Đề xuất nghiên cứu quy hoạch xây dựng sân bay quốc tế thứ 2 cho Vùng Thủ đô Hà Nội tại Ứng Hòa

29/09/2020 16:18
Theo quy hoạch vùng Thủ đô Hà Nội tầm nhìn đến 2050, dự kiến sân bay thứ hai (sân bay quốc tế Nam Hà Nội) đặt tại khu vực huyện Ứng Hòa (Hà Nội).

Sở Quy hoạch - Kiến trúc vừa kiến nghị UBND thành phố Hà Nội vừa có đề xuất rất đáng chú ý về phương án bố trí sân bay thứ 2 cho Vùng Thủ đô Hà Nội. Cụ thể, Sở này vừa kiến nghị UBND Tp Hà Nội giao Sở Giao thông Vận tải phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành liên quan và Tổng công ty Tư vấn thiết kế giao thông vận tải - Công ty cổ phần (TEDI) xây dựng dự thảo văn bản của thành phố đề nghị Bộ Giao thông Vận tải xem xét phương án bố trí sân bay thứ hai cho Vùng Thủ đô Hà Nội và cân nhắc việc lựa chọn vị trí tại khu vực phía Nam Hà Nội (ngoài việc mở rộng, nâng công suất Cảng hàng không quốc tế Nội Bài lên 100 triệu hành khách/năm).

Theo quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đang được Bộ Giao thông Vận tải triển khai theo nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 336/QĐ-TTg ngày 4-3-2020, có yêu cầu đánh giá việc nâng cấp và mở rộng, xây mới các cảng hàng không lớn như Nội Bài, Long Thành, Đà Nẵng, Cát Bi…để có định hướng dự trữ đất đai, hoặc nghiên cứu bổ sung sân bay mới.

Đề xuất nghiên cứu quy hoạch xây dựng sân bay quốc tế thứ 2 cho Vùng Thủ đô Hà Nội tại Ứng Hòa - Ảnh 1.

Quy hoạch vùng Thủ đô Hà Nội đến 2020 tầm nhìn 2050 được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định 490 ngày 5/8/2008, có dự kiến vị trí bay thứ hai (sân bay quốc tế Nam Hà Nội) đặt tại khu vực huyện Ứng Hòa (Hà Nội). Tại Quyết định 768 ngày 6/5/3016 được Thủ tướng phê duyệt Quy hoạch vùng Thủ đô Hà Nội đến 2030 tầm nhìn 2050 cũng có nội dung nghiên cứu 4 phương án bố trị sân bay thứ 2 cho Vùng Thủ đô gồm: Sân bay tại khu vực huyện Lý Nhân (tỉnh Hà Nam), cách trung tâm Hà Nội 60-65km; sân bay tại huyện Ứng Hòa (Hà Nội), cách trung tâm Hà Nội khoảng 35-40km; sân bay tại huyện Thanh Miện và Bình Giang (tỉnh Hải Dương), cách trung tâm Hà Nội khoảng 45-50km; sân bay tại huyện Tiên Lãng (Hải Phòng), cách trung tâm Hà Nội khoảng 120km.

Theo Sở Quy hoạch và Kiến trúc Hà Nội, vị trí bố trí sân bay thứ hai này đặt tại Nam Hà Nội có nhiều ưu điểm. Trong đó, khoảng cách đến trung tâm hợp lý cùng hệ thống giao thông thuận tiện cả về đường bộ, đường thủy và đường sắt; quỹ đất phát triển có khả năng bố trí lên tới 1.300ha thuận lợi về GPMB. Đồng thời, có điều kiện phát triển các khu đô thị vệ tinh, KCN, vận tải, logistics, kho bãi…tạo động lực phát triển kinh tế cho cả vùng Thủ đô.

Tin mới

Sẽ tăng mạnh nhập khẩu điện từ Lào
4 giờ trước
Bộ Công Thương sẽ tăng tối đa quy mô nhập khẩu điện từ Lào theo Hiệp định giữa hai Chính phủ
Giá vàng giảm mạnh, nhà đầu tư nên bán hay mua?
3 giờ trước
Sau chỉ đạo khẩn của Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc về việc tăng cường kiểm tra, xử lý tình trạng đầu cơ, thao túng thị trường vàng, giá vàng trong nước giảm mạnh.
Một loại phụ phẩm nông nghiệp sắp được xuất sang Trung Quốc, Việt Nam sản xuất tới 5 triệu tấn mỗi năm
2 giờ trước
Trong khi xuất khẩu gạo lên tới hàng triệu tấn mỗi năm thì phụ phẩm từ gạo – cám gạo mới bắt đầu được đẩy mạnh.
Điện thoại Samsung 5G giá rẻ nhất Việt Nam: Vừa lên kệ 1 tháng, thiết kế thời thượng, sức mạnh đáng giá
25 phút trước
Với việc cho ra mắt hàng loạt các dòng điện thoại 5G với mức giá cực rẻ, Samsung tiếp tục khẳng định vị thế trên thị trường smartphone.
Chuyên gia nêu nguyên nhân giá sầu riêng lao dốc
30 phút trước
Giá sầu riêng liên tục giảm sâu khiến người trồng lo lắng, nhất là vụ thu hoạch đang đến gần.

Tin cùng chuyên mục

Phân khúc xe hybrid tại Việt Nam tăng sức nóng
16 giờ trước
Nhóm xe hybrid tại Việt Nam đầu năm 2025 trở nên sôi động hơn với sự gia nhập của các tân binh như Kia Carnival HEV, Jaecoo J7 PHEV hay Honda HR-V e:HEV RS, cùng với mức giá dễ tiếp cận hơn.
Bán thứ không 'sờ nắm' được cho các hãng xe lớn, đơn vị này thu về 5,4 nghìn tỷ: 100% kỹ sư Việt góp công
1 ngày trước
Doanh thu của công ty này khi bán thứ sản phẩm không thể "sờ nắm" được lên tới hơn 5,4 nghìn tỷ đồng.
Vào ngày này năm 2007, Nokia ra mắt chiếc điện thoại khiến cả thế giới công nghệ thốt lên: Không thể cần gì hơn thế nữa
1 ngày trước
Đây là một trong những thiết bị đầu tiên định hình khái niệm "điện thoại có thể làm