Đẩy nhanh triển khai Basel III sau khi áp dụng Basel II nâng cao, MSB đang muốn hướng tới điều gì?

21/05/2021 10:23
Theo công bố của MSB, nhà băng này đã ứng dụng Basel III vào cả quản lý rủi ro thanh khoản, rủi ro thị trường và rủi ro hoạt động.

Áp dụng phương pháp nâng cao Basel II trong Quản trị rủi ro tín dụng

MSB là một trong số các ngân hàng tiên phong trong việc triển khai áp dụng các chuẩn mực quản trị rủi ro tiên tiến. Ngay từ đầu năm 2020, nhà băng này công bố đã tự triển khai bằng nguồn lực nội bộ và hoàn thiện sớm áp dụng cả 3 trụ cột Basel II trước thời hạn 1 năm. Kết quả triển khai này cũng đã được đơn vị kiểm toán độc lập KPMG thực hiện kiểm toán, đánh giá và xác nhận MSB hoàn toàn tuân thủ đầy đủ các quy định của NHNN được quy định tại Thông tư 41 và Thông tư 13.

Ngày 10/5 vừa qua, MSB tiếp tục công bố triển khai áp dụng quản trị rủi ro tín dụng theo phương pháp xếp hạng nội bộ của chuẩn mực Basel II, đồng thời triển khai Basel III trong quản trị rủi ro hoạt động, thị trường và thanh khoản.

Với rủi ro tín dụng, MSB áp dụng phương pháp có tính phức tạp nhất là xếp hạng nội bộ nâng cao (AIRB) để tính vốn với danh mục khoản phải đòi bán lẻ và xếp hạng nội bộ cơ bản (FIRB) với danh mục khoản phải đòi doanh nghiệp. Phương pháp này sẽ giúp ngân hàng hiểu rõ mức độ và trạng thái rủi ro của danh mục, từ đó làm cơ sở xây dựng hoặc điều chỉnh các chính sách lựa chọn khách hàng, chính sách cấp tín dụng, quản lý sau cho vay hiệu quả để nâng cao chất lượng danh mục tín dụng.

Đồng thời, ngân hàng có thể đo lường, dự phòng được kế hoạch vốn phù hợp với trạng thái rủi ro của danh mục thực tế, làm cơ sở điều hành chiến lược phát triển, quản lý hiệu quả hoạt động kinh doanh trên cơ sở điều chỉnh theo rủi ro, xây dựng chính sách giá phù hợp với mức độ rủi ro của khách hàng từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng.

Tiên phong triển khai Basel III toàn diện

Nếu mục tiêu chủ yếu của Basel I, II là nâng cao chất lượng, sự ổn định hệ thống của ngân hàng và đẩy mạnh áp dụng thông lệ quốc tế, Basel III hướng tới khắc phục những hạn chế về quy định vốn, nâng cao, siết chặt quản trị rủi ro. Nhờ đó, các nhà băng có thể cải thiện khả năng ứng phó, tự giải thoát trước khủng hoảng tài chính mà ít cần nhờ đến gói cứu trợ từ Chính phủ.

Khuôn khổ Basel III được hình thành từ năm 2010 nhằm ứng phó với khủng hoảng tài chính toàn cầu. Bộ tiêu chuẩn này được xem là có phần khắt khe đối với các ngân hàng, tập trung vào một số điểm như nâng cao khả năng nắm bắt rủi ro, cải thiện thanh khoản, điều chỉnh tỷ lệ đòn bẩy bắt buộc, nâng cao khả năng xử lý rủi ro tín dụng…  Các tiêu chuẩn về vốn và các vùng đệm vốn tại Basel III đòi hỏi các ngân hàng giữ vốn nhiều hơn và chất lượng cao hơn so với mức vốn theo quy định Basel II.

