Đây là nỗi khổ của toàn cầu hóa xảy ra ở một số nước giàu

09/11/2017 10:26
Khi các quốc gia có lao động giá rẻ bắt đầu giao dịch với các nước giàu thì khoảng cách tiền lương của công nhân ở các nước cũng thu hẹp lại. Trong khi công nhân ở nước nghèo trở nên giàu hơn thì công nhân ở nước phát triển lại nghèo đi.

Trước thảm họa, Scranton, thành phố thuộc bang Pennylsivia của Mỹ, đã có một thế kỷ nghèo đói. Năm 1902, công ty thép Lackawanna rời miền đông bắc Pennsylvania đi tìm kiếm khu vực giao thông thuận lợi và lao động giá rẻ. Pennsylvania có đủ than đá để phát triển những ngành công nghiệp mới. Tuy nhiên, hậu thế chiến thứ hai thì nhu cầu than đá giảm sút.

Sau đó, vào năm 1959, công nhân mỏ tại đây đào vỡ lòng sông Susquehanna, dòng sông chảy vào các mỏ than bên dưới như nước trong bồn xoáy xuống lỗ thoát nước. Vậy là vùng mỏ không bao giờ phục hồi trở lại.

Đây là nỗi khổ của toàn cầu hóa xảy ra ở một số nước giàu - Ảnh 1.

Vùng mỏ ở đông bắc Pennsylvania (Ảnh: Pocono Secrets)


Đây là nỗi khổ của toàn cầu hóa xảy ra ở một số nước giàu - Ảnh 2.

Thiệt hại quá rõ ràng. Thung lũng mà sông Susquehanna chảy qua bao quanh những nhà xưởng đóng cửa. Thành phố Scranton gần như phá sản vào năm 2012. Và dù gần một thế kỷ đã trôi qua kể từ thảm họa kinh tế đó, hơn nửa triệu người vẫn ở lại nơi này. Câu chuyện Scranton tương tự câu chuyện của những khu vực một thời huy hoàng tại các nước công nghiệp - những khu vực không tìm ra con đường phát triển trong nền kinh tế số hóa, toàn cầu hóa.

Các chính trị gia luôn cố gắng cải thiện tình hình. Trong thập kỷ vừa qua, chính quyền bang và chính quyền địa phương chi hàng triệu đô la cho cơ sở hạ tầng và các dự án tái đầu tư ở Scranton. Ước tính Pennsylvania đã chi hơn 6 triệu đô la từ 2007 đến 2016 để trợ cấp cho các doanh nghiệp, số tiền này nhiều hơn bất cứ bang nào khác, giúp bù đắp phần nào cho miền đông bắc đang trong cơn suy nhược.

Tuy nhiên, chỉ ném tiền vào là chưa đủ. Để cải thiện những vùng kém phát triển bị bỏ lại phía sau, các nhà làm chính sách cần nhiều quyết tâm và đồng thuận mạnh mẽ hơn với các giải pháp.

Đây là nỗi khổ của toàn cầu hóa xảy ra ở một số nước giàu - Ảnh 3.

Bất bình đẳng vùng miền là khó tránh khỏi, do cơ chế của toàn cầu hóa. Thực tế, phản đối toàn cầu hóa là một trong những lý do khiến cử tri ở Đông Bắc Pennsylvania quay sang ủng hộ Donald Trump một cách mạnh mẽ vào năm 2016, giúp ông trở thành tổng thống Mỹ. Tinh thần ấy cũng sôi sục tại những nơi đang nổi giận của nước Anh, như Teesside, khu vực này bỏ phiếu cho Brexit hay như vùng kinh tế khó khăn phía nam nước Pháp ủng hộ bà Marine le Pen của đảng Mặt trận dân tộc Pháp.

Nhưng ngay cả khi toàn cầu hóa chấm dứt thì các vùng bị bỏ lại cũng sẽ không phát triển một cách nhiệm màu.

Đây là nỗi khổ của toàn cầu hóa xảy ra ở một số nước giàu - Ảnh 4.

Người dân bỏ phiếu cho Anh rời EU (Ảnh: Independent UK)

Đây là nỗi khổ của toàn cầu hóa xảy ra ở một số nước giàu - Ảnh 5.

Các nhà kinh tế từng cho rằng, bất bình đẳng giữa các vùng và giữa các quốc gia sẽ biến mất theo thời gian. Những nơi giàu có sở hữu nhiều tiền nhưng ít cơ hội đầu tư. Do đó, họ sẽ đổ tiền vào những vùng nghèo có nhiều tiềm năng chưa được khai thác, và tri thức công nghệ sẽ lan tỏa giữa các nền kinh tế. Thế kỷ 20 đã chứng minh cho lý thuyết này.

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, các nước công nghiệp lạc hậu có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn các quốc gia giàu có. Năm 1950, GDP bình quân đầu người ở Italy chỉ bằng 33% GDP trên đầu người tại Mỹ, đến năm 1973 thì con số này là 62%. Từ năm 1880 đến năm 1980, thu nhập cá nhân thực tế ở Florida so với Connecticut tăng từ 33% lên 82%. Xu hướng tương tự cũng diễn ra khắp các quận ở Nhật và các vùng của châu Âu.

