Đầu tư tư nhân tại Việt Nam tăng gấp đôi trong 13 năm

12/09/2018 16:09
Đầu tư từ khu vực tư nhân trong nước tăng gấp đôi vào năm 2015 so với năm 2002, song chỉ chiếm 40% tổng tài chính cho phát triển và tỷ lệ đầu tư tư nhân trên đầu người của Việt Nam vẫn nằm trong nhóm thấp nhất ở khu vực ASEAN.

Trong thời gian tới, gia tăng phát triển của khu vực kinh tế tư nhân và mở rộng nguồn tài chính tư nhân trong nước là những ưu tiên hàng đầu giúp Việt Nam đáp ứng nhu cầu tài chính cho việc thực hiện thành công các Mục tiêu Phát triển bền vững (SDG).

Đây là khuyến nghị chính của Báo cáo “Tài chính cho phát triển bền vững ở Việt Nam” được Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) công bố tại Hà Nội ngày 11/9.

Với mục tiêu tổng quát là hỗ trợ Việt Nam trong nỗ lực cải cách việc huy động, sử dụng và quản lý tài chính cho phát triển, nhằm thực hiện Chương trình nghị sự Phát triển bền vững đến năm 2030, báo cáo “Tài chính cho phát triển bền vững ở Việt Nam” cung cấp một cái nhìn tổng quan về những thay đổi trong bức tranh tài chính phát triển ở Việt Nam. Báo cáo phân tích cơ cấu, tính chất và xu hướng tài chính phát triển và các nguồn đầu tư cho phát triển ở Việt Nam có so sánh với các nước khác (chủ yếu là các nước trong khu vực ASEAN).

Báo cáo nghiên cứu cho thấy sự gia tăng phát triển của khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam và việc mở rộng nguồn tài chính tư nhân trong nước là ưu tiên hàng đầu giúp Việt Nam đáp ứng nhu cầu tài chính để thực hiện thành công các SDG.

Để bảo đảm các nguồn tài chính công đóng góp có hiệu quả vào việc thực hiện thành công các SDG, cần mở rộng diện thu thuế như là một nguồn thu ngân sách thường xuyên hơn, tăng nguồn thu ngân sách từ việc quản lý tốt hơn các tài sản Nhà nước, đồng thời nâng cao hiệu quả chi tiêu Chính phủ và đầu tư công, cùng với nỗ lực quản lý tốt nợ công.

Báo cáo cũng nêu bật sự cần thiết phải bảo đảm quá trình chuyển tiếp thông suốt ra khỏi giai đoạn tiếp nhận Trợ giúp phát triển chính thức (ODA), quản lý tốt hơn mối quan hệ tương tác giữa các nguồn tài chính cho phát triển, đồng thời tăng cường hiệu quả điều phối và hiệp lực giữa các nguồn tài chính khác nhau.

Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Lê Quang Mạnh cho biết, thách thức lớn nhất là nguồn lực cho sự phát triển, cho đầu tư cơ sở hạ tầng để có thể theo đuổi Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững của Việt Nam. Hiện các dòng vốn tài chính luân chuyển rất nhanh trong bối cảnh Việt Nam có sự thay đổi lớn, nguồn vốn tài trợ đang giảm dần. Việt Nam cần có sự đánh giá đầy đủ về nguồn lực tài chính cho phát triển bền vững và báo cáo này giúp cho Chính phủ có cái nhìn thấu đáo, lâu dài hơn.

Theo ông Haoliang Xu, Trợ lý Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, Giám đốc UNDP Khu vực Châu Á và Thái Bình Dương,  Báo cáo đánh giá tài chính cho phát triển cho thấy bức tranh tài chính phát triển ở Việt Nam đang thay đổi nhanh chóng.

Ông lưu ý: Đầu tư từ khu vực tư nhân trong nước tăng gấp đôi vào năm 2015 so với năm 2002, song chỉ chiếm 40% tổng tài chính cho phát triển, và tỷ lệ đầu tư tư nhân trên đầu người của Việt Nam – 490 USD so với mức trung bình của các nước ASEAN là 690 USD – nằm trong nhóm thấp nhất ở khu vực ASEAN.

