Đây là cách Trung Quốc tàn phá ngành công nghiệp rượu vang trị giá hàng tỷ USD của Australia

17/02/2021 19:31
Mất gần một thập kỷ để xây dựng đế chế kinh doanh của mình ở Trung Quốc nhưng nhà sản xuất rượu vang Jarrad White của Australia đã mất tất cả chỉ trong vài tháng.

Trớ trêu thay, tai họa xảy ra với Jarrad White không phải vì chất lượng vườn nho của họ ở McLaren Vale, một trong những vùng trồng nho hàng đầu của Australia. Thay vào đó, đây là hậu quả của những tháng căng thẳng trong mối quan hệ giữa Australia và Trung Quốc, vốn chưa có gì cho thấy sẽ ngừng tệ hơn.

Vài năm qua, White sống ở Thượng Hải, thiết lập mạng lưới các nhà phân phối rượu vang thương hiệu Jarressa Estate của mình cho thị trường Trung Quốc, nơi đang bùng nổ nhu cầu với rượu ngoại bởi tầng lớp trung lưu đang gia tăng nhanh chóng. Vào giữa năm 2020, hơn 96% rượu vang của Jaressa Estate được bán cho người tiêu dùng Trung Quốc với 7 triệu chai/năm.

Tuy nhiên, tai họa xảy tới vào tháng 11 khi Bắc Kinh tuyên bố áp thuế lên rượu vang Úc như một phần của "cuộc điều tra chống bán phá giá" nhằm tìm hiểu xem chúng có đang được bán ở Trung Quốc với giá "quá rẻ" hay không. Chính phủ Trung Quốc cho biết cuộc điều tra được thúc đẩy bởi lời phàn nàn từ các nhà sản xuất rượu Trung Quốc.

Đây là cách Trung Quốc tàn phá ngành công nghiệp rượu vang trị giá hàng tỷ USD của Australia - Ảnh 1.

White cho biết ông không bán được một chai nào kể từ thời điểm đó. Hàng trăm nghìn chai rượu Jaressa Estate đang chất đống trên kệ trong các nhà kho ở Adelaide, thủ phủ bang South Australia để chờ thuế quan được dỡ bỏ.

"Điều này khiến chúng tôi thiệt hại nghiêm trong. Chúng tôi có nhiều hóa đơn phải thanh toán trong khi mọi đơn đặt hàng đều đã phải thay đổi. Nó đẩy chúng tôi vào một tình thế tiến thoái lưỡng nan", White chia sẻ.

Tuy nhiên, câu chuyện của ông không phải cá biệt. Có hàng trăm nhà sản xuất rượu vang Australia đã đặt cược mạnh tay vào sự bùng nổ rượu vang ở Trung Quốc. Tất cả họ đều đang phải đối mặt với một tương lai không chắc chắn. Giá trị xuất khẩu rượu vang Australia sang Trung Quốc đã giảm gần như bằng 0 trong tháng 12, kéo tổng giá trị xuất khẩu rượu của năm 2020 giảm xuống 14% còn khoảng 790 triệu USD.

Trung Quốc nói rằng họ duy trì các biện pháp cần thiết để ngăn chặn việc nhập khẩu rượu vang giá rẻ làm tổn hại thị trường nội địa. Tuy nhiên, ngành công nghiệp rượu vang của Australia tin rằng nó có liên quan nhiều hơn đến căng thẳng ngày càng trầm trọng giữa 2 nước. Không chỉ rượu vang, khi mối quan hệ giữa Canberra và Bắc Kinh xấu đi, nhiều mặt hàng xuất khẩu của Australia, bao gồm thịt bò và gỗ, bắt đầu gặp trở ngại khi thâm nhập thị trường Trung Quốc. Và mọi thứ sẽ chưa sớm được cải thiện.

Sự bùng nổ rượu vang

Australia là nhà sản xuất rượu vang lớn thứ 5 thế giới và là quê hương của một số vùng trồng nho nguyên liệu nổi tiếng nhất thế giới, chẳng hạn như Thung lũng Barossa ở South Australia hay Thung lũng Hunter ở New South Wales. Theo Wine Australia, ngành công nghiệp rượu vang đóng góp tới 35 tỷ USD cho nền kinh tế nước này mỗi năm.

