Để khôi phục du lịch hậu Covid-19, khai thác thị trường nội địa nên là ưu tiên hàng đầu

27/04/2020 06:41
Phát triển du lịch trong nước, sau đó là khai thác thị trường Đông Nam Á… sẽ là ưu tiên hàng đầu trong khôi phục du lịch Việt Nam hậu Covid-19.

Nội dung trên có trong nghiên cứu "Phương án phục hồi điểm đến du lịch tại Việt Nam" của Công ty nghiên cứu và tư vấn phát triển điểm đến du lịch Outbox Consulting công bố mới đây.

Vấn đề đặt ra cho toàn ngành du lịch từ cơ quan quản lý đến cộng đồng doanh nghiệp là chưa thể biết khi nào du lịch sẽ phục hồi và khi nào khách du lịch sẽ quay trở lại với các điểm đến. 

Theo dự báo của Tổng cục Du lịch, tình hình khách quốc tế đến Việt Nam sẽ phụ thuộc vào thời điểm dịch Covid-19 được khống chế trên thế giới. Theo đó các kịch bản có thể xảy ra là phục hồi dần nhưng chậm từ tháng 6 đến cuối năm hoặc thậm chí chỉ có thể phục hồi từ cuối năm nếu tình hình dịch bệnh tiếp tục kéo dài đến quý 3. Các dự báo quốc tế cũng cho thấy để thị trường du lịch toàn thế giới phục hồi hoàn toàn cần tối thiểu một năm.

Căn cứ vào dự báo của các chuyên gia y tế ở thời điểm hiện tại, dịch bệnh có khả năng sẽ được khống chế trong giai đoạn tháng 5 – tháng 6 ở các nước Châu Á và khoảng tháng 7 – tháng 8 ở các quốc gia Châu Âu và Châu Mỹ. Với kịch bản đó, Outbox Consulđưa ra các ưu tiên phục hồi du lịch Việt Nam trong thời gian tới.

Tập trung phát triển thị trường nội địa cho giai đoạn ngay sau dịch bệnh được khống chế

Outbox Consulting cho rằng tình hình kiểm soát dịch bệnh hiện tại của Chính phủ hiện nay đủ cơ sở để kì vọng vào việc Việt Nam sẽ cơ bản kiểm soát tốt dịch bệnh trong tháng tháng 5. Với kịch bản đó, người dân có thể từng bước quay trở lại nhịp sống hàng ngày từ tháng 7.

Trong bối cảnh tình hình dịch bệnh vẫn còn phức tạp ở các quốc gia bên ngoài dẫn tới việc hạn chế các chuyến bay quốc tế vẫn có khả năng bị kéo dài cho đến cuối năm thì có thể thấy thị trường nội địa sẽ là "cứu cánh" cho ngành du lịch các điểm đến trong giai đoạn mùa hè.

Do đó, thay vì kì vọng vào thị trường khách quốc tế, các điểm đến có thể cân nhắc ưu tiên xây dựng sản phẩm hay có các chính sách thu hút đặc biệt cho thị trường du lịch nội địa trong năm 2020. Tuy nhiên, việc xây dựng phương án sản phẩm hay truyền thông cho thị trường nội địa cũng cần lưu ý đến khả năng mặc dù các biện pháp giãn cách xã hội sẽ được nới lỏng trong những tháng tới nhưng các yêu cầu về cách ly, hạn chế tụ tập đông người, giảm tần suất chuyến bay vẫn có khả năng vẫn được kéo dài trong một thời gian dài.

Lựa chọn thị trường các quốc gia Đông Nam Á để bắt đầu phục hồi thị trường

Căn cứ tình hình kiểm soát dịch bệnh của các quốc gia Đông Nam Á có thể thấy Chính phủ các quốc gia trong khu vực đang phần nào làm chủ được tình hình. Do đó, các quốc gia trong khu vực có thể kiểm soát dịch bệnh tốt trong mùa hè và hoạt động giao thương, du lịch có thể phục hồi từ quý 3 (khi các đường bay quốc tế được nối lại một phần).

Điều này kết hợp với các dự báo về xu hướng thay đổi hành vi của du khách giai đoạn sau dịch như ưu tiên các điểm đến gần và giá rẻ thì đây có thể là thị trường tiềm năng để các điểm đến có thể xem xét.

Tiếp tục với thị trường truyền thống của Việt Nam những năm qua như Trung Quốc, Hàn Quốc

Theo Outbox Consulting, các thị trường truyền thống vốn đã quen thuộc với hình ảnh các điểm đến tại Việt Nam và có khả năng Việt Nam vẫn nằm trong kế hoạch du lịch của các thị trường này là cao hơn so với các thị trường mới.

Trong bối cảnh hiện nay, khi những chuẩn bị về đa dạng hoá thị trường của ngành du lịch vẫn chưa thật sự tốt thì chúng ta không có quá nhiều sự lựa chọn ngoài việc tiếp tục với những thị trường truyền thống trước đó để duy trì sự tăng trưởng của ngành du lịch địa phương.

Bên cạnh đó, theo dự báo của tổ chức tiền tệ thế giới IMF thì các quốc gia châu Á vốn là những thị trường truyền thống của Việt Nam sẽ vẫn giữ được sự tăng trưởng kinh tế cơ bản hoặc chỉ sụt giảm nhẹ nên khả năng người dân ở các quốc gia kể trên vẫn tiếp tục chi tiêu cho hoạt động du lịch.

Do đó, Outbox Consulting cho rằng các cơ quan quản lý điểm đến vẫn nên tiếp tục các chính sách ưu tiên dành cho thị trường này như trước dịch, thậm chí trong khả năng cho phép có thể đẩy mạnh hơn về các chính sách visa, giá cả để kích cầu nhóm thị trường này.

Tin mới

Xe tay ga chỉ 26 triệu của Honda: Đẹp như SH Mode, rẻ hơn Vision
2 giờ trước
Mẫu xe tay ga này của Honda có mức giá rẻ ngang xe số, rẻ hơn cả Honda Vision.
Ứng dụng GapoWork thắng lớn với giải Sao Khuê 2025
54 phút trước
GapoWork không chỉ được trao Giải thưởng Sao Khuê 2025 mà còn đạt xếp hạng 5 Sao - mức đánh giá cao nhất, khẳng định đẳng cấp trên thị trường chuyển đổi số doanh nghiệp.
Giá vàng 'bốc hơi' đột ngột, điều cần làm ngay lúc này
41 phút trước
Giá vàng hôm nay (19/4) “bốc hơi” 6 triệu đồng/lượng, nhiều nhà đầu tư lỗ “kép” 8 triệu đồng/lượng sau 1 ngày. Chuyên gia khuyên nhà đầu tư không nên bán tháo, mua vàng tích luỹ chứ không chạy theo “lướt sóng”.
Liên tục bị số lạ nháy máy: Làm ngay điều này để tránh bị thu thập thông tin cá nhân, lừa đảo
12 phút trước
Nhiều người liên tục gặp phải trường hợp số lạ gọi điện nháy máy chỉ 1-2 giây rồi tắt. Nếu gặp phải trường hợp này, người dùng cần làm gì?
Robot hút bụi Ecovacs Deebot T80 Omni ra mắt tại Việt Nam, giá bán gây bất ngờ
2 phút trước
Giá bán của Deebot T80 Omni cho thấy thương hiệu muốn đẩy mạnh cạnh về giá so với các đối thủ.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.