Đề xuất định danh người bán trong thương mại điện tử để để chặn hàng giả

5 giờ trước
Việc định danh người bán hàng online bằng VNeID sẽ giúp hoạt động thương mại điện tử trở nên minh bạch hơn.
Đề xuất định danh người bán trong thương mại điện tử để để chặn hàng giả - Ảnh 1

Sáng 22/4, báo Tuổi Trẻ đã tổ chức tọa đàm "Để kết nối VNeID an toàn và tiện lợi" nhằm thúc đẩy kết nối hiệu quả giữa các cơ quan, doanh nghiệp và người dân với VNeID - ứng dụng định danh điện tử quốc gia.

Phát biểu khai mạc tọa đàm, ông Trần Xuân Toàn, phó tổng biên tập báo Tuổi Trẻ, nêu rõ VNeID là một "siêu ứng dụng" ví điện tử - giấy tờ do trực tiếp Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06) xây dựng, phát triển, đến nay đã có hơn 60 triệu tài khoản người dùng.

Đề xuất định danh người bán trong thương mại điện tử để để chặn hàng giả - Ảnh 2

Phó tổng biên tập báo Tuổi Trẻ Trần Xuân Toàn phát biểu khai mạc buổi tọa đàm. (Ảnh: Danh Khang)

Chia sẻ tại buổi tọa đàm, Thiếu tá Trần Duy Hiển, Phó giám đốc Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06), Bộ Công An cho biết, đến nay, cơ quan chức năng đã cấp và kích hoạt hơn 62 triệu tài khoản định danh điện tử cho người dân . Tỷ lệ người sử dụng VNeID năm 2024 và đầu năm 2025 trung bình đạt từ 3-6 triệu/ngày (cao hơn từ 3-4 lần so với năm 2023).

Ngoài ra, cơ quan chức năng cũng đã cấp hơn 292 triệu tài khoản định danh cho tổ chức trên VNeID, bởi theo quy định, từ ngày 1/7, các cơ quan, tổ chức khi thực hiện hoạt động trên môi trường dịch vụ công phải có tài khoản định danh như người dân bình thường.

Dự kiến từ 1/7, C06 sẽ triển khai cấp tài khoản định danh cho cả cá nhân, tổ chức, người nước ngoài.

Đề xuất định danh người bán trong thương mại điện tử để để chặn hàng giả - Ảnh 3

Thiếu tá Trần Duy Hiển, phó giám đốc Trung tâm Dữ liệu quốc gia về dân cư (C06, Bộ Công an). (Ảnh Danh Khang)

Đồng thời, VNeID là ứng dụng toàn dân, do vậy, yếu tố an toàn phải đặt lên hàng đầu, sau đó mới đến tiện lợi. Ngoài những thông tin C06 chủ động tích hợp trên ứng dụng, người dân có thể chủ động yêu cầu tích hợp những giấy tờ cá nhân của mình bằng hình thức tự nguyện. Song song với đó, người dân cũng có thể hủy yêu cầu tích hợp và biết những thông tin tích hợp đó để làm gì.

Về vấn đề thay đổi địa giới hành chính, việc cập nhật thông tin mới sẽ được C06 làm ngay sau khi có quyết định điều chỉnh địa giới hành chính và tất cả sẽ được làm trên phần mềm.

Gỡ hàng nghìn sản phẩm sữa, thuốc, thực phẩm chức năng khỏi sàn thương mại điện tử

Cũng chia sẻ tại buổi tọa đà, bà Lê Thị Hà - Trưởng phòng Quản lý hoạt động thương mại điện tử, Cục Thương mại điện tử và kinh tế (Bộ Công Thương ) - cho rằng, cần xác thực danh tính điện tử đối với người bán trên các nền tảng thương mại điện tử.

Bà Hà cho biết, nền tảng thương mại điện tử không chỉ là các nền tảng số nói chung mà bao gồm cả nền tảng số trung gian, mạng xã hội.

Đề xuất định danh người bán trong thương mại điện tử để để chặn hàng giả - Ảnh 4

Bà Lê Thị Hà, Trưởng phòng Quản lý hoạt động thương mại điện tử (Ảnh: Danh Khang)

Vừa qua có nhiều vụ việc bán hàng, sản phẩm không đảm bảo an toàn chất lượng trên các nền tảng số, đặc biệt là sữa giả đã bị phanh phui. Khi nhận được phản ánh, Cục Thương mại điện tử và kinh tế đã yêu cầu các nền tảng số lớn về thương mại điện tử, nền tảng số trung gian gỡ bỏ hàng ngàn sản phẩm bao gồm thực phẩm chức năng, sữa.

