Đề phòng sâu bệnh hại lúa Đông xuân tăng, Bộ NN&PTNT họp trực tuyến

07/04/2020 07:05
(Dân Việt) Hơn 84.000 ha lúa Đông xuân sớm ở các tỉnh Bắc Trung bộ đã trỗ, nhưng tỷ lệ nhiễm bệnh đạo ôn lá, đạo ôn cổ bông đều có mức tăng cao bất thường. Trong khi đó, với nhiệt độ 23-25 độ C và ẩm độ cao kéo dài thì nguy cơ trà lúa chính vụ Đông xuân nhiễm bệnh đạo ôn cổ bông sẽ rất cao.

Đang trong thời điểm cả nước thực hiện cách ly toàn xã hội, sáng 7/4, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị trực tuyến: "Tăng cường công tác phòng chống sinh vật gây hại cây trồng trong vụ Đông xuân tại các tỉnh, thành phố phía Bắc" cho thấy rõ tính cấp bách của việc phòng ngừa sâu bệnh, đặc biệt với các trà lúa vụ Đông xuân.

de phong sau benh hai lua dong xuan tang, bo nn&ptnt hop truc tuyen hinh anh 1

Với nhiệt độ 23-25 độ C và ẩm độ cao kéo dài thì nguy cơ trà lúa chính vụ Đông xuân nhiễm bệnh đạo ôn cổ bông sẽ rất cao.. Ảnh: I.T

Năm nay, các tỉnh, thành phố phía Bắc (từ Thừa Thiên Huế - trở ra) gieo cấy trên 1,1a triệu hecta lúa Đông xuân, trong đó vùng Bắc Trung bộ có khoảng 351.000ha, vùng đồng bằng sông Hồng và Trung du miền núi phía Bắc có khoảng 755.000ha.

"Đây là vụ lúa  có ý nghĩa rất quan trọng, quyết định sản lượng lương thực của vùng trong cả năm" – Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường khẳng định.

Đến nay, các trà lúa đều sinh trường và phát triển tốt. Tuy nhiên, thời tiết vụ Đông xuân 2019-2020 đang có những diễn biến khó lường. Từ cuối tháng 3 đến nay có mưa nhỏ, ẩm độ cao liên tục là điều kiện thuận lợi cho nhiều đối tượng sinh vật gây hại bùng phát, đặc biệt là bệnh đạo ôn lá, đạo ôn cổ bông, sâu cuốn lá nhỏ, rầy nâu, rầy lưng trắng, thậm chí là bệnh bạc lá trong vụ Đông xuân.

Theo Cục Bảo vệ thực vật, ở vùng Bắc Trung bộ lúa Đông xuân sớm đã trỗ hơn 84.000ha, trà lúa chính vụ dự kiến trỗ từ 5-20/4/2020 sẽ có nguy cơ rất cao bị bệnh đạo ôn cổ bông gây hại nặng nếu điều kiện thời tiết thuận lợi cho bệnh phát sinh (nhiệt độ 23-25 độ C và ẩm độ cao kéo dài).

Thực tế, diện tích lúa Đông xuân ở khu vực này bị nhiễm bệnh đạo ôn lá, đạo ôn cổ bông đang tăng cao so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể, hiện có hơn 3.600ha lúa bị nhiễm bệnh đạo ôn lá, tăng 178% so cùng kỳ năm trước trong khi diện tích phòng trừ bệnh là 3.255 ha.

Đáng chú ý, diện tích lúa nhiễm bệnh đạo ôn cổ bông là 204ha, tăng 283% so cùng kỳ năm trước và diện tích phòng trừ là 20.308 ha. Cùng với đó, có 4.281ha lúa Đông xuân nhiễm sâu cuốn lá nhỏ, tăng 115% so cùng kỳ năm trước. Hơn 865ha bị nhiễm rầy nâu, rầy lưng trắng, giảm 41,15% so cùng kỳ năm trước.

Ở vùng đồng bằng sông Hồng và Trung du miền núi phía Bắc, bệnh đạo ôn lá sẽ bùng phát và gây hại nặng trên giống nhiễm từ đầu đến giữa tháng 4 và là nguồn bệnh gây hại trên cổ bông cho các trà lúa trỗ trong tháng 4 đến trung tuần tháng 5.

"Bệnh gây hại trên lá, cổ lá đòng ở hầu hết các tỉnh trong vùng trên các giống nhiễm: BC15, J02, TBR225, nếp thơm… tỷ lệ phổ biến 1-5%, cao 10-20%, cá biệt 70-80% số lá" – Cục BVTV thông tin.