Thập niên 90, bất bình đẳng giữa các vùng trong các nước phát triển nới rộng ra. Các nước nghèo bắt đầu thu hẹp khoảng cách với các nước giàu có hơn. Khi các quốc gia có lao động giá rẻ bắt đầu giao dịch với các nước giàu thì khoảng cách tiền lương của công nhân ở các nước cũng thu hẹp lại. Trong khi công nhân ở nước nghèo trở nên giàu hơn thì công nhân ở nước phát triển lại nghèo đi.

Đây là nỗi khổ của toàn cầu hóa xảy ra ở một số nước giàu - Ảnh 6.

Các hãng, đặc biệt là công ty sản xuất, thường hoạt động tốt hơn khi ở gần nhau. Một công ty sản xuất máy công nghiệp tiết kiệm được chi phí khi đặt gần nhà cung cấp vật liệu thô và bộ phận lắp ráp. Một cụm sản xuất như vậy sẽ thu hút công nhân. Khi có nhiều doanh nghiệp và công nhân thì những ý tưởng mới sẽ sinh sôi và lan tỏa.

Quy trình tương tự cũng đúng với các ngành khác. Các định chế tài chính hoạt động tốt ở New York, vì tại đó có nhiều ngân hàng cấp vốn cho họ, đông đảo khách hàng sử dụng dịch vụ cũng như tập hợp các chuyên gia tài năng. Các công ty khởi nghiệp khó có thể tiếp cận vốn, khách hàng và những ý tưởng mới ở nơi nào khác thung lũng Silicon.

Đây là nỗi khổ của toàn cầu hóa xảy ra ở một số nước giàu - Ảnh 7.

Quy mô các cụm doanh nghiệp phụ thuộc vào quy mô của nền kinh tế. Mở cửa với quốc tế khiến quy mô thay đổi. Các công ty có thể bán hàng cho khách nước ngoài. Các cụm doanh nghiệp năng suất nhất tận dụng được lợi thế sẵn có. Các định chế tài chính tại London vượt trội hơn ở Frankfurt; công ty Internet của California lấn át đối thủ ở Paris. Vì vậy, các doanh nghiệp ở những vùng ít thuận lợi hoặc là phải thay đổi cuộc chơi, trở nên chuyên môn hóa, rời đi nơi khác hoặc chịu thất bại.

Đây là nỗi khổ của toàn cầu hóa xảy ra ở một số nước giàu - Ảnh 8.

Thị trường rộng lớn và hội nhập cao cho phép sản xuất ở quy mô hiệu quả hơn và tăng sản lượng. Khách hàng tiếp cận sản phẩm và dịch vụ giá rẻ, chất lượng cao. Tuy nhiên, việc sản xuất trở nên tập trung tại một số vùng. Các thành phố với truyền thống công nghiệp lâu đời, phù hợp với mô hình kinh tế nhỏ bị chảy máu chất xám và mất việc làm.

Các công ty tham gia kinh doanh toàn cầu làm chủ tốt các công nghệ mới và phức tạp. Việc cạnh tranh với đối thủ dường như tiếp thêm động lực để các ông chủ học tập những công ty thành công khác. Nhưng thị trường nội địa lại là câu chuyện khác. Chuyển giao công nghệ từ những công ty hàng đầu đến các công ty lạc hậu hơn trong cùng một quốc gia đang chậm lại. Với thị trường địa phương kém năng động, các hãng nhỏ có vẻ vừa không sẵn sàng vừa không có khả năng tiếp nhận những công nghệ tốt nhất.

Chu Lan Anh
Hương Xuân
The Economist
Theo Trí Thức Trẻ8/11/2017

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
4 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
3 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
3 giờ trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
3 giờ trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
2 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Người hút xì gà sẽ phải trả thuế tối đa 100.000 đồng/điếu
10 giờ trước
Tại dự thảo sửa đổi Thuế tiêu thụ đặc biệt vừa được Chính phủ trình Quốc hội xem xét, lấy ý kiến trước khi thông qua, cơ quan soạn thảo đề xuất đánh thuế tuyệt đối ở mức rất cao đối với xì gà.
Tivi giảm giá sốc, nhiều mẫu chỉ còn dưới 3 triệu đồng/chiếc
15 giờ trước
Ngoài việc giảm giá lên đến 90%, nhiều mẫu tivi còn được tặng kèm quà hấp dẫn để thu hút người tiêu dùng.
Đại lý xả kho Wuling Mini EV 2023 còn 185 triệu đồng, chỉ nhỉnh một chút so với xe máy tay ga cao cấp
16 giờ trước
Mức giảm của Wuling Mini EV LV2 120 km sản xuất 2023 giống với giá ưu của những chiếc  Wuling Mini EV LV1 bản 120 km cuối cùng được bán tại các đại lý.
Hàng chục nghìn tấn ‘vàng trên cây’ từ Indonesia đổ bộ Việt Nam: Toàn cầu liên tục khan hiếm, nước ta nắm trùm với 60% sản lượng
16 giờ trước
Nguồn cung sụt giảm từ nước ta đang gây tác động lớn đến giá trên toàn thế giới.