Đây là động lực lớn nhất giúp kinh tế Trung Quốc hồi phục sau dịch nhưng đã bị biến chủng Delta "quật ngã" trong tháng 8

31/08/2021 18:03
Theo khảo sát nhà quản trị mua hàng (PMI), lĩnh vực dịch vụ có tháng suy giảm đầu tiên kể từ tháng 2/2020 do người tiêu dùng giảm chi tiêu và đi lại vì các biện pháp phòng chống dịch.

Biến chủng Delta đã giáng 1 đòn khá mạnh lên kinh tế Trung Quốc trong tháng 8. Các chỉ số mới bổ sung thêm những dấu hiệu cho thấy đà tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới bị chậm lại trong nửa cuối năm và làm dấy lên những đồn đoán rằng NHTW sẽ bổ sung thêm các biện pháp hỗ trợ.

Theo khảo sát nhà quản trị mua hàng (PMI), lĩnh vực dịch vụ có tháng suy giảm đầu tiên kể từ tháng 2/2020 do người tiêu dùng giảm chi tiêu và đi lại vì các biện pháp phòng chống dịch. Trong khi đó lĩnh vực sản xuất cũng giảm nhẹ từ 50,4 xuống còn 50,1 điểm trong tháng 7, một phần do chuỗi cung ứng bị gián đoạn.

Ngoài nguyên nhân khách quan là xuất hiện một vài ổ dịch mới, nội lực kinh tế Trung Quốc cũng đang xuất hiện những dấu hiệu không ổn gồm lực cầu nội địa suy yếu và nhiều ngành bị ảnh hưởng từ chiến dịch siết chặt quản lý mà Chính phủ nước này đang ráo riết thực hiện.

NHTW Trung Quốc đã phát tín hiệu có thể tung ra một số biện pháp hỗ trợ có mục tiêu cụ thể, ví dụ như hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc cho một số ngân hàng. Về phía Chính phủ cam kết đẩy mạnh chi tiêu tài khóa trong nửa cuối năm để hỗ trợ tăng trưởng.

"Ngành dịch vụ đã bị sốc trước biến chủng Delta, khiến chặng đường hồi phục kinh tế trở nên gập ghềnh hơn", Raymond Yeung – chuyên gia kinh tế trưởng tại ngân hàng ANZ – nhận định. "Rõ ràng là nền kinh tế vẫn cần hỗ trợ, có thể là 1 đợt cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc nữa trước khi năm 2021 kết thúc, sớm nhất là vào tháng 10".

Các dữ liệu tần số cao mà Bloomberg theo dõi cũng cho thấy đà hồi phục đang trở nên yếu ớt hơn. Một số chuyên gia kinh tế đã hạ dự báo về tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc năm 2021, mặc dù các con số đưa ra vẫn cao hơn mức mục tiêu 6% của Chính phủ.

Trong khoảng 1 tháng, Trung Quốc đã quay trở lại áp dụng các biện pháp chống dịch mạnh mẽ nhất gồm hạn chế đi lại, xét nghiệm trên diện rộng và cách ly nghiêm ngặt để kiểm soát được làn sóng dịch bệnh mới nhất. Biến chủng Delta vừa khiến Trung Quốc trải qua đợt bùng dịch rộng nhất kể từ đầu năm 2020. Trong bối cảnh đó, niềm tin của các doanh nghiệp nhỏ suy giảm mạnh và người tiêu dùng ngay lập tức cắt giảm chi tiêu. Sự kiện cảng Ninh Ba Chu Sơn đóng cửa một phần cũng khiến hoạt động thương mại bị gián đoạn.

Theo Liu Peiqian, chuyên gia của Natwest Markets (Singapore), các dữ liệu mới càng khẳng định ngành dịch vụ phải chịu cú sốc nặng nề và đột ngột như thế nào từ các biện pháp kiểm soát dịch bệnh. Mặc dù vẫn còn dư địa để chỉ số PMI dịch vụ hồi phục trong những tháng tới vì Trung Quốc đã kiểm soát được dịch, bất kỳ đợt bùng phát nào cũng sẽ tiếp tục đè nặng lên ngành này.

