Đẩy công ty đến bờ vực vì 'all-in' Bitcoin, vị tỉ phú này phải nhường ghế CEO cho một kỹ sư gốc Việt

28/08/2022 09:28
Ngay sau khi MicroStrategy công bố khoản lỗ lên tới 1 tỉ USD vì bitcoin, ông Phong Lê - một kỹ sư người Mỹ gốc Việt - được bổ nhiệm làm CEO công ty công nghệ này thay thế cho vị tỉ phú Michael Saylor.

Nếu có ai hỏi tỉ phú Michael Saylor tại sao lại đánh cược tương lai của công ty mình vào bitcoin, ông ta sẽ trả lời bạn rằng do không có lựa chọn nào khác.

Năm 2020, cổ phiếu của MicroStrategy Inc (MicroStrategy) gần như bị lãng quên. Công ty công nghệ này phải chật vật cạnh tranh với những gã khổng lồ phần mềm khác. “Chúng tôi sẽ chết một cách nhanh chóng, hoặc chết dần chết mòn, hoặc phải theo đuổi một chiến lược rủi ro,” Saylor nói.

Saylor chọn mua bitcoin – rất nhiều. Cuối cùng quyết định đó phản chủ, theo cách tai hại nhất. Đầu tháng 8, MicroStrategy tuyên bố rằng ông Saylor sẽ được miễn nhiệm khỏi vị trí Giám đốc điều hành (CEO) của công ty - vị trí mà vị tỉ phú này nắm giữ từ năm 1989 - do thua lỗ vì bitcoin.

Pha đặt cược liều lĩnh của Michael Saylor vào bitcoin bắt đầu từ ngày 11/8/2020, thời điểm mà công ty ông tuyên bố kế hoạch sử dụng 250 triệu USD – một nửa số tiền mà MicroStrategy đang có - chuyển đổi sang bitcoin. Sau đó họ tiếp tục đặt cược thêm tiền, và lại đặt cược thêm lần nữa.

Tổng cộng, MicroStrategy đã huy động 2,4 tỉ USD tiền vay nợ. Chưa kể, họ còn huy động được thêm 1 tỉ USD nữa từ việc phát hành cổ phiếu. MicroStrategy dùng hết số tiền này để mua bitcoin.

Đẩy công ty đến bờ vực vì all-in Bitcoin, vị tỉ phú này phải nhường ghế CEO cho một kỹ sư gốc Việt - Ảnh 1.

Michael Saylor trong một hội thảo về bitcoin tổ chức trong tháng 4 (Ảnh: Getty)

Có thời điểm, quyết định này cho thấy sự đúng đắn. Giá của bitcoin đã tăng từ 11.900 USD trong tháng 8/2020 lên gần 69.000 USD trong tháng 11/2021. Giá cổ phiếu của MicroStrategy trong hôm trước chỉ là 124 USD thì đến ngày hôm sau, 9/2/2021, đã tăng lên mức kỷ lục là 1.273 USD.

Nhưng đến ngày 2/8, MicroStrategy công bố thua lỗ trong quý thứ 7 liên tiếp trong vòng 8 quý kể từ khi bắt đầu mua bitcoin. Lần này, mức thua lỗ rất lớn: 1 tỉ USD, phần lớn là do bitcoin.

Cũng trong ngày hôm đó, ông Phong Lê - kỹ sư người Mỹ gốc Việt, gia nhập MicroStrategy từ tháng 8/2015 - tiếp quản 'ghế' CEO MicroStrategy mà ông Saylor để lại.

Đẩy công ty đến bờ vực vì all-in Bitcoin, vị tỉ phú này phải nhường ghế CEO cho một kỹ sư gốc Việt - Ảnh 2.

Ông Phong Lê - CEO MicroStrategy

Giá cổ phiếu của MicroStrategy đã giảm 49% so với cùng thời điểm năm ngoái và giảm 78% so với mức đỉnh lịch sử.

MicroStrategy được cho là đang nắm giữ gần 130.000 bitcoin, có giá trị thị trường khoảng 3 tỉ USD. Trong khi đó, vốn hoá thị trường của công ty này ở mức 3,1 tỉ USD.

Khoản lỗ của MicroStrategy đã phản ánh rõ sự biến động của bitcoin.

Theo các quy định kiểm toán hiện hành, công ty này cần phải đánh giá lại giá trị của lượng bitcoin mà họ đang nắm giữ theo từng quý và phải hạch toán vào chi phí nếu giá bitcoin giảm.

MicoStrategy đã phải chịu nhiều lần phí như vậy, tổng cộng là 2 tỉ USD.

Đặt cược vào bitcoin, tỉ phú Michael Saylor cũng trở thành một trong những người ủng hộ đồng tiền kỹ thuật số này mạnh mẽ nhất.

Các đoạn 'tweet' của ông trên Twitter, có khoảng 2,6 triệu người theo dõi, luôn đầy rẫy những lời châm biếm về ủng hộ bitcoin.

Ông cũng thường tỏ ra lạc quan thái quá trong các cuộc phỏng vấn. Có lần, Michael Saylor khuyên mọi người “lấy hết tiền để mua bitcoin. Sau đó dùng hết thời gian của bạn để tính toán xem làm thế nào mượn thêm tiền để mua thêm bitcoin. Sau đó dành hết thời gian để tính xem bạn có thể bán thứ gì để mua bitcoin.”

