Để vượt qua khó khăn, doanh nghiệp đừng làm "đứt gãy" chuỗi cung ứng

04/05/2020 17:21
(Dân Việt) Nhiều chuyên gia cho rằng, để vượt qua giai đoạn khó khăn vì dịch Covid-19, các doanh nghiệp cần đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử, kinh doanh trực tuyến, chuyển đổi số... nhằm giảm sự phụ thuộc vào các thị trường, hình thức kinh doanh truyền thống.

Theo số liệu mới nhất từ Tổng cục Thống kê cho biết, trước tác động tiêu cực của dịch Covid-19, tính chung 4 tháng đầu năm, cả nước có 37,6 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là 445,2 nghìn tỷ đồng và tổng số lao động đăng ký là 315,7 nghìn lao động, giảm 13,2% về số doanh nghiệp, giảm 17,9% về vốn đăng ký và giảm 29,7% về số lao động so với cùng kỳ năm 2019.

Trong khi đó, vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới trong 4 tháng đạt 11,8 tỷ đồng, giảm 5,5% so với cùng kỳ năm trước. 

Nếu tính cả 680 nghìn tỷ đồng vốn đăng ký tăng thêm của 11,7 nghìn doanh nghiệp thay đổi tăng vốn thì tổng số vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế trong 4 tháng đầu năm là 1.126 nghìn tỷ đồng, giảm 20,4% so với cùng kỳ.

Trong tất cả các ngành, lĩnh vực hoạt động có duy nhất ngành sản xuất phân phối điện, nước, gas có số doanh nghiệp thành lập mới tăng với 527 doanh nghiệp, tăng 40,5% so với cùng kỳ năm trước.

Các ngành còn lại đều có số doanh nghiệp thành lập mới giảm: bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy, xây dựng, công nghiệp chế biến, chế tạo, khoa học, công nghệ, dịch vụ tư vấn, thiết kế, quảng cáo và chuyên môn khác…

Cũng trong 4 tháng, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn là 22,7 nghìn doanh nghiệp, tăng 33,6%.

Theo Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Phạm Quang Vinh, sự bùng phát của dịch Covid-19 không chỉ tạo ra cuộc khủng hoảng y tế mà còn là nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng nghiêm trọng đối với kinh tế và thị trường lao động toàn cầu.

Tại Việt Nam, dịch Covid-19 đã gây tác động lớn đến tình hình sản xuất kinh doanh và việc làm của  người lao động; đặc biệt, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động ghi nhận mức thấp kỷ lục trong vòng 10 năm qua.

"Để vượt qua giai đoạn khó khăn này, Chính phủ, doanh nghiệp và người lao động hơn bao giờ hết cần chung tay kiểm soát dịch bệnh đồng thời từng bước ổn định và phát triển kinh tế", ông Vinh cho hay.

de vuot qua kho khan, doanh nghiep dung lam "dut gay" chuoi cung ung hinh anh 1

Các bộ ngành khẳng định sẵn sàng lắng nghe phản ánh về khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp

Giảm phụ thuộc vào các thị trường nước ngoài

Ông Nguyễn Quang Vinh, Tổng Thư ký Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, đại dịch diễn ra khiến nhu cầu tiêu dùng giảm mạnh, thị trường xuất khẩu gặp khó, thiếu hụt nguyên liệu... dẫn tới sụt giảm doanh thu của hầu hết các doanh nghiệp.

Theo ông Vinh, các doanh nghiệp buộc phải đưa ra những phương án, chiến lược kinh doanh phù hợp; gắn những vấn đề ngắn hạn cấp bách với chiến lược trung và dài hạn. Bởi, sau đại dịch, chuỗi cung ứng trên toàn cầu sẽ sớm được tái cơ cấu và định vị.

Qua khảo sát, 31% doanh nghiệp hội viên Hội đồng doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững cho biết đã và sẽ tập trung nhiều hơn cho thị trường trong nước, giảm sự phụ thuộc vào các thị trường nước ngoài. Đặc biệt, 81% doanh nghiệp sẽ đẩy mạnh liên kết ngành, đảm bảo không làm đứt gãy chuỗi cung ứng nếu trong tương lai có thể xảy ra những sự kiện tương tự như dịch Covid-19.

Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng sẽ đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử, kinh doanh trực tuyến, chuyển đổi số... nhằm giảm sự phụ thuộc vào các thị trường, hình thức kinh doanh truyền thống. Tuy nhiên, việc cần làm trước tiên đó là tiết kiệm, cắt giảm chi phí, hoãn đầu tư những hạng mục chưa thiết yếu là những yêu cầu cấp bách đối với các doanh nghiệp hiện nay.