Trong khi đó, sâu cuốn lá nhỏ lứa 2 sẽ gây hại trên diện rộng với mật độ cao ở nhiều tỉnh, nhất là các tỉnh đồng bằng sông Hồng từ giữa đến cuối tháng 4. Rầy nâu, rầy lưng trắng lứa 2 sẽ phát sinh và gây hại từ cuối tháng 4 đến đầu tháng 5.

Hiện tại, diện tích lúa Đông xuân khu vực này bị nhiễm rầy nâu, rầy lưng trắng lứa 1 là 1.156 ha, tăng 1.043 ha so cùng kỳ năm trước. Diện tích nhiễm sâu cuốn lá nhỏ là 5.662 ha, tăng 5.568 ha so cùng kỳ năm trưowcs và diện tích phòng trừ 10.807 ha.

Để bảo vệ tốt các trà lúa vụ Đông xuân, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương từ Thừa Thiên Huế trở ra và các cơ quan thuộc Bộ chủ động chỉ đạo thực hiện quyết liệt Chỉ thị số 2380/CT-BNN-BVTV ngày 3/4/2020 về tăng cường công tác phòng chống sinh vật gây hại trên lúa Đông xuân ở các tỉnh phía Bắc.

Bên cạnh đó, Bộ trưởng nhấn mạnh các tỉnh, thành phố phía Bắc và các cơ quan liên quan cần tập trung theo dõi các loại sinh vật gây hại chủ yếu trên các cây trồng khác như: sâu keo mùa thu hại ngô, bệnh khảm lá sắn, châu chấu tre lưng vàng, châu chấu sa mạc… Đồng thời, xử lý ngay khi mới xuất hiện, không để phát triển thành dịch.

Các biện pháp phòng, chống sinh vật gây hại lúa Đông Xuân

Vùng Bắc Trung bộ:

- Bệnh đạo ôn lá: Hướng dẫn nông dân phòng trừ bệnh bằng thuốc BVTV có hoạt chất Isoprothiolane, Tricyclazole, Fenoxanil, Azoxystrobin, Difenoconazole, ...

- Bệnh đạo ôn cổ bông: Tập trung chỉ đạo phòng, chống bệnh đạo ôn cổ bông trên trà lúa trỗ từ 5-20/4/2020, đặc biệt tại Hà Tĩnh, Nghệ An. Chỉ đạo cán bộ kỹ thuật bám sát đồng ruộng để điều tra diến biến phát sinh, gây hại của bệnh, hướng dẫn nông dân phun phòng bệnh khi lúa trỗ 5%, những nơi áp lực bệnh cao phun lần 2 sau khi lúa trỗ hoàn toàn bằng các thuốc BVTV có hoạt chất nêu trên.

- Sâu cuốn lá nhỏ: Hướng dẫn nông dân thực hiện phun trừ trên những diện tích có mật độ sâu non cao bằng các loại thuốc BVTV có hoạt chất Indoxacarb, Chlorantraniliprole, Flubendiamide, Lufenuron,...

- Rầy nâu, rầy lưng trắng: Điều tra các ổ rầy nâu, rầy lưng trắng trên các trà lúa giai đoạn sau trỗ để chỉ đạo phun trừ kịp thời bằng các thuốc BVTV có hoạt chất Pymetrozine, Dinotefuran, Acetamiprid, Imidacloprid, Nitenpyram, Chlorpyrifos Ethyl, Fenobucarb, ... Cần phun sớm khi rầy ở tuổi nhỏ.

Vùng Đồng bằng sông Hồng và Trung du miền núi phía Bắc:

- Bệnh đạo ôn lá: Tiếp tục tập trung chỉ đạo phòng, chống bệnh đạo ôn lá, nhất là trên giống nhiễm từ nay đến trung tuần tháng 4.

- Bệnh đạo ôn cổ bông: Tăng cường điều tra, phân trà diện tích lúa trỗ theo từng thời điểm, trước hết tập trung theo dõi chặt chẽ những diện tích lúa trỗ trong tháng 4, nhất là trên giống nhiễm, những diện tích bị đạo ôn lá. Tổ chức chỉ đạo phun phòng cho diện tích này, khi điều kiện thời tiết thuận lợi cho bệnh phát sinh gây hại nhất thiết phải phun kép bằng thuốc BVTV nêu trên.

- Sâu cuống lá nhỏ lứa 2: Theo dõi chặt chẽ thời gian trưởng thành vũ hóa rộ (trong thời gian từ đầu đến 20/4), trên cơ sở kết quả theo dõi và sinh trưởng của lúa để xác định những diện tích cần phải phòng trừ và thời điểm phòng trừ cho phù hợp với từng địa phương (từ trung tuần đến cuối tháng 4), nhất là các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng ven biển.