Tuy nhiên, hiện khối lượng lớn sản phẩm thuốc vẫn còn tràn lan nên cần có thêm nhiều biện pháp rà soát, xử lý. Do đó, bà Hà cho rằng thời gian tới cần thiết phải tạo được "niềm tin số". Tức là người bán phải được định danh trên môi trường ảo để tạo niềm tin cho người mua hàng.

Bà bày tỏ mong muốn Cục Thương mại điện tử sẽ quản lý số bằng việc yêu cầu kết nối, liên thông, chia sẻ dữ liệu với ứng dụng VNeID.

“Khi có VNeID, những quy định cụ thể và luật hóa thì việc quản lý đối với hoạt động thương mại điện tử, đặc biệt là người bán sẽ minh bạch hơn" - bà Lê Thị Hà nhấn mạnh.

Tin mới

65k gói bim bim mang danh “tacos đi bộ” ở Hà Nội khiến dân tình xôn xao, càng “dậy sóng hơn” khi chủ quán lên tiếng
8 giờ trước
Mở bán được vài tuần, quán taco ở Hà Nội không chỉ bị chê đắt mà còn khiến dân tình dậy sóng vì cách phản ứng của chủ quán.
Trong 3 tháng, Mỹ đã tăng mua một mặt hàng của Việt Nam, trị giá vượt 2 tỷ USD
7 giờ trước
Đây là dấu hiệu tích cực.
Vụ Mercedes-Benz S 450 L giá hơn 5 tỷ của Duy Mạnh bị cháy: Bảo hiểm định giá 2,9 tỷ, bên bán nói do chuột, chủ xe vẫn kiện tiếp
7 giờ trước
Mâu thuẫn giữa ca sĩ Duy Mạnh và bên bán chiếc Mercedes-Benz S 450 L Luxury bị cháy đang trở thành chủ đề bàn tán trên MXH.
Campuchia gửi 98% sản lượng một loại ‘báu vật’ sang Việt Nam: Thuế nhập khẩu 0%, nước ta là ‘trùm’ xuất khẩu của thế giới
7 giờ trước
Việt Nam đã nhập khẩu gần 300 nghìn tấn hàng ‘cứu tinh’ từ Campuchia kể từ đầu năm đến nay.
Doanh số 'khủng' của loại bỉm từng gây tranh cãi Gooby: Thu về hơn 41 tỷ đồng trên TikTokShop, tăng trưởng tới 2.400%
7 giờ trước
Thương hiệu bỉm Gooby thuộc top 5 ngành hàng thuộc nhóm sức khỏe có doanh số cao nhất trên sàn thương mại điện tử trong quý 1/2025, theo Metric.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Thịt bò

BEEF

1.349.495.678 VNĐ / tấn

326.65 BRL / kg

0.20 %

+ 0.65

Thịt gà

CHICKEN

36.231.676 VNĐ / tấn

8.77 BRL / kg

0.00 %

- 0.00

Thịt heo

LEAN HOGS

5.263.359 VNĐ / tấn

92.20 USD / lbs

1.29 %

+ 1.17

» Xem tất cả giá Thực phẩm

Tin cùng chuyên mục

Bức tranh thương mại điện tử B2B Việt Nam 2025 ra sao?
15 giờ trước
Việt Nam đang nổi lên như là một trong những trung tâm sản xuất mới của khu vực châu Á – Thái Bình Dương. TMĐT B2B không chỉ mở rộng cánh cửa ra thế giới cho doanh nghiệp mà còn góp phần chuyển đổi mô hình kinh doanh truyền thống sang hiện đại và bền vững hơn.
Số lượng lớn thực phẩm chức năng vứt tràn lan tại phố Nguyễn Lân, Hà Nội
19 giờ trước
Trên bao bì sản phẩm có tên là Thực phẩm bảo vệ sức khỏe An Vị Mộc Linh và một số sản phẩm khác.
Thương hiệu quốc dân nước Pháp đổ bộ Việt Nam, một xu hướng vượt mốc 21 tỉ đô toàn cầu
20 giờ trước
Thị trường này đang sẵn sàng định nghĩa lại các tiêu chuẩn về vẻ đẹp trên toàn thế giới.
Không phải Thái Lan hay Việt Nam, một quốc gia đang ‘bội thu’ sầu riêng tại thị trường Trung Quốc: Thị phần tăng gấp 10 lần, nắm một lợi thế đặc biệt so với các đối thủ
21 giờ trước
Doanh số bán sầu riêng của quốc gia này tăng đột biến tại Trung Quốc do nhu cầu ngày càng tăng đối với trái cây chín tự nhiên.