Trước tháng 11, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu rượu vang lớn nhất của Australia. Trong năm 2019, hơn 1/3 lượng rượu vang mà Úc xuất khẩu là đến Trung Quốc. Nền kinh tế thứ 2 thế giới đã mua 840 triệu USD rượu từ các vườn nho Australia. Theo đó, lượng rượu mà Australia bán cho Trung Quốc nhiều hơn tổng lượng rượu họ bán cho Mỹ, Anh và Canada cộng lại.

Đây là cách Trung Quốc tàn phá ngành công nghiệp rượu vang trị giá hàng tỷ USD của Australia - Ảnh 2.

Alister Purbrick, lãnh đạo một công ty sản xuất rượu vang gia truyền, cho biết, các nhà sản xuất nước này đã mất nhiều năm để xây dựng đế chế kinh doanh của mình ở Trung Quốc. Tuy nhiên, nó chỉ thực sự bùng nổ sau khi 2 nước ký Hiệp định Thương mại Tự do vào năm 2015, trong đó loại bỏ thuế quan 14% đánh vào rượu vang Australia.

Việc dỡ bỏ thuế quan đã làm tăng thêm một ngành công nghiệp đang phát triển ở Australia. Từ năm 2008 đến 2018, xuất khẩu rượu vang của Úc sang Trung Quốc đã tăng từ 73 triệu USD lên hơn 1 tỷ USD.

Tuy nhiên, nhu cầu với rượu vang ở Trung Quốc không chỉ giới hạn trong các nhà cung cấp Úc. Pháp vẫn là nước xuất khẩu rượu vang hàng đầu sang Trung Quốc. Úc đứng thứ 2 trong khi Chile đứng ngay phía sau. Đối với rượu vang Úc, người tiêu dùng Trung Quốc ưa chuộng nhất là vang đỏ dù gần đây, họ đã chuyển một phần sự quan tâm sang vang sủi và vang trắng.

Trong khi đó, Zheng Li, chủ một công ty kinh doanh rượu ở Hàng Châu, cho biết, ông nghĩ rượu vang Australia đã thành công ở Trung Quốc vì theo quan điểm của ông, nó ngon hơn rượu vang được sản xuất ở những nơi khác và rẻ hơn nhờ hiệp định thương mại giữa hai quốc gia. Li cũng cho biết thêm nồng độ cồn cao hơn cũng khiến vang Úc trở nên hấp dẫn hơn.

Một lợi ích khác mà người tiêu dùng Trung Quốc nhận thấy là hệ thống ghi nhãn trên các chai rượu của Australia dễ hiểu hơn so với nhãn trên các loại rượu khác của châu Âu. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi thế, sự bùng nổ rượu vang Úc ở Trung Quốc còn là kết quả của nhiều năm nỗ lực, nhằm vào giới trung lưu ngày càng tăng của nước này bằng những chiến dịch quảng cáo sâu rộng.

Khó khăn chồng chất

Ngay cả trước khi bị áp thuế, ngành công nghiệp rượu vang của Australia cũng đã có 1 năm khó khăn. Theo Purdick, một loạt các sự kiện thời tiết khủng khiếp đã làm ảnh hưởng tới 40% sản lượng trong nửa đầu năm 2020. Mưa đá, hạn hán và thảm họa cháy rừng gây ra khói bụi trong đúng vụ thu hoạch của các vườn nho đã để lại những hậu quả nặng nề.

Đây là cách Trung Quốc tàn phá ngành công nghiệp rượu vang trị giá hàng tỷ USD của Australia - Ảnh 3.

Trong khi đó, đại dịch Covid-19 đã dẫn đến các đơn hàng ở Trung Quốc sụt giảm. Suy giảm kinh tế khiến điều tương tự xảy ra ở các quốc gia khác. Quan hệ xấu đi giữa 2 nước khiến mọi đen đủi tăng lên theo cấp số nhân. Bắt đầu hồi tháng 4/2020 liên quan đến nguồn gốc đại dịch Covid-19, hàng loạt các biện pháp trừng phạt đã được Trung Quốc thực thi nhằm vào hàng nhập khẩu của Australia, trong đó có rượu vang.