Ông Haoliang Xu khuyến nghị Việt Nam sớm thực hiện một số biện pháp, bao gồm khuyến khích tăng đầu tư tư nhân trong nước; đầu tư công tập trung và huy động đầu tư tư nhân; thu hút những dự án FDI liên kết công ty trong nước với chuỗi giá trị toàn cầu; đẩy mạnh thu thuế, quản lý tài sản công và áp dụng thuế tài sản và thuế môi trường; và xây dựng khuôn khổ tài chính phối hợp cho việc thực hiện SDG.

Ông tái khẳng định cam kết của UNDP là đối tác của Việt Nam trong tài chính hiệu quả cho SDG, đặc biệt trong việc tăng cường hiệu quả điều phối và hiệp lực giữa các nguồn tài chính (công, tư, trong nước và quốc tế) và tối ưu hóa cho kết quả SDG.


Tin mới

Apple ấp ủ thiết kế "táo bạo" mừng 20 năm iPhone?
3 giờ trước
Apple đang chuẩn bị một cuộc "đại tu" lớn và đầy tham vọng cho iPhone vào năm tới, đúng dịp kỷ niệm 20 năm ra mắt chiếc điện thoại đã thay đổi thế giới.
Máy rửa bát tốn nhiều điện nước hay không?
5 giờ trước
Chọn mua máy rửa bát là vấn đề được nhiều người quan tâm, cùng với đó, chi phí vận hành cho thiết bị này, đặc biệt là chi phí điện nước cũng là thắc mắc của rất nhiều người.
Ông Trump gợi ý cách để các hãng ô tô tránh thuế quan: Chuyên gia nói "chuyện hư cấu", Tesla cũng bó tay
5 giờ trước
Bài toán cho các hãng xe lớn, không riêng gì Tesla.
Suzuki ra mắt xe tay ga mới, giá 48 triệu đồng nhưng toàn trang bị hiện đại
6 giờ trước
Mẫu xe mới của Suzuki được dự đoán sẽ là đối thủ khá đáng gờm dành cho Honda Vision.
Mỹ áp thuế đối ứng 36%, Thái Lan kêu gọi bảo vệ một loại nông sản vì lo mất thị phần vào tay Việt Nam
7 giờ trước
"Hạt vàng" của Thái Lan sẽ bị ảnh hưởng nặng nề bởi mức thuế quan của Mỹ khiến nghị sĩ kêu gọi hành động gấp.

Tin cùng chuyên mục

Mỹ công bố thuế đối ứng 46% với hàng hóa Việt Nam: 'xuất khẩu rau quả có khả năng ít bị ảnh hưởng'
2 ngày trước
Năm 2024, xuất khẩu rau quả sang Mỹ của Việt Nam đạt 360 triệu USD, trong khi Việt Nam nhập khẩu từ Mỹ 540 triệu USD, tức cán cân thương mại đang nghiêng về Mỹ.
Ô tô điện có cơ hội chiếm lĩnh "sân nhà"
2 ngày trước
Dù còn không ít thách thức về độ phủ trạm sạc, nhu cầu thị trường, khả năng giảm thêm thuế đối với ô tô nhập khẩu..., ô tô điện vẫn có cơ hội tăng thị phần
Đoàn công tác của Việt Nam sắp sang Mỹ làm việc về vấn đề áp thuế 46%
04/04/2025 08:03
Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi, cuối tuần này, đoàn công tác của Việt Nam sẽ sang Mỹ.
Ô tô Honda đồng loạt giảm giá đậm trong tháng 4: Cao nhất 250 triệu đồng, kèm nhiều quà tặng
03/04/2025 10:32
Nhiều mẫu ô tô Honda đang được mạnh tay giảm giá nhằm xả hàng tồn và thu hút người mua.