Đối với lĩnh vực sản xuất, chỉ số phụ đo lường lượng đơn hàng mới lần đầu tiên kể từ tháng 2/2020 giảm xuống dưới mức 50 điểm – ngưỡng thể hiện sự suy giảm.

Hoạt động xuất khẩu bị ảnh hưởng nặng nề bất chấp một số người mua ở nước ngoài đã đặt hàng cho dịp Giáng sinh sớm hơn nhiều so với các năm trước. Các nhà xuất khẩu gặp phải vô vàn khó khăn từ đầu năm đến nay, từ tình trạng thiếu container đến cước phí vận chuyển tăng vọt.

Ở các nước châu Á khác, lĩnh vực sản xuất cũng đang chịu nhiều áp lực do biến chủng Delta đè nặng lên đà hồi phục của kinh tế toàn cầu. Ví dụ sản lượng công nghiệp tháng 7 của Nhật Bản giảm 1,5% so với tháng trước.

Tham khảo Bloomberg

Tin mới

Mẫu SUV nhận hơn 3.000 đơn/ngày: Thiết kế thể thao, hỗ trợ lái thông minh, giá quy đổi gần 400 triệu
3 giờ trước
Với hàng loạt công nghệ đỉnh cao được "bình dân hóa", mẫu xe được kỳ vọng sẽ tạo nên cơn sốt trong phân khúc xe gầm cao giá rẻ và định hình lại cuộc chơi trên thị trường xe điện.
Việt Nam có loại cây trà quý hiếm: "Thần dược" ra sao mà người Trung Quốc lùng mua cả cây, hoa, lá?
3 giờ trước
Đây là một loại cây đã có lâu đời ở Việt Nam, có tác dụng phòng hộ rừng. Thời gian gần đây, tác dụng của loại cây này mới được biết đến và được “săn lùng”.
Super Cub Lite liệu có thể 'gây sốt' tại thị trường Việt Nam khi Honda chính thức khai tử xe 50cc từ tháng 5/2025?
2 giờ trước
Hiện tại, Honda vẫn chưa công bố giá bán, công suất động cơ hay ngày ra mắt chính thức của Super Cub Lite. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia dự đoán mẫu xe này sẽ là sự thay thế hợp lý cho dòng xe 50cc, không chỉ tại Nhật Bản mà còn có thể mở rộng ra thị trường toàn cầu.
Mỏ vàng Trung Quốc vừa phát hiện có thể lớn nhất thế giới
22 phút trước
Việc phát hiện ra 2 mỏ vàng lớn có thể giúp Trung Quốc duy trì tốc độ sản xuất vàng và ngăn chặn sự suy giảm sản lượng.
Hai nhà sản xuất ô tô lớn bậc nhất Trung Quốc đang thảo luận sáp nhập
4 phút trước
Kế hoạch sáp nhập cho thấy mong muốn hợp nhất đáng kể của thị trường ô tô Trung Quốc - thị trường lớn nhất thế giới.

Tin cùng chuyên mục

Thế giới sắp đổ 40.000 tỷ USD để "đãi mỏ vàng" khổng lồ mới: Việt Nam không ngoại lệ!
18 giờ trước
Lĩnh vực này đang dần vượt lên khỏi vai trò là một xu hướng, trở thành lộ trình tất yếu của nhiều nước trên thế giới.
Đang có 96 máy bay, Vietnam Airlines muốn mua thêm 50 chiếc
1 ngày trước
Vietnam Airlines, hãng hàng không quốc gia Việt Nam, đang lên kế hoạch đầu tư lớn để mở rộng đội bay, với dự án mua thêm 50 tàu bay thân hẹp trị giá khoảng 92.800 tỷ đồng.
Giá heo hơi giảm sốc, doanh nghiệp ngỡ ngàng
2 ngày trước
Giá heo hơi giảm sốc gây nhiều khó hiểu cho cả người trong ngành và người tiêu dùng phải ăn thịt heo đông lạnh nhiều hơn.
Sẽ giảm mạnh thuế nhập khẩu ô tô
3 ngày trước
Hàng loạt mẫu ô tô nhập khẩu dự kiến sẽ giảm giá đáng kể sau khi thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi giảm mạnh đến 50%