Thời khắc đội tuyển quốc gia Việt Nam giành ngôi vô địch AFF Cup 2018, một lẽ tự nhiên, làn sóng yêu nước sẵn có trong trái tim người hâm mộ Việt được thổi bùng lên. Khi những hình ảnh cầu thủ Việt Nam chiến thắng chạm tới trái tim của hàng triệu người hâm mộ, nhiều nhãn hàng cũng "tranh thủ" đưa yếu tố lòng tự hào dân tộc vào trong quảng cáo của mình.
Trong trận chung kết AFF Cup 2018, mặc dù nhà đài đã tăng giá quảng cáo lên mức kỷ lục, 950 triệu đồng/30s quảng cáo, vẫn có tới 60 lượt quảng cáo trước và giữa hai hiệp đấu của đội tuyển Việt Nam và tuyển Malaysia.
Hiệu quả của quảng cáo này đến đâu khi mức giá quảng cáo được ví von là tương đương với "một căn hộ"?
Trong lịch sử quảng cáo giữa các trận bóng đá có đội tuyển Việt Nam tham dự, nhãn hàng được nhắc tới như một case thành công nhất là Nutifood - đơn vị được một người trong ngành tiết lộ đã tăng doanh số lên 200%, từ 3.000 tỷ đồng lên 6.000 tỷ đồng nhờ một video đúng thời điểm.
Đây là lý do gần 60 dn chịu chi 1 tỷ đổi lấy 30s quảng cáo aff cup 2018- một hãng sữa tầm tầm của việt nam đã tăng doanh số 200%
Thời khắc đội tuyển U19 Việt Nam lần đầu tiên giành tấm vé vào FIFA U20 World Cup, cũng như trận chung kết AFF Cup vừa qua, rất nhiều nhãn hàng đưa yếu tố lòng tự hào dân tộc rất cao vào quảng cáo, "nhưng không ăn thua", ông Phạm Lê Thái - nguyên Giám đốc Marketing Vinamilk - kể.
Một quảng cáo đúng lúc, đúng chỗ, có chỉnh sửa lại thêm nhiều hình ảnh của quốc gia Việt Nam, khơi dậy lòng tự hào dân tộc
"Trong khi đó, có 1 nhãn hàng - nhãn hàng này là đối thủ của công ty cũ của tôi - Nutifood - đã tận dụng cơ hội này rất tuyệt vời. Họ đã đưa doanh số Nutifood từ 3.000 tỷ đồng tăng 6.000 tỷ đồng chỉ bằng một quảng cáo này", ông Thái chia sẻ tại sự kiện Hội nghị cấp cao các Giám đốc Sales và Marketing (CSMOSummit) 2018.
Video quảng cáo Growplus của Nutifood gắn liền 2 định vị - Thương hiệu sữa dành cho trẻ suy dinh dưỡng và thấp còi bán chạy số 1 Việt Nam, và hình ảnh đại sứ thương hiệu là các cầu thủ Công Phượng, Văn Toàn, Đông Triều cùng đội bóng Hoàng Anh Gia Lai - những tấm gương cho khát vọng, nghị lực vươn lên.
"Sản phẩm này đúng là bán chạy nhất Việt Nam trong phân khúc dinh dưỡng dành cho trẻ thấp còi với thị phần trên 38%", ông Phạm Lê Thái - nguyên Giám đốc Marketing Vinamilk - cho biết.
Trước đó, Nutifood đã gây shock khi là hãng sữa Việt đầu tiên sử dụng hình ảnh các cầu thủ bóng đá để quảng cáo trong khi sản phẩm sữa trước giờ được mặc định là dành cho trẻ em.
Vinamilk đã không bỏ qua bài học ấy.
Khi gã khổng lồ "học lỏm"
Vinamilk đã học được bài học từ đối thủ ngay trong trận chiến thắng của U23 Việt Nam giữa sân bóng tuyết ở Trường Châu. Ảnh: Zing.
"Khi hình ảnh U23 chiến thắng ở Trường Châu, chúng tôi học được bài học đó của Nutifood", nguyên Giám đốc Marketing của Vinamilk kể lại. Ông cũng nhấn mạnh chia sẻ này mang quan điểm cá nhân vì hiện ông đã rời Vinamilk.
Và giữa trận chung kết đó, khi tinh thần tự hào dân tộc ở SVĐ Mỹ Đình, trên đường đi bộ Nguyễn Huệ, khi tất cả mọi người đang lắng nghe bình luận viên và nghỉ 2 hiệp giữa giờ thì Vinamilk lên sóng quảng cáo này.
Quảng cáo Vươn cao Việt Nam của Vinamilk đánh vào lòng tự hào dân tộc. Quảng cáo này đã được cắt gọt còn 60s cho lần phát sóng trong trận chung kết AFF Cup 2018.
"Một quảng cáo đúng lúc, đúng chỗ, có chỉnh sửa lại thêm nhiều hình ảnh của quốc gia Việt Nam, khơi dậy lòng tự hào dân tộc. Lúc đó, người ta quên đi tất cả các thương hiệu khác và người ta uống bởi trái tim mách bảo. Đó mới chính là marketing giỏi phải kiếm được tiền, chứ không phải marketing giỏi là đi liền với promotion", ông Thái đúc kết.
Bài học kinh nghiệm ấy mới đây lại được Vinamilk "vận dụng" lại với 60s quảng cáo trước trận đấu - trở thành nhãn hàng quảng cáo dài nhất trận chung kết AFF Cup 2018 nếu tính lượt quảng cáo đơn lẻ (các nhãn hàng khác quảng cáo phổ biến nhất ở quãng 30s).
Trong trận chung kết AFF Cup 2018 lượt về vừa qua, tổng cộng có 60 lượt quảng cáo, phổ biến nhất là các sản phẩm bia, cà phê, nước tăng lực, sơn, tivi…