Đây là thứ giúp dân miền Tây thoát ám ảnh khát cháy: Bẫy nước ngọt

19/03/2020 14:10
(Dân Việt) Hạn hán, mặn xâm nhập Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) ngày càng phức tạp, bất thường. Phần lớn các con sông, giếng, ngay cả nước máy cũng đều bị nhiễm mặn và lợ. Cây cối héo khô, mất mùa vì thiếu nước thì người dân nơi đây cũng đang điêu đứng trong cảnh thiếu nước ngọt sinh hoạt trầm trọng.

day la thu giup dan mien tay thoat am anh khat chay: bay nuoc ngot hinh anh 1

Cây lúa ở ĐBSCL chết thảm vì nước mặn xâm nhập. 

Lượng mưa sụt giảm, thiếu nước ngọt trầm trọng

Ngay từ giữa tháng 2/2020, ĐBSCL chứng kiến hạn hán và xâm nhập mặn ở mức báo động 1 trong vòng nhiều năm qua. Gây thiệt hại nặng nề trong đời sống sinh hoạt và canh tác của bà con nông dân.

Theo Bộ NNPTNT, tính đến 3/2020, tổng thiệt hại lúa vụ lên đến 32.000 héc ta, 80.000 hộ dân gặp khó khăn về nước sinh hoạt. Giá nước ngọt cho sinh hoạt và tưới tiêu tăng từ 8.000VND/m3 lên 200.000VND/m3. Một gia đình 4 người mỗi tháng phải chi ít nhất hơn 1 triệu đồng mua nước ngọt. Người dân các tỉnh Sóc Trăng, Cà Mau, Bến Tre, Bạc Liêu, An Giang chịu ảnh hưởng trực tiếp và nặng nề nhất”.

Mới đây, đại diện Văn phòng Thường trực Ủy ban sông Mê Kông Việt Nam cho biết: “Theo số liệu quan trắc, lượng mưa trên các vùng thuộc lưu vực sông Mê Kông, kể cả phần lưu vực thuộc Trung Quốc, vẫn đều bị sụt giảm mạnh so với trung bình nhiều năm, đặc biệt ở khu vực hạ nguồn lưu vực, bao gồm cả vùng ĐBSCL của Việt Nam”.

Cụ thể, vùng Vân Nam (Trung Quốc) giảm 72%, vùng Bắc Lào và Thái Lan giảm 82%, vùng Đông Bắc Thái Lan giảm 85%, vùng Trung Nam Lào và Tây Nguyên giảm 80%, vùng châu thổ ĐBSCL giảm 84% so với trung bình nhiều năm.

Các chuyên gia phân tích, tình trạng mưa giảm hẳn vào năm nay là do  lượng nước từ Trung Quốc xả về hạ du bị sụt giảm.Và,  mưa rất ít trên toàn bộ các vùng ở hạ lưu  sông Mê Kông. Chính vì vậy, các quốc gia thượng nguồn gia tăng khai thác sử dụng nước trên các sông nhánh, thậm chí cả trên dòng chính sông Mê Kông, dẫn đến dòng chảy về vùng ĐBSCL qua hai trạm thủy văn Tân Châu và Châu Đốc cũng bị sụt giảm. So với trung bình nhiều năm, tổng lượng dòng chảy về Tân Châu và Châu Đốc giảm 19%, và xấp xỉ với dòng chảy tháng 2/2016.

Do dòng chảy về ĐBSCL ít và chế độ triều bất lợi nên hiện tượng xâm nhập mặn vùng ven biển vẫn tương tự như mức độ xâm nhập mặn tháng 1/2020. Đường ranh mặn 4g/l vào sâu nhất trên ba nhánh sông lớn là sông Hậu (nhánh Cổ Chiên), sông Tiền (nhánh Hàm Luông) và sông Vàm Cỏ Tây đều vào sâu hơn so với trung bình nhiều năm từ 14 đến 24 km, và vào sâu hơn so với tháng 2/2016 từ 2 đến 6 km.

