Đây là cách "cú sốc năng lượng" đang tàn phá kinh tế toàn cầu

13/06/2022 16:34
Sự gia tăng lạm phát cùng với những cơn đau đầu kéo dài của các chính trị gia trên toàn thế giới có liên quan chặt chẽ với tình trạng giá năng lượng phi mã.

Trong bối cảnh thế giới đang ngày càng nghiêm túc hơn với năng lượng xanh, sự phụ thuộc của nhân loại vào nhiên liệu hóa thạch cũng đã ở mức lớn chưa từng có kể từ những năm 1970. Xung đột Nga – Ukraine cùng với những áp lực mà đại dịch Covid-19 gây ra đã khiến giá cả mọi thứ tăng vọt. Riêng giá dầu đã tăng hơn 50% trong nửa đầu năm 2022. Cú sốc năng lượng cũng là nguyên nhân chính gây ra lạm phát và khiến các chính phủ phải đau đầu tìm cách đối phó.

Cú sốc năng lượng tới từ đâu?

Chỉ 2 năm trước, giá dầu có lúc tụt xuống dưới 0 khi đại dịch nhấn chìm nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, chỉ 1 năm sau, giá đã phục hồi trở lại mức trước đại dịch và tiếp tục tăng khi nhu cầu với nhiên liệu hóa thạch trong giai đoạn phục hồi kinh tế vượt xa tốc độ tăng trưởng của nguồn cung dầu thô.

Sau đó, một loạt các sự kiện chấn động xảy ra, bao gồm chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraine cùng các biện pháp trừng phạt phương Tây nhằm vào Moscow đã ảnh hưởng tới 10% nguồn cung dầu toàn cầu. Các mặt hàng quan trọng khác như lúa mì, phân bón đến niken cũng bị ảnh hưởng.

Đây là cách cú sốc năng lượng đang tàn phá kinh tế toàn cầu - Ảnh 1.

Hơn một nửa lượng dầu xuất khẩu của Nga được mua bởi các khách hàng châu Âu. Tuy nhiên, khi xung đột xay ra, biến động trong dòng chảy dầu Nga đã thực sự làm xáo trộn thị trường năng lượng, dẫn đến thay đổi cả về cung lẫn cầu trên quy mô tòa cầu.

Ai là người chịu thiệt?

Người tiêu dùng bị ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng vì chi tiêu cho năng lượng rất khó cắt giảm. Tại Anh, các nhà quản lý cảnh báo rằng giá khí đốt tự nhiên toàn cầu tăng cao có thể khiến hóa đơn năng lượng trung bình của các hộ gia đình tăng thêm 42% vào tháng 10, khi mức giá trần được điều chỉnh cao hơn. Đây sẽ là cú sốc tồi tệ nhất đối với mức sống ở quốc gia này kể từ năm 1950 tới nay.

Tại nhiều nơi khác trên thế giới, giá nhiên liệu bán lẻ thậm chí còn tăng nhanh hơn giá dầu thô. Xăng đứng đầu với mức trung bình đã lên tới 5 USD/gallon (3,79l) ở Mỹ. Kết quả cuối cùng là lạm phát gia tăng với tốc độ mà thế giới chưa từng chứng kiến trong nhiều thập kỷ.

Ngoài những quan ngại về giá cả, vẫn còn những lo ngại rằng mạng lưới điện toàn cầu, vốn đã căng thẳng do biến đổi khí hậu, có thể trở nên mỏng manh hơn, dẫn tới mất điện và làm đình trệ nhiều hoạt động từ sản xuất, kinh doanh tới chăm sóc y tế….

Ảnh hưởng của nó sẽ ra sao?

Đã có những cuộc tranh giành để tăng nguồn cung và tái định hình các tuyến cung cấp năng lượng quy mô toàn cầu. Tuy nhiên, thành công chưa đáng kể. EU đang cố "cai" dần dầu mỏ Nga và mua thêm khí tự nhiên hóa lỏng của các quốc gia khác nhằm hạn chế dần sự phụ thuộc vào các đường ống dẫn khí của Moscow. 40% nguồn cung khí của EU tới từ Nga.

Đây là cách cú sốc năng lượng đang tàn phá kinh tế toàn cầu - Ảnh 2.

Về phần mình, đến giữa tháng 6, Nga đã cắt nguồn cung khí đốt tới 4 nước EU vì từ chối thanh toán bằng đồng rúp theo yêu cầu của Nga.

Chính quyền Tổng thống Joe Biden đang tham vấn các nhà khai thác dầu của mình về khả năng tăng sản lượng. Trong khi đó, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cũng khẳng định việc tăng lãi suất để ngăn chặn lạm phát với mục tiêu không làm kinh tế suy thoái. Biện pháp này không ngay lập tức làm giảm chi phí năng lượng nhưng sẽ khiến kinh tế tăng trưởng chậm lại, dẫn tới việc lạm phát khó xảy ra hơn.

Tình trạng này liệu có kéo dài?

Tính tới thời điểm hiện tại, chưa dấu hiệu nào cho thấy xung đột Nga – Ukraine có thể tìm được giải pháp trong ngắn hạn. Việc thúc đẩy các nước xuất khẩu dầu mỏ gia tăng sản lượng cũng khó xảy ra. Việc Trung Quốc tiếp tục khống chế được các đợt bùng phát dịch khiến giá dầu toàn cầu tăng lên bởi Bắc Kinh là quốc gia nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới.

Jamie Dimon, CEO JPMorgan Chase & Co., nói rằng giá dầu có thể chạm mức 150 đến 175 USD/thùng và ngân hàng này đang chuẩn bị cho một "cơn bão kinh tế".

