Đệ nhất Nữ đế Trung Quốc: Cả một đời tranh giành ngôi báu, trở thành người phụ nữ giàu nhất lịch sử nhân loại, sản nghiệp được tính bằng lãnh thổ

08/10/2022 11:09
Cuộc đời của nữ hoàng đế duy nhất được công nhận trong lịch sử Trung Quốc là giai thoại được ngàn đời sau truyền tụng.

Gia tài bạc tỷ

Người thừa kế của tập đoàn làm đẹp khổng lồ L'Oreal (Pháp), Françoise Bettencourt Meyers hiện là người phụ nữ giàu nhất thế giới. Với khối tài sản ước tính 64,3 tỷ USD, bà là tỷ phú giàu thứ 14 toàn cầu, theo Bloomberg Billionaires Index. Đó là một khối tài sản khổng lồ, nhưng vẫn không thể sánh bằng khối tài sản thuộc về Hoàng đế Võ Tắc Thiên của Trung Quốc (trị vì trong giai đoạn 624-705 sau Công nguyên).

Sau khi lên trị vì, quân đội của bà không ngừng mở rộng lãnh thổ, biến quốc gia này trở thành cường quốc hàng đầu thế giới. Khi đó, nền kinh tế triều đại Võ Chu chiếm khoảng 22,7% GDP toàn cầu và theo quan niệm xưa, toàn bộ tài nguyên của đất nước đều thuộc về vua. Một cá nhân như vậy ngày nay sẽ kiểm soát khối tài sản ước tính hơn 16 nghìn tỷ USD.

Tất nhiên, rất khó để so sánh giá trị giữa các thế kỷ và thời đại khác nhau, nhưng xét về sự giàu có của Trung Quốc vào thời điểm đó, có thể nói rằng Võ Hoàng hậu là người phụ nữ giàu nhất mọi thời đại.

Không từ thủ đoạn

Ngoài địa vị và quyền lực được người đời tôn sùng, câu chuyện cuộc đời của Võ Tắc Thiên cũng là một trong những chủ đề hấp dẫn nhất lịch sử Trung Quốc.

Cuộc đời Võ thị vẫn còn nhiều bí ẩn. Theo sách sử, bà có thể được sinh ra ở khu vực hiện tại là tỉnh Sơn Tây, Tứ Xuyên hoặc Thiểm Tây. Cha bà là một thương gia buôn gỗ giàu có, và rất thân thiết với Lý Uyên, người sau này sẽ trở thành Hoàng đế Cao Tổ của nhà Đường.

Không giống với những người con gái khác vào thời đại đó, Võ thị được cha cho đi học, bà đọc sách không thua kém bậc nam tử. Năm 14 tuổi, bà được phong làm phi tần của Hoàng đế Thái Tông nhà Đường. Ngay cả khi đã nhập cung, bà vẫn tiếp tục đọc sách nâng cao trình độ học vấn của mình.

10 năm sống trong cung, Võ thị không có con nối dõi với hoàng đế, theo phong tục, bà sẽ phải cạo tóc, xuất gia sau khi vua qua đời. Nhưng trong thời gian vua bị bệnh, khi bà ở bên cạnh hầu thuốc, bà đã được Thái tử Lý Trị nhìn trúng. Hoàng đế Thái Tông qua đời vào năm 649, Tân hoàng Cao Tông lên ngôi, chỉ một năm sau, ông đã đón bà từ chùa về và đưa vào hậu cung của mình.

Đệ nhất Nữ đế Trung Quốc: Cả một đời tranh giành ngôi báu, trở thành người phụ nữ giàu nhất lịch sử nhân loại, sản nghiệp được tính bằng lãnh thổ - Ảnh 1.

Nguồn: Fine Art Images/Heritage Images/Getty Images

Võ thị được phong làm hoàng hậu vào năm 655. 5 năm sau, Hoàng đế Cao Tông mắc chứng đau đầu và mất thị lực, phần nhiều là do huyết áp cao. Lực bất tòng tâm, ông tin tưởng và dần giao nhiều trọng trách cho người vợ được giáo dục từ nhỏ của mình. Vài thế kỷ sau đó, nhà sử học đời Tống Tư Mã Quang ghi lại: “Thăng quan hay cách chức, sống hay chết, chỉ cần một lời của bà”.

Với phong thái cứng rắn, có phần tàn nhẫn, bà vẫn nắm chắc quyền lực dù có nhiều lời ra tiếng vào trên triều.