Cũng theo Văn phòng Thường trực Ủy ban sông Mê Kông Việt Nam, dự báo dòng chảy tại Tân Châu và Châu Đốc: “Dựa trên các kết quả dự báo mưa trên lưu vực sông Mê Kông, xu thế xả nước của các đập thủy điện Trung Quốc, tình hình sử dụng nước trên lưu vực và dự báo chế độ triều cho tháng 3/2020, tổng lượng dòng chảy tới vùng ĐBSCL của Việt Nam qua hai trạm thủy văn Tân Châu và Châu Đốc dự kiến sẽ bị sụt giảm tới 13% so với trung bình nhiều năm và thấp hơn tổng lượng dòng chảy tháng 2/2016 khoảng 5%”.

Giải pháp cho tình trạng thiếu nước ngọt

Đối với bà con ĐBSCL, mỗi mùa khô là mỗi lần ám ảnh. Tất cả các con sông của vùng bị mặn, nước máy cũng mặn chát. Đến tháng 3 - 4 là hầu hết không nhà nào còn nước ngọt. Một người dân chia sẻ: “Sông Mekong bị bức tử, cả một vùng châu thổ khát cháy, nước biển tràn vào 100%, thì còn ghê gớm hơn xưa gấp bội. Gần biển, cho nên các con giếng cũng mặn đắng, dù có điện lưới, có trạm bơm, cũng chẳng giải quyết được gì. Nước ngọt không có để uống, thì tắm rửa phải dùng đến nước mặn.”

day la thu giup dan mien tay thoat am anh khat chay: bay nuoc ngot hinh anh 2

Mô hình "bẫy nước ngọt" được kiến trúc sư Hà Nhật Tân giới thiệu. 

Trao đổi về vấn đề này, kiến trúc sư Hà Nhật Tân – người sinh ra và lớn lên ở miền Tây, ông hiểu rõ mùa khô và nước xâm mặn, có chia sẻ 2 cách giúp bà con nơi đây giải quyết phần nào tình trạng thiếu nước ngọt:

Ông khuyên người dân nếu không có nước ngọt, không nên uống nước lợ vì càng uống sẽ càng khát. Để giảm tối đa lượng nước uống, cần phải bổ sung đủ nước. Cách hay nhất là uống canh, hãy nấu một nồi canh lớn cho mỗi bữa. Ăn canh nhiều nhất có thể. Nếu ăn canh nhiều, có thể không cần phải uống thêm nước mà vẫn không khát.

Ngoài ra, có thể "bẫy hơi nước" (nước ngọt) bằng một chiếc hộp bằng kính chứa nước mặn. Sau đó phơi chiếc hộp này dưới nắng, hơi nước sẽ bốc lên. Mặt trên cùng của chiếc hộp kính nên làm nghiêng, dốc vào một cái máng. Hơi nước sẽ ngưng tụ trên bề mặt trên cùng và chảy vào cái máng này. Chỉ việc thu nước trong cái máng, sẽ được nước ngọt. Có khoảng chục lít nước cho 1m2 bề mặt/ngày. Với 2m2, sẽ thu được khoảng 20 lít nước mỗi ngày (ít thì 10 lít, ngày nắng có thể lên đến 50 lít/ngày), đủ cho nhu cầu nước uống của một gia đình.

Cùng với 2 phương pháp trên, ông Tân nhấn mạnh: “Với 6 miếng kiếng và 2 chai silicon, bạn dư sức làm một cái "bẫy nước ngọt". Nhớ là cái bẫy này phải kín, không thì hơi nước sẽ thoát đi hết. Ai không biết làm thì ra tiệm đặt cái hồ cá 1mx2m. Nhớ là cái nắp nghiêng khoảng 30 độ thu vào 1 cái máng. Cái máng này thu vào 1 cái bình nước suối 12 lít”.