Theo Ngân hàng Nhà nước, Hiệp ước Basel III nâng cao tính bền vững và nhạy bén của các ngân hàng trong việc đối phó với rủi ro tín dụng và rủi ro hoạt động, bổ sung tỷ trọng vốn rủi ro gia quyền vào tỷ trọng đòn bẩy cuối cùng và rà soát, nâng cao hiệu quả giao dịch ngân hàng.

Theo công bố của MSB, nhà băng này đã ứng dụng Basel III vào cả quản lý rủi ro thanh khoản, rủi ro thị trường và rủi ro hoạt động. Trong đó, ngân hàng đã định vị khả năng thanh khoản theo chuẩn quốc tế thông qua các công cụ giám sát khả năng chống đỡ rủi ro thanh khoản ngắn hạn (Liquidity coverage ratio - LCR) và khả năng chống đỡ rủi ro thanh khoản dài hạn (Net stable funding ratio – NSFR).

Đối với rủi ro thị trường, MSB áp dụng cách tính vốn theo phương pháp nâng cao Internal Model Approach (IMA 2019) bằng mô hình nội bộ Value At Risk (VaR), sử dụng biến động tỷ giá, lãi suất tại thị trường Việt Nam hàng ngày để tính toán kịch bản lãi lỗ tiềm ẩn giả định thay vì kịch bản cố định. Bên cạnh đó, MSB cũng triển khai phương pháp tính vốn cho rủi ro hoạt động (ORC) thông qua chỉ số kinh doanh (BIC) và hệ số tổn thất nội bộ (ILM).  Dựa trên những tích lũy dữ liệu lịch sử về tổn thất rủi ro hoạt động nội bộ hơn 10 năm, MSB đã tiếp cận phương pháp chuẩn hóa này nhằm thay thế các phương pháp tiếp cận trước đó, giúp phản ánh đúng mức độ rủi ro hoạt động của ngân hàng.

Việc ứng dụng Basel III trong quản trị rủi ro hoạt động, thị trường và thanh khoản đưa MSB tiếp cận gần hơn với chuẩn mực quốc tế, được xây dựng để nâng cao sức khỏe ngân hàng, phát triển bền vững, qua đó đảm bảo an toàn hơn "đồng vốn" của cổ đông và nhà đầu tư.

Đồng thời, những động thái chủ động để hội nhập và đón đầu Basel III sẽ giúp ngân hàng sẵn sàng và linh hoạt triển khai trong tương lai nếu Ngân hàng Nhà nước ban hành quy định và thể chế cụ thể.

Theo ông Nguyễn Hoàng Linh, Tổng giám đốc MSB, việc triển khai Basel II nâng cao, đón đầu Basel III là động lực cũng như nền tảng vững vàng để ngân hàng đảm bảo sự cân bằng giữa yếu tố tăng trưởng và tính bền vững, chất lượng trong hoạt động, ngăn chặn, hạn chế tổn thất nếu có ở mức thấp nhất.

Cùng với kế hoạch triển khai các chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế về ghi nhận và đo lường các công cụ tài chính – IFRS9 năm 2021, MSB sẽ nâng cao năng lực quản trị, minh bạch trong quản lý rủi ro đối với các đối tác và nhà đầu tư quốc tế, đẩy mạnh hiệu quả sử dụng vốn, quản trị và điều hành hoạt động kinh doanh phát triển một cách chủ động, minh bạch, an toàn và bền vững hơn.

Liên quan kết quả kinh doanh, mới đây MSB đã công bố báo cáo tài chính quý I đầy khởi sắc với lợi nhuận trước thuế đạt 1.147 tỷ đồng, tăng gấp gần 4 lần so với cùng kỳ năm trước, tương đương 35% kế hoạch năm. ROAA và ROAE cho 4 quý gần nhất lần lượt ở mức 1,56% và 16,36%, cao hơn con số 1,21% và 12,67% của năm 2020. EPS của riêng quý I đạt 837 đồng, tăng 192% so với cùng kỳ. Ngân hàng này cũng vừa được Moody’s nâng xếp hạng nhà phát hành và tiền gửi nội tệ, ngoại tệ dài hạn từ B2 lên B1 trong kỳ đánh giá tháng 4 vừa qua.