Đệ nhất Nữ đế Trung Quốc: Cả một đời tranh giành ngôi báu, trở thành người phụ nữ giàu nhất lịch sử nhân loại, sản nghiệp được tính bằng lãnh thổ - Ảnh 2.

Nguồn: Sohu

Dù nhiều người không đồng tình với phong cách làm việc mạnh mẽ của bà, Hoàng hậu Võ Tắc Thiên vẫn được ghi nhận là có năng lực và đóng góp rất nhiều cho quốc gia. Bà nhìn người đúng, dùng người hay và không ít nhân vật lớn tôn trọng bà vì tính cách quyết đoán.

Khi Hoàng đế Cao Tông qua đời vào năm 683, Lý Hiển trở thành Hoàng đế Trung Tông, Võ hậu duy trì quyền lực của mình với tư cách là Thái hậu. Hơn vậy, di chúc của Cao Tông còn tuyên bố rằng mặc dù Lý Hiển nên lên ngôi ngay lập tức, ông vẫn phải hỏi ý kiến ​​mẹ mình và được bà chấp thuận về mọi vấn đề của quốc gia.

Tuy nhiên, vợ của Hoàng đế Trung Tông cũng là một người có tham vọng và gần như xung đột thẳng với mẹ chồng. Kết quả có thể đoán trước được là trong vòng vài tháng, hoàng đế bị phế truất theo lệnh của Võ Thái hậu, giáng chức xuống làm hoàng tử, đổi tên thành Triết và bị đi đày.

Con trai út của Võ Tắc Thiên, Lý Đán, lên ngôi với danh hiệu Hoàng đế Duệ Tông, nhưng mẫu thân ông thậm chí còn thu thập được nhiều quyền lực hơn vào giai đoạn này. Duệ Tông không bao giờ lên triều, không xuất hiện trong các bữa tiệc hoàng gia, không được phép gặp gỡ các quan viên và bị cấm tiếp xúc với các vấn đề của đất nước.

Phế vua xưng đế

Không còn bằng lòng với việc cai trị phía sau bức màn, vào năm 690, Võ Tắc Thiên đã khiến Hoàng đế Duệ Tông thoái vị và thành lập vương triều Chu mới, bà chính thức lên ngôi. Đây là một kỳ tích lịch sử, Võ Tắc Thiên là nữ đế duy nhất được công nhận trong lịch sử Trung Quốc. Những người phụ nữ hoàng quyền lực khác, kể như Từ Hi Thái hậu (1835-1908), đều cai trị thông qua các nam hoàng trên danh nghĩa.

Đệ nhất Nữ đế Trung Quốc: Cả một đời tranh giành ngôi báu, trở thành người phụ nữ giàu nhất lịch sử nhân loại, sản nghiệp được tính bằng lãnh thổ - Ảnh 3.

Nguồn: Weibo

Nhờ vào tài trí của mình, Võ Tắc Thiên trị vì trên ngôi vua trong suốt 15 năm. Vào năm 705, năm cuối cùng của cuộc đời, khi sức khỏe suy yếu, bà đã truyền ngôi cho con trai mình, trả lại ngai vàng cho họ Lý. Trước lúc băng hà, Võ Tắc Thiên còn có di ngôn: Bỏ đế hiệu, xưng hoàng hậu, táng ở Càn lăng, bên cạnh chồng là Cao Tông.

Mặc dù một số nhà sử học chỉ trích Võ Hoàng hậu, mô tả bà là một phụ nữ mưu mô và tham vọng, nhưng sự cai trị của bà là một trong những bước tiến quan trọng của lịch sử. Bà đã định hình lại Trung Quốc từ một đất nước do các quan chức quân sự thống trị thành một xã hội do giới thượng lưu có học thức kiểm soát. Triều đại dưới sự trị vì bà rất thịnh vượng và sự giàu có của Trung Quốc thời đại ấy tăng lên đáng kể.

Nguồn: SCMP

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
8 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
7 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
7 giờ trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
6 giờ trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
6 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
7 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
1 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.
Chỉ mất 3 năm để làm được điều Elon Musk cố gắng suốt 12 năm mới đạt được, Xiaomi làm rung chuyển ngành ô tô toàn thế giới
2 ngày trước
Xe điện của Xiaomi đang khiến cả thế giới ô tô phải bàn tán.
Giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm
2 ngày trước
Sau khi tăng vọt vào đầu tuần trước, giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm trong phiên giao dịch đầu tuần.