Tin mới

Trung Quốc tung ra 'cục sạc di động' cho ô tô điện, có thể di chuyển tự do mà không cần người điều khiển
2 giờ trước
Gã khổng lồ ô tô điện Trung Quốc Wuling vừa ra mắt một bước tiến mới trong công nghệ trạm sạc di động cho xe điện (EV), tạo nên một cuộc cách mạng về cách cung cấp năng lượng cho xe hơi trong thời đại năng lượng tái tạo.
"Vua" xe ga 160cc nét căng ra mắt Campuchia, ăn đứt Air Blade, Honda SH
3 giờ trước
NCX Honda ADV160 2025 được trang bị kính chắn gió lớn, màn hình LCD hiện đại, phanh ABS, bình xăng 8,1 lít.
Chàng trai Tây làm phở Việt sấy khô cực độc lạ, dân tình người ngỡ ngàng, người "khóc thét"
3 giờ trước
Không chỉ gây sốt với cách làm phở Việt sấy khô độc lạ, mà đoạn clip còn khiến cộng đồng mạng còn không ngừng tò mò về thành quả cuối cùng của món ăn này.
Tại sao Temu lại rẻ như vậy? 5 lý do đằng sau mức giá thấp của Temu
4 giờ trước
Nếu bạn tình cờ biết đến Temu và tự hỏi tại sao giá các món đồ được bán trên đó lại thấp như vậy thì hãy yên tâm, bạn không phải là người duy nhất.
Giá vàng tăng cao kỷ lục, Hội đồng Vàng thế giới và chuyên gia đồng thuận đưa ra dự báo “nóng” gì?
4 giờ trước
Trong những ngày qua, giá vàng liên tục tăng cao kỷ lục. Vậy, các chuyên gia đưa ra nhận định gì về kịch bản sắp tới?

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

43.177.132 VNĐ / tấn

197.30 JPY / kg

1.96 %

+ 3.80

Đường

SUGAR

12.680.308 VNĐ / tấn

22.74 UScents / lb

-0.26 %

- -0.06

Cacao

COCOA

185.500.891 VNĐ / tấn

7,334.00 USD / mt

-0.77 %

- -57.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

137.180.416 VNĐ / tấn

246.01 UScents / lb

-1.33 %

- -3.31

Đậu nành

SOYBEANS

9.218.686 VNĐ / tấn

991.93 UScents / bu

0.96 %

+ 9.43

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.362.926 VNĐ / tấn

299.95 USD / ust

0.12 %

+ 0.35

Dầu đậu nành

SOYBEAN OIL

25.605.970 VNĐ / tấn

45.92 UScents / lb

1.21 %

+ 0.55

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Những trái dừa "kỳ lạ" ở Trà Vinh và sự ra đời của loại đồ uống khiến khách Mỹ say mê
9 giờ trước
Ban đầu, ý tưởng của cô thạc sỹ bị không ít người nghi ngờ, cho rằng đó là một việc làm mạo hiểm.
Cà phê Việt Nam thắng lớn
1 ngày trước
Kim ngạch xuất khẩu cà phê niên vụ 2023-2024 đạt 5,43 tỷ USD, Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam cho biết và khẳng định đây là trị giá cà phê xuất khẩu cao nhất từ trước đến nay.
Thị trường ngày 31/10/2024: Cà phê robusta tăng do một yếu tố từ Việt Nam, dầu bật tăng, vàng lập kỷ lục mới
1 ngày trước
Chốt phiên giao dịch ngày 30/10/2024, giá quặng sắt tăng nhẹ khi lo ngại về thuế quan của EU làm giảm bớt lạc quan về kích thích tài chính của Trung Quốc, phê Robusta cung tăng giá do mưa lớn ở Việt Nam.
Đối thủ Honda Lead, Vision lộ diện: Xe máy Thái Lan đẹp, cốp 30 lít, giá từ 43 triệu đồng
1 ngày trước
Mẫu xe tay ga Honda Giorno+ có thiết kế mang hơi hướng cổ điển đi kèm trang bị hiện đại, smartkey, bình xăng 5,4 lít...