Đề xuất giảm 50% lượng phân bón vụ đông xuân, nông dân ĐBSCL run rẩy làm “vụ lúa ăn chắc”

19/10/2021 19:32
Để giảm áp lực giá phân bón tăng phi mã, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT) Lê Thanh Tùng vừa đề xuất, giảm 50% lượng phân bón cho vụ lúa đông xuân 2021 – 2022.

Vụ lúa đông xuân là vụ chính và "ăn chắc" trong năm của nông dân. Tuy nhiên, đứng trước đề xuất giảm 50% lượng phân bón, nhiều nông dân đang phân vân không biết "vụ lúa ăn chắc" này sẽ ra sao.

 Đề xuất giảm 50% lượng phân bón vụ đông xuân, nông dân ĐBSCL run rẩy làm “vụ lúa ăn chắc” - Ảnh 1.

Nông dân ĐBSCL chuẩn bị đất cho vụ lúa đông xuân 2021 - 2022 trong tình hình giá phân bón tăng mạnh. Ảnh: Trần Đáng.

Giá phân bón tăng mạnh, "vụ lúa ăn chắc" lung lay

Sáng nay, lão ông Ba Be (Nguyễn Văn Be, thị trấn Bình Phong Thạnh, huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An) ngồi tính chuyện giảm lượng phân bón vụ đông xuân với mấy lão nông tri điền cùng xóm.

Vụ đông xuân này, gia đình ông Ba Be trồng 70ha lúa. Vì thế, chuyện giảm 50% lượng phân bón cho lúa là một bài toán phải ăn chắc chứ không đánh cuộc.

Theo ông Ba Be, vụ lúa đông xuân 2020 – 2021, gia đình ông đã thử giảm 20% lượng phân bón cho 5ha trồng lúa. Kết quả, năng suất lúa vẫn đạt 8 tấn/ha.

Tuy nhiên với đề xuất giảm tới 50% lượng phân bón cho vụ lúa đông xuân 2021 - 2022, ông Ba Be tỏ thái độ lừng khừng.

Ông Ba Be cho rằng, về lý thuyết giảm lượng phân bón bao nhiêu cũng được. Vấn đề là năng suất lúa khi thu hoạch có đạt tốt không.

"Vụ lúa đông xuân là vụ ăn chắc. Nông dân nhát lắm, nếu thay đổi một phương pháp trồng lúa mới mà không ăn chắc thì họ rất ngại" - ông Ba Be thổ lộ.

Cũng theo ông Ba Be, những năm qua, vựa lúa Đồng Tháp Mười gặp nhiều vấn đề, như: đất thiếu bồi đắp phù sa do lũ về kém, xâm nhập mặn, dịch bệnh trên cây lúa…

Nếu hạn chế lượng phân bón đến 50% chắc chắn sẽ xảy ra tình trạng năng suất lúa sụt giảm.

"Cần phải có quy trình giảm dần sử dụng lượng phân bón, chứ không thể làm cái rụp" - ông Ba Be chia sẻ.

 Đề xuất giảm 50% lượng phân bón vụ đông xuân, nông dân ĐBSCL run rẩy làm “vụ lúa ăn chắc” - Ảnh 2.

Thời gian qua giá phân bón tăng cao gây áp lực lớn lên nông dân sản xuất lúa. Ảnh: Trần Đáng.

Tại huyện Tân Phước (Tiền Giang), anh Sáu Đứng (Trần Văn Đứng) cũng đang chuẩn bị làm hơn 2ha lúa đông xuân 2021 – 2022.

Theo anh Sáu Đứng, năng suất vụ lúa đông xuân ở ruộng anh chỉ đạt 4 – 5 tấn/ha.

Do trồng lúa trên đất phèn nặng nên mỗi công đất anh Sáu Đứng phải bón mất một bao phân (50kg)/vụ.

Nghe thông tin giảm 50% lượng phân bón cho vụ lúa đông xuân, anh Sáu Đứng ngập ngừng.

"Giá phân bón đang rất cao nên cũng sẽ thử giảm lượng phân bón cho vụ lúa đông xuân. Tôi hy vọng cuối vụ lúa thu hoạch được khoảng 400kg/công là được", anh Sáu Đứng thổ lộ.

Giảm lượng phân bón để đối phó giá phân bón tăng mạnh

Theo ông Tùng, việc giảm 50% lượng phân bón chỉ thực hiện trong vụ đông xuân 2021 – 2022.

Việc giảm 50% lượng phân bón trong vụ đông xuân là để giảm áp lực quá lớn của giá phân tăng cao mạnh trên thị trường.

Ngoài ra, việc giảm lượng phân bón góp phần giảm áp lực cho các doanh nghiệp phân bón, nhất là những doanh nghiệp nhỏ.

Cũng theo ông Tùng, khi đề xuất việc giảm 50% lượng phân bón cho vụ đông xuân 2021 – 2022, ông cũng hy vọng năng suất lúa sẽ không giảm quá nhiều.

 Đề xuất giảm 50% lượng phân bón vụ đông xuân, nông dân ĐBSCL run rẩy làm “vụ lúa ăn chắc” - Ảnh 3.

Giá phân bón tăng cao, khiến nông dân làm lúa thua lỗ những vụ gần đây. Ảnh. Nông dân Đồng Tháp Mười bán lúa. Ảnh: Trần Đáng.

Ông Tùng tính, trước đây do nông dân bón phân không đúng phương pháp dẫn đến lượng phân bón trên đồng mất khoảng 50% (do bốc hơi, phân thoát theo nước)…

Nếu vụ đông xuân tới nông dân giảm 50% và bón đúng phương pháp thì lượng phân bón có mất tối đa là 15%. Như vậy, nông dân còn 35% lượng phân trong đất.

Cộng với số phân bón còn tồn dư trong đất từ 2 vụ lúa đầu năm, ông Tùng hy vọng, năng suất lúa vụ đông xuân vẫn đảm bảo.

"Lượng phân bón dư thừa trong đất vẫn còn nhiều. Do đó, nếu giảm phân bón cho vụ đông xuân này thôi thì không lo" - ông Tùng chia sẻ.

Ông Tùng cũng cho rằng, đây là bài toán không chỉ cho mỗi hộ nông dân trồng lúa, mà còn cho địa phương và quốc gia.

Nếu thực hiện giảm 50% lượng phân bón vụ đông xuân mục tiêu kinh tế vẫn có thể giữ được, dù tổng sản lượng lúa ở ĐBSCL có thể giảm.

Theo Cục Trồng trọt, trong 6 tháng gần đây, giá phân bón tăng rất cao, có những loại phân tăng tới 100%.

Cụ thể như giá phân urea là 16.000 đồng/kg, trong khi cùng kỳ các năm chỉ khoảng 6.700 đồng/kg.

 Đề xuất giảm 50% lượng phân bón vụ đông xuân, nông dân ĐBSCL run rẩy làm “vụ lúa ăn chắc” - Ảnh 4.

Giảm 50% lượng phân bón không để mất vụ lúa đông xuân. Ảnh: Trần Đáng.

Cũng theo Cục Trồng trọt, chi phí phân bón thường chiếm 21 - 24% cơ cấu giá thành của sản xuất lúa.

Cá biệt, vụ thu đông 2020 - 2021, giá phân bón tăng cao khiến chi phí phân bón chiếm đến 30% giá thành sản xuất lúa.

Ông Tùng tin rằng, nếu giảm được 50% lượng phân bón cho hơn 1,5 triệu ha lúa ở ĐBSCL thì áp lực phân bón sẽ không còn.

Trong tháng 10/2021 này, nông dân các tỉnh ven biển sẽ xuống giống khoảng 400.000ha vụ đông xuân 2021 - 2022.

Hiện, Bộ NNPTNT chưa thống nhất với đề xuất giảm 50% lượng phân bón cho vụ đông xuân 2021 - 2022.

Tin mới

Mẫu xe hatchback thiết kế cực đẹp khuấy đảo thị trường, giá quy đổi ngang Hyundai Grand i10
2 phút trước
Với mức giá khởi điểm cực rẻ, mẫu hatchback hứa hẹn sẽ khuấy đảo thị trường xe điện Thái Lan.
Loạt SUV chuẩn bị ra mắt tại thị trường Việt Nam
18 phút trước
TPO - Bước sang quý II, thị trường ô tô Việt Nam dự kiến đón nhiều mẫu SUV mới từ các nhà sản xuất như Honda, Hyundai, Mitsubishi hay Mercedes-Benz, bao gồm cả xe xăng, hybrid và thuần điện.
Thực hư CX-5 giá 694 triệu cùng loạt xe Mazda khác giảm giá sốc: Đại lý nói dọn kho, hãng đưa ra thông tin khác
47 phút trước
Bảng giá xe Mazda được các đại lý thông báo đang gây xôn xao trên mạng xã hội bởi mức giá thấp kỷ lục. Đây là những xe sản xuất 2024, được đại lý giảm giá để bán nốt.
Thuế quan Mỹ giáng xuống, Nvidia "né đòn tài tình": Vì sao chỉ riêng Apple lĩnh trọn tất cả?
53 phút trước
Gần như tất cả các gã khổng lồ công nghệ đều chịu tác động từ thuế quan mới của ông Trump. Trong đó, Nvidia là cái tên may mắn hơn cả và Apple tiếp tục là "gã đen đủi" bất hạnh.
Đoàn công tác của Việt Nam sắp sang Mỹ làm việc về vấn đề áp thuế 46%
2 giờ trước
Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi, cuối tuần này, đoàn công tác của Việt Nam sẽ sang Mỹ.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

40.157.140 VNĐ / tấn

183.50 JPY / kg

1.08 %

- 2.00

Đường

SUGAR

10.798.259 VNĐ / tấn

19.11 UScents / lb

2.45 %

- 0.48

Cacao

COCOA

238.133.912 VNĐ / tấn

9,291.00 USD / mt

3.60 %

+ 323.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

218.304.517 VNĐ / tấn

386.34 UScents / lb

0.16 %

- 0.63

Gạo

RICE

15.248 VNĐ / tấn

13.08 USD / CWT

1.13 %

- 0.15

Đậu nành

SOYBEANS

9.504.273 VNĐ / tấn

1,009.20 UScents / bu

0.23 %

- 2.30

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.131.185 VNĐ / tấn

287.80 USD / ust

0.03 %

- 0.10

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Vì sao giá lợn hơi tăng cao bất thường?
3 giờ trước
Việt Nam xếp thứ 4 trên thế giới về nhu cầu thịt lợn, ước tính lượng thịt lợn tiêu thụ/đầu người xấp xỉ 37 kg/người trong năm 2024. Chăn nuôi chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước góp phần khiến giá lợn tăng cao thời gian qua.
Thị phần 'khổng lồ' của Mỹ trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam: Gấp đôi so với Trung Quốc, châu Âu, nước ta có 15 ‘kho báu’ tỷ đô xuất khẩu
7 giờ trước
Mỹ chính là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với thị phần áp đảo các quốc gia khác.
Người Việt Nam ăn thịt heo nhiều thứ 4 thế giới
7 giờ trước
Năm 2024, ước tính sản lượng tiêu thụ thịt heo/đầu người Việt Nam xấp xỉ 37 kg/người, tăng hơn 3 kg so với 2023.
Doanh nghiệp rau quả lo vạ lây tại thị trường Mỹ trong đợt đánh thuế đối ứng
22 giờ trước
Mỹ là thị trường nhập khẩu rau quả lớn thứ 2 của Việt Nam nhưng đây là nhóm ngành Việt Nam đang nhập siêu.