- Rầy nâu, rầy lưng trắng: Điều tra phát dục, giám sát chặt chẽ rầy lứa 2 (từ trung tuần đến cuối tháng 4), rầy lứa 3 (trung tuần đến cuối tháng 5), căn cứ theo diễn biến của từng vùng, từng tỉnh chỉ đạo phòng trừ rầy lứa 2 kết hợp với sâu cuốn lá nhỏ lứa 2.

Tin mới

Nếu về Việt Nam, đây có thể là "kẻ soán ngôi" Honda Vision: Thiết kế siêu xịn, trang bị vượt trội
18 giờ trước
Không chỉ có thiết kế cực đẹp mẫu xe ga này còn sở hữu nhiều trang bị vượt trội so với Honda Vision.
Ứng dụng giúp việc nhà "hốt" bạc
18 giờ trước
Dịch vụ gọi giúp việc nhà qua ứng dụng (app) ngày càng được ưa chuộng khi người dùng bận rộn và chịu nhiều áp lực với công việc hơn.
Xuất khẩu nông sản dự kiến đạt kỷ lục 62 tỷ USD
19 giờ trước
Trong 10 tháng đầu năm, xuất khẩu nông sản Việt Nam đạt hơn 51,7 tỷ USD, tăng hơn 20% so cùng kỳ. Với đà này, dự kiến xuất khẩu nông sản sẽ đạt kỷ lục 62 tỷ USD trong năm nay.
Giá xăng dầu hôm nay 25/11: Bật tăng đồng loạt phiên đầu tuần
19 giờ trước
Giá xăng dầu hôm nay 25/11: Thị trường dầu thô thế giới mở phiên đầu tuần mới tăng giá đồng loạt với mức tăng từ 0,2% theo ngày.
Giá vé máy bay Tết cao ngất, nhiều gia đình thuê xe tự lái về quê
20 giờ trước
Do giá vé máy bay Tết cao ngất ngưởng, nhiều gia đình lựa chọn phương án thuê xe tự lái để về quê, chủ động đi lại và tiết giảm chi phí.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

40.572.936 VNĐ / tấn

185.40 JPY / kg

1.54 %

- 2.90

Đường

SUGAR

11.864.780 VNĐ / tấn

21.17 UScents / lb

0.89 %

- 0.19

Cacao

COCOA

228.261.444 VNĐ / tấn

8,979.00 USD / mt

1.17 %

- 106.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

171.823.542 VNĐ / tấn

306.58 UScents / lb

1.32 %

+ 3.99

Gạo

RICE

17.350 VNĐ / tấn

15.00 USD / CWT

0.96 %

- 0.15

Đậu nành

SOYBEANS

9.210.101 VNĐ / tấn

986.00 UScents / bu

0.25 %

+ 2.50

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.228.845 VNĐ / tấn

293.65 USD / ust

0.74 %

+ 2.15

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Dưa hấu mất mùa, mất giá khiến nhiều nông dân trắng tay
21 giờ trước
Tại huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai, nông dân trồng dưa hấu đang phải đối mặt với một mùa vụ thất thu chưa từng thấy. Năm nay thời tiết diễn biến bất thường, có nhiều mưa lớn đã khiến nhiều ruộng dưa hấu bị thối, dẫn đến mất mùa. Nhiều nông dân, sau khi đầu tư hàng trăm triệu đồng giờ trắng tay và phải gánh thêm khoản nợ lớn.
Mạnh dạn đầu tư nuôi loài "siêu to khổng lồ", anh nông dân nhẹ nhàng lãi 2 tỷ đồng
1 ngày trước
Nuôi loài "siêu to khổng lồ" trong bể rộng lớn, một anh nông dân Bạc Liêu thu lãi gần 2 tỷ đồng/năm.
Nuôi con đặc sản hiền như đất, chỉ mê ăn thứ rẻ tiền, chàng trai 8x thu lãi nửa tỷ đồng mỗi năm
1 ngày trước
Từ một nông dân với niềm đam mê chăn nuôi, anh Huỳnh Ngọc Hội đã quyết định khởi nghiệp bằng mô hình nuôi ốc nhồi. Sự nỗ lực sau nhiều lần thất bại đã giúp anh thu lãi khoảng 500 triệu đồng mỗi năm.
Ngành hàng tỷ đô Việt Nam lọt top đầu thế giới, hơn 100 quốc gia từ Á sang Âu đều mê thích
2 ngày trước
Mỹ, EU, Trung Đông và các nước CPTPP là 4 thị trường tiêu thụ nhiều nhất mặt hàng này của Việt Nam.