So sánh cú sốc năng lượng hiện nay với quá khứ

Chúng ta hoàn toàn có thể so sánh những gì đang diễn ra với 2 cú sốc năng lượng nổi tiếng nhất lịch sử: Cuộc chiến Ả rập – Israel năm 1973 (khi các nước xuất khẩu dầu ở Trung Đông từ chối bán cho các nước ủng hộ Israel) và cuộc cách mạng ở Iran 6 năm sau đó khiến 7% nguồn cung dầu thô toàn cầu bị gián đoạn.

Tuy nhiên, có những khác biệt. Tăng trưởng kinh tế hiện nay không gắn chặt với dầu mỏ như những năm 1970. Cải tiến công nghệ giúp sản phẩm được tạo ra với ít năng lượng hơn so với vài thập kỷ trước. Dầu đá phiến cũng đã đưa Mỹ trở thành nhà sản xuất dầu và khí đốt lớn nhất thế giới, tạo điều kiện cho nước Mỹ tiến gần hơn tới độc lập năng lượng mà nước này đã theo đuổi sau cú sốc xăng dầu những năm 1970.

Dẫu vậy, khủng hoảng vẫn là lời nhắc nhở với thế giới rằng nhân loại vẫn phụ thuộc chủ yếu vào nhiên liệu hóa thạch. Ngay cả khi năng lượng xanh được chú trọng, con người vẫn chưa thể thoát khỏi tình trạng này trong nhiều thập kỷ tiếp theo.

Tham khảo: Bloomberg

https://cafef.vn/day-la-cach-cu-soc-nang-luong-dang-tan-pha-kinh-te-toan-cau-20220613153654882.chn

Tin mới

[Trên Ghế 16] Người sắp lập gia đình, đã có gia đình, tài chính 500-700 triệu nên mua xe gì?
3 giờ trước
Theo chuyên gia Đoàn Anh Dũng, việc lựa chọn xe cho từng đối tượng khách hàng phụ thuộc vào điều kiện tài chính và nhu cầu sử dụng của mỗi người, sau đó đến các yếu tố về thương hiệu và động cơ.
Đại chiến phá giá không thấy đáy giữa các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan: Hậu quả khôn lường
4 giờ trước
Việc phá giá bất chấp hậu quả của các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan đang gây ra nhiều hậu quả tai hại cho chính quốc gia này và buộc Đại sứ quán Trung Quốc tại Thái Lan phải lên tiếng.
Yamaha ra mắt xe ga mới siêu tiết kiệm xăng, màu tím cực cá tính, cốp rộng hơn Honda Lead
5 giờ trước
Yamaha tiếp tục khẳng định vị thế của mình trong phân khúc xe ga đô thị với phiên bản mới vừa được trình làng.
Ông nông dân trồng "loài cây quen thuộc" thu lãi nhẹ nhàng 2 tỷ đồng/năm
5 giờ trước
Trồng "loài cây quen thuộc" mỗi năm thu lãi hơn 2 tỷ đồng, ông nông dân Nguyễn Huỳnh Thanh ở Tân Định, Bình Dương đã tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động ở địa phương với thu nhập bình quân 10 triệu đồng/người/tháng.
Giá USD hôm nay 20/9: Bất ngờ tăng tỷ giá "chợ đen" lấy lại mốc 25.000 đồng
6 giờ trước
Giá USD hôm nay 20/9: Trong nước, tỷ giá "chợ đen" bất ngờ tăng 65 đồng ở cả 2 chiều so với cùng thời điểm ngày hôm qua, lên mức 24.965 - 25.065 VND/USD. Trái lại, tỷ giá USD/VND niêm yết tại các ngân hàng thương mại lại đồng loạt giảm.

Tin cùng chuyên mục

Giá USD hôm nay 19/9: Tỷ giá "chợ đen" lao dốc, bán ra dưới 25.000 đồng
1 ngày trước
Giá USD hôm nay 19/9: Trong nước, tỷ giá USD/VND niêm yết tại thị trường tự do bất ngờ "rơi" 50 đồng ở cả 2 chiều khiến chiều bán chính thức về dưới mốc 25.000 đồng. Hiện thị trường này đang niêm yết ở mức 24.850 - 24.950 VND/USD.
6 phút “chạm” may mắn trên điện thoại với Bingo18
2 ngày trước
“Vừa sáng mua vé dự thưởng, chỉ 6 phút sau đã biết mình trúng thưởng rồi thấy tiền về ngay, tinh thần của tôi rất phấn khởi”, chị Ngọc Bích - một người chơi xổ số Bingo18 chia sẻ.
Giá USD hôm nay 18/9: Tỷ giá "chợ đen" giảm, ngân hàng phục hồi
2 ngày trước
Giá USD hôm nay 18/9: Trong nước, tỷ giá USD/VND trên thị trường tự do giảm 30 đồng ở cả 2 chiều, xuống mức 24.900 - 25.000 VND/USD. Ngược lại, tại các ngân hàng thương mại, tỷ giá niêm yết bắt đầu hồi phục khi đồng loạt tăng từ 50 đồng đến hơn 80 đồng so với ngày hôm qua.
Khủng hoảng Volkswagen: Nếu đóng cửa nhà máy sẽ khiến cả 1 thị trấn điêu đứng, 60.000 cư dân lo mất kế sinh nhai, chính Bộ trưởng phải vào cuộc
2 ngày trước
“Sẽ không có Wolfsburg nếu thiếu Volkswagen”, một nhân viên Volkswagen nói.