu tư vào TPDN.
Xin cảm ơn ông!