Theo kế hoạch kinh doanh đã được cổ đông thông qua, trong năm 2021 ngân hàng sẽ tăng 30% lợi nhuận so với năm trước lên 3.280 tỷ đồng. Tại một báo cáo mới đây, SSI Research ước tính lợi nhuận trước thuế của MSB có thể đạt 3.500 tỷ đồng, cao hơn gần 7% so với kế hoạch ngân hàng và tăng 39% so với năm trước.

Tin mới

Phát hiện sà lan chở khoảng 570 tấn hàng giống phân bón không rõ nguồn gốc
3 giờ trước
Cơ quan chức năng tỉnh Hậu Giang đang tiến hành xác minh, xử lý một phương tiện chở hàng trăm tấn hóa chất giống phân bón mang nhãn hiệu nước ngoài, không có hóa đơn, nguồn gốc, xuất xứ.
Giá xe máy bất ngờ thủng đáy: Honda Vision thấp nhất 29 triệu đồng, Honda SH, Lead, Yamaha Janus… giảm tối đa 25 triệu
3 giờ trước
Hàng loạt các mẫu xe máy hot đến từ Yamaha và Honda ghi nhận mức giảm giá kịch sàn nhằm thu hút người mua.
PewPew xin khách hàng cho quán bánh mì thêm 1 cơ hội, ai cũng khen ông chủ quá khéo léo
4 giờ trước
Sau khi khai trương cơ sở bánh mì ở Hà Nội, PewPew đã bất ngờ đăng tải video gửi lời cảm ơn và xin lỗi tới mọi người.
"Khách sộp" ở Hà Nội vừa mua và thuê hơn 3.000 xe điện VinFast, trong đó có nhiều xe VF3, là ai?
4 giờ trước
Công ty này vừa cho ra mắt một hãng taxi điện mới tại Hà Nội.
Mẫu điện thoại Trung Quốc lọt "top 10 bán chạy nhất thế giới": Giá dưới 3 triệu đồng
4 giờ trước
Mẫu điện thoại giá rẻ này đã xuất sắc lọt top 10 smartphone bán chạy liên tiếp trong quý 2 và quý 3 năm 2024 nhờ giá phải chăng và thông số kỹ thuật ấn tượng.

Tin cùng chuyên mục

Khách VIP của Thế Giới Di Động sướng thế nào: dán màn hình chỉ mất 10.000đ, vệ sinh máy lạnh giá 30.000đ, thay lọc nước 20.000 đồng dịp cuối năm này
1 ngày trước
Đây là những ưu đãi trong chương trình tri ân đặc biệt của nhà bán lẻ lớn nhất Việt Nam với 1 triệu khách hàng thân thiết dịp cuối năm này.
Hàng 'made in China' trước nguy cơ bị Mỹ áp thuế mạnh tay - Quốc gia nào dễ trở thành 'thủ phủ' sản xuất iPhone?
1 ngày trước
Quốc gia châu Á này có thể được hưởng lợi lớn trong các lĩnh vực như điện tử, đặc biệt là sản xuất iPhone.
Giá USD hôm nay 12/11: Thế giới đạt đỉnh 4 tháng, "tỷ giá" chợ đen tăng 50 đồng
2 ngày trước
Giá USD hôm nay 12/11 trên thế giới tăng phi mã, vượt ngưỡng 105 điểm. Trong nước, giá USD ngân hàng bán vẫn bám sát mức trần được nhà nước cho phép; tỷ giá "chợ đen" tăng 50 đồng, hiện đang ở mức 25.570 - 25.670 VND.
Điện máy tung "bình mới rượu cũ"
3 ngày trước
Mới đây, chuỗi bán lẻ Thế Giới Di Động tiếp tục tung ra chính sách "mua trả chậm", được cho là bước tiến mới của mua trả góp.