Ông Nguyễn Văn Thân, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (VINASME) nhận định, Chính phủ đã và đang tiếp tục đưa ra các chính sách rất thực tế như hỗ trợ tài chính, tín dụng cho cộng đồng doanh nghiệp cùng người dân chịu ảnh hưởng trực tiếp từ dịch.

Hiện các doanh nghiệp; đặc biệt là doanh nghiệp vừa, nhỏ, và siêu nhỏ vẫn đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ khốn khó, lao đao và rất cần những chính sách hỗ trợ vừa cấp bách vừa mang tính chiến lược lâu dài.

Bởi lẽ, theo Chủ tịch VINASME, công cuộc phòng, chống dịch Covid-19 còn kéo dài nên việc chuẩn bị cho doanh nghiệp một tâm thế để sống chung với dịch bệnh và kinh doanh an toàn là vô cùng cần thiết. Do đó, nhất định cần đưa ra những giải pháp tổng thể, những định hướng chiến lược để giúp doanh nghiệp duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh và tìm kiếm cơ hội mới hậu thời kỳ Covid-19.

Trước thực trạng số doanh nghiệp thành lập mới cũng như số vốn đăng ký giảm mạnh trong tháng 4 năm 2020. Các bộ ngành đang gấp rút triển khai các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn này.

Dự kiến cuối tuần này, Thủ tướng Chính phủ sẽ chủ trì Hội nghị với doanh nghiệp nhằm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tái khởi động nền kinh tế.

Tin mới

Giảm giá sập sàn, Black Friday đã hết hấp dẫn?
3 giờ trước
Chỉ còn 2 ngày nữa là đến Black Friday (29-11) - đợt giảm giá "sập sàn" cho mùa mua sắm cuối năm nhưng nhiều cửa hàng tại TP HCM khá ảm đạm.
Mạnh dạn đầu tư trồng cây "không lá" gai góc, anh nông dân thu lãi 500 triệu/năm rất nhẹ nhàng
4 giờ trước
Nghỉ việc ở công ty chuyển sang trồng loại cây không lá, anh Thái Đắc Trọng (ngụ tại quận Ô Môn, Tp.Cần Thơ) thu lãi hơn 500 triệu đồng/năm.
Black Friday đúng đợt rét nhất từ đầu mùa, người Hà Nội đổ xô mua quần áo
4 giờ trước
Dịp Black Friday năm nay vào đúng đợt Hà Nội chuyển lạnh nên các cửa hàng quần áo thu hút đông đảo khách tới mua sắm.
Sức mạnh của Trung Quốc: Phần còn lại của thế giới khó lòng giảm phụ thuộc, toàn chuỗi cung ứng bị chi phối bởi hàng giá rẻ
4 giờ trước
Bất cứ thứ gì người khác có thể cung cấp, Trung Quốc đều làm được với giá rẻ hơn.
Toyota Corolla Cross hybrid đổi pin công nghệ mới giống Camry 2025, dễ về Việt Nam trong thời gian gần
4 giờ trước
Toyota Thái Lan vừa công bố bản nâng cấp 2024 cho SUV Corolla Cross với một số thay đổi về thiết kế, trang bị và hệ truyền động.

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng chỉ đạo hai bộ siết chặt hàng nhập khẩu qua sàn thương mại điện tử nước ngoài
5 giờ trước
Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Tài chính cùng nghiên cứu và xây dựng cơ chế kiểm soát chặt chẽ hàng nhập khẩu qua thương mại điện tử.
SUV hạng B giá dưới 600 triệu tại Việt Nam: Đủ loại thương hiệu Nhật, Hàn, Trung, rẻ hơn xe hạng A
5 giờ trước
Giá khởi điểm của nhiều mẫu xe hạng B như Xforce, Creta, Seltos và cả C5 mới ra mắt đều chưa đến 600 triệu đồng, tạo điều kiện cho nhiều khách hàng tiếp cận phân khúc xe này hơn.
[Trên Ghế 45] Cha đẻ VinFast VF 7 bằng gỗ: Chi phí hết 100 triệu nhưng không đắt bằng chất xám và công sức 12 tiếng/ngày trong hơn 2 tháng
7 giờ trước
Chiếc VinFast VF 7 bằng gỗ được anh Trương Văn Đạo cùng các cộng sự chế tạo chỉ trong 65 ngày.
Omoda C5 chính thức chào sân thị trường Việt Nam: Đấu Kia Seltos, Hyundai Creta bằng giá từ 589 triệu
12 giờ trước
Mẫu SUV cỡ B+ này sẽ chính thức bàn giao ngay trong tháng 11 với 2 phiên bản là Premium và Flagship.