Tương tự, tại một hội nghị đầy những người hứng thú với tiền mã hóa tổ chức tại Miami, ông khuyên mọi người đừng bao giờ bán bitcoin.

Đây là một thứ triết lý khiến cho một số nhà quan sát thị trường lo ngại.

“MicroStrategy không phải một khoản đầu tư lý tưởng đối với phần lớn các trader,” Edward Moya, chuyên gia phân tích của sàn giao dịch Oanda, nói.

Đẩy công ty đến bờ vực vì all-in Bitcoin, vị tỉ phú này phải nhường ghế CEO cho một kỹ sư gốc Việt - Ảnh 3.

Michael Saylor đặt cược tất cả vào bitcoin (Ảnh: Getty)

Theo Moya, chiến lược của MicroStrategy là mua và nắm giữ bitcoin, không giao dịch chốt lời khi có lãi và cũng chẳng có công cụ phòng vệ để đối với tình trạng biến động hay các đợt lao dốc của đồng tiền điện tử này. Do đó, khi xảy ra tình trạng bán tháo bitcoin, MicroStrategy sẽ phải hứng chịu toàn bộ tác động tiêu cực.

Một vấn đề khác là công ty này không có nhiều cách để kiếm thêm tiền mua thêm bitcoin, Mark Palmer, chuyên gia phân tích của BTIG, nói. “MicroStrategy giờ chỉ đang sử dụng nguồn tiền từ hoạt động kinh doanh phần mềm, ngoài ra không còn thêm gì khác,” ông nói.

Tuy nhiên, ông Palmer nói rằng, chưa nên đánh giá về khoản cược vào bitcoin của MicroStrategy cho đến khi một số khoản nợ mua bitcoin của họ đến kỳ đáo hạn. Nếu giá bitcoin giảm, công ty này sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc trả tiền các chủ nợ của họ, ông nói.

“Thời gian vẫn đang trôi và các khoản nợ của MicroStrategy cũng sắp tới kỳ đáo hạn", ông nói.

Bất chấp nhiều rủi ro và chỉ trích, ông Saylor vẫn tin vào chiến lược của mình, và cả bitcoin. Trong một cuộc phỏng vấn hồi đầu tháng, ông nhấn mạnh rằng giá cổ phiếu vẫn trên mức trước khi mua bitcoin, và tin tưởng rằng chiến lược của ông sẽ mang lại vị thế cho công ty, bất chấp nhiều rủi ro đi kèm.

“Bây giờ tôi cảm thấy tốt hơn về nó, so với ngày mà chúng tôi bắt đầu,” ông nói.

Ông Saylor nói rằng, ông sẽ tiếp tục dẫn dắt các khoản đầu tư vào bitcoin của MicroStrategy. Ông không có kế hoạch bán bất kỳ một đồng bitcoin nào, và vẫn kỳ vọng rằng nó sẽ lấy lại giá trị trong những năm tới. Công ty này cũng nhắc lại rằng họ không có ý định bán bitcoin.

Saylor nói rằng, việc hoán đổi vai trò CEO chỉ là kế hoạch dài hạn. “Cấu trúc điều hành mới của công ty có nghĩa rằng, tôi có thể tập trung nhiều hơn vào chiến lược của mình, và tiếp tục theo đuổi bitcoin,” ông nói.

Tân CEO MicroStrategy là ai?

Đẩy công ty đến bờ vực vì all-in Bitcoin, vị tỉ phú này phải nhường ghế CEO cho một kỹ sư gốc Việt - Ảnh 4.

Ông Phong Lê có bằng cử nhân kỹ sư y sinh ĐH Johns Hopkins và bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh của Trường Quản lý Sloan, thuộc Viện Công nghệ Massachusetts (MIT).

Giai đoạn 1998 – 2010, ông Lê công tác tại công ty kiểm toán Deloitte. Từ tháng 3/2010, ông chuyển sang công tác tại NII Holdings - một công ty viễn thông được niêm yết trên Nasdaq, và đảm nhiệm nhiều chức vụ cấp cao tại đây, bao gồm: Phó Giám đốc hoạch định và phân tích tài chính, và Phó giám đốc chiến lược và hoạt động kinh doanh.

Đến tháng 8/2014, ông gia nhập XO Communications và đảm nhiệm chức vụ CFO tại đây tới tháng 8/2015.

MicroStrategy có thể coi là doanh nghiệp công nghệ mà ông Phong Lê gắn bó lâu dài nhất trong sự nghiệp của mình.

Ông gia nhập MicroStrategy từ tháng 8/2015 và đảm nhiệm nhiều chức vụ cấp cao tại doanh nghiệp này, kể như: Phó giám đốc điều hành, Giám đốc tài chính; Giám đốc phụ trách điều hành (COO) kiêm Giám đốc tài chính (CFO). Đến tháng 8/2022, ông Lê được bầu vào Hội đồng quản trị MicroStrategy./.

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
7 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
7 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
6 giờ trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
6 giờ trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
6 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.