Những nỗ lực mà các doanh nghiệp rượu vang Australia đã xây dựng suốt nhiều năm đã "đổ sông đổ bể". Tình trạng tồn kho xảy ra ở hầu hết các nhà sản xuất rượu. Trung Quốc cũng nhiều lần chỉ trích Australia là nguyên nhân khiến mối quan hệ giữa 2 nước xấu đi, điều mà các nhà sản xuất rượu vang nước này lý giải cho tai họa mà họ đang gánh chịu.

Tin mới

Nếu về Việt Nam, đây có thể là "kẻ soán ngôi" Honda Vision: Thiết kế siêu xịn, trang bị vượt trội
17 giờ trước
Không chỉ có thiết kế cực đẹp mẫu xe ga này còn sở hữu nhiều trang bị vượt trội so với Honda Vision.
Ứng dụng giúp việc nhà "hốt" bạc
17 giờ trước
Dịch vụ gọi giúp việc nhà qua ứng dụng (app) ngày càng được ưa chuộng khi người dùng bận rộn và chịu nhiều áp lực với công việc hơn.
Xuất khẩu nông sản dự kiến đạt kỷ lục 62 tỷ USD
18 giờ trước
Trong 10 tháng đầu năm, xuất khẩu nông sản Việt Nam đạt hơn 51,7 tỷ USD, tăng hơn 20% so cùng kỳ. Với đà này, dự kiến xuất khẩu nông sản sẽ đạt kỷ lục 62 tỷ USD trong năm nay.
Giá xăng dầu hôm nay 25/11: Bật tăng đồng loạt phiên đầu tuần
19 giờ trước
Giá xăng dầu hôm nay 25/11: Thị trường dầu thô thế giới mở phiên đầu tuần mới tăng giá đồng loạt với mức tăng từ 0,2% theo ngày.
Giá vé máy bay Tết cao ngất, nhiều gia đình thuê xe tự lái về quê
19 giờ trước
Do giá vé máy bay Tết cao ngất ngưởng, nhiều gia đình lựa chọn phương án thuê xe tự lái để về quê, chủ động đi lại và tiết giảm chi phí.

Tin cùng chuyên mục

App gọi xe nhỏ chật vật tìm đường sống
1 ngày trước
Dù nỗ lực bám trụ thị trường nhưng các ứng dụng gọi xe nhỏ lẻ vẫn khó có cơ hội bứt phá
Xe Trung Quốc ở Việt Nam lúc này: Dè dặt xe điện, chuyển hướng bán hybrid, xe xăng
2 ngày trước
Trước hàng loạt thách thức ở thị trường Việt Nam, xe điện Trung Quốc dường như đã không bùng nổ như kỳ vọng, thậm chí có xu hướng "dè dặt" hơn trong việc ra mắt. Thay vào đó, các hãng lại tỏ ra ưu ái xe đốt trong hơn khi đã và sắp ra những mẫu mới sử dụng động cơ xăng hoặc hybrid.
Giá USD hôm nay 23/11: Tăng không ngừng, tỷ giá "chợ đen" đảo chiều giảm
2 ngày trước
Giá USD hôm nay 23/11 trên thế giới tăng không ngừng, có thời điểm chạm mức 108. Trong nước, giá USD ngân hàng bán ra cộng thêm 5 đồng, trong khi tỷ giá "chợ đen" diễn biến lạ.
Bán 60.000 iPhone thu 2.000 tỷ đồng trong hơn 1 tháng, điều gì giúp TopZone 'on top' thị trường?
2 ngày trước
TopZone tiếp tục khẳng định vị thế nhà bán lẻ ủy quyền cao cấp nhất của Apple với doanh thu chuỗi chương trình mở bán iPhone 16 nhanh chóng đạt 2.000 tỷ đồng, phản ánh hiệu quả của chiến lược chú trọng vào trải nghiệm khách hàng của thương hiệu.