Đề xuất giao sân bay Cát Bi cho Hải Phòng tự bỏ tiền túi quy hoạch, đầu tưicon

TP Hải Phòng sẽ được chủ động khai thác các nguồn lực để đầu tư, nâng cấp Cảng hàng không quốc tế Cát Bi theo quy hoạch, nhằm phát huy tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương.

TP Hải Phòng sẽ được chủ động khai thác các nguồn lực để đầu tư, nâng cấp Cảng hàng không quốc tế Cát Bi theo quy hoạch, nhằm phát huy tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương.

 

Nội dung trên được nêu trong Đề án "Định hướng huy động nguồn vốn đầu tư kết cấu hạ tầng cảng hàng không" đang được Bộ Giao thông vận tải (GTVT) xin ý kiến các cơ quan, đơn vị liên quan.

Theo đề án này, Bộ GTVT đề xuất chia các cảng hàng không tại Việt Nam thành 3 nhóm để thực hiện việc phân cấp quản lý.

Đề xuất giao sân bay Cát Bi cho Hải Phòng tự bỏ tiền túi quy hoạch, đầu tư - 1

Cảng Hàng không quốc tế Cát Bi - TP Hải Phòng (Ảnh: Báo Giao thông).

Nhóm một, các cảng hàng không quốc tế quan trọng quốc gia, vùng gồm có: Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài, Đà Nẵng, Cam Ranh, Tân Sơn Nhất, Phú Quốc, Long Thành.

Chính phủ sẽ thông qua Bộ GTVT và Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp tiếp tục sở hữu, giao cho doanh nghiệp nhà nước là Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) quản lý, khai thác, huy động nguồn lực để đầu tư.

Nhóm hai, các cảng hàng không đang hoạt động hỗn hợp hàng không dân dụng và quân sự với vai trò quân sự quan trọng là Thọ Xuân, Chu Lai, Phù Cát, Tuy Hòa.

Chính phủ sẽ thông qua Bộ GTVT, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và Bộ Quốc phòng tiếp tục sở hữu; giao cho doanh nghiệp nhà nước là ACV quản lý, khai thác, huy động nguồn lực để đầu tư.

Nhóm ba, các cảng hàng không còn lại, gồm: Điện Biên, Nà Sản, Cát Bi, Vinh, Phú Bài, Đồng Hới, Pleiku, Buôn Ma Thuột, Liên Khương, Cần Thơ, Rạch Giá, Cà Mau, Côn Đảo.

Dự kiến phân cấp cho UBND các tỉnh quản lý thông qua việc chuyển quyền sử dụng đất đai, quyền sở hữu các công trình tại các cảng hàng không từ cơ quan trung ương cho UBND các tỉnh có cảng hàng không trên địa bàn nhằm phát huy tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương, khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế, nguồn lực của các địa phương để đầu tư phát triển các cảng hàng không.

Bộ GTVT cho biết, việc phân cấp quản lý cho địa phương đối với các cảng hàng không tại nhóm chưa được quy định tại Luật Hàng không dân dụng Việt Nam. Trên tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ GTVT đề xuất thí điểm phân cấp quản lý cảng hàng không quốc tế Cát Bi cho UBND TP Hải Phòng.

Theo lý giải của Bộ GTVT, Cảng hàng không quốc tế Cát Bi hiện nay hoạt động chưa có lãi, nhưng có tiềm năng phát triển rất tốt, phục vụ thiết thực đối với sự phát triển kinh tế xã hội của TP Hải Phòng. Bên cạnh đó, TP Hải Phòng còn có tiềm năng kinh tế và đã có kinh nghiệm hỗ trợ xây dựng đường cất hạ cánh, đường lăn cảng hàng không Cát Bi.

Việc chuyển giao này sẽ được thực hiện theo 2 bước. Bước một, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp chỉ đạo ACV thành lập Công ty con quản lý Cảng hàng không quốc tế Cát Bi và thực hiện hạch toán độc lập. Bước hai, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và ACV chuyển đại diện chủ sở hữu Công ty quản lý cảng hàng không quốc tế Cát Bi cho UBND TP Hải Phòng.

Bộ GTVT chuyển giao tài sản khu bay (đường cất hạ cánh cũ, đường lăn…) cho UBND TP Hải Phòng. Cùng đó, Bộ Quốc phòng thực hiện thủ tục chuyển giao đất được quy hoạch cho hàng không dân dụng và đất dùng chung cho UBND TP Hải Phòng.

Cảng hàng không quốc tế Cát Bi là sân bay cấp 4E, ngoài chức năng là cảng hàng không quốc tế, còn là sân bay dự bị cho cảng hàng không quốc tế Nội Bài. Đây là một trong số 21 sân bay dân dụng đang được ACV quản lý.  Trước khi dịch Covid-19 bùng phát, trung bình mỗi ngày Cảng hàng không quốc tế Cát Bi có khoảng 70 lượt chuyến bay cất - hạ cánh, sản lượng hành khách thông qua cảng đạt hơn 12.000 lượt hành khách.

Năm 2019, UBND TP Hải Phòng đã đề xuất với Bộ GTVT về việc sử dụng nguồn ngân sách địa phương để triển khai lập quy hoạch điều chỉnh sân bay Cát Bi và đã được Bộ GTVT đồng thuận.

UBND TP Hải Phòng nêu rõ quy mô công suất dự kiến 13 triệu khách/năm; 250.000 tấn hàng hóa/năm, theo Quyết định số 236/QĐ-TTg ngày 23/2/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển GTVT hàng không, giai đoạn đến năm 2020 định hướng đến năm 2030.

(Theo Dân Trí) 

Tin mới

"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
5 giờ trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Phụ phẩm tôm lâu nay toàn bỏ đi hóa ra giá trị cả tỷ USD
3 giờ trước
Với sản lượng hàng trăm nghìn tấn mỗi năm, phụ phẩm tôm đem chế biến sâu sẽ cho ra những sản phẩm có giá trị cao gấp nhiều lần, mang về cả tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, thực tế hiện giá trị phụ phẩm tôm mang lại còn quá khiêm tốn, hiện 70% chỉ dành cho chăn nuôi.
Chủ xe Defender lái 7.000km xuyên Việt Nam - Thái Lan: ‘Chạy địa hình sướng, có đoạn vượt 4.000 khúc cua, vẫn còn điểm bất tiện’
3 giờ trước
Anh Nguyễn Hoàng Anh - Chủ nhân chiếc Porsche 911 Dakar đầu tiên Việt Nam, vừa hoàn thành chuyến đi từ Việt Nam qua Lào rồi Thái Lan bằng chiếc Defender.
Hiện tượng lạ thường về xuất khẩu cà phê Việt Nam
2 giờ trước
Hiện tượng khác thường là giá cà phê tăng cao nhưng sản lượng xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân vì sao?
Đại biểu Quốc hội đề xuất lùi thời gian đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với bia
42 phút trước
Theo Đại biểu Quốc hội, doanh nghiệp phải có thời gian nhất định để cơ cấu lại sản phẩm, nếu áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia ngay từ 2026 thì không hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Bán 60.000 iPhone thu 2.000 tỷ đồng trong hơn 1 tháng, điều gì giúp TopZone 'on top' thị trường?
55 phút trước
TopZone tiếp tục khẳng định vị thế nhà bán lẻ ủy quyền cao cấp nhất của Apple với doanh thu chuỗi chương trình mở bán iPhone 16 nhanh chóng đạt 2.000 tỷ đồng, phản ánh hiệu quả của chiến lược chú trọng vào trải nghiệm khách hàng của thương hiệu.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
3 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.
Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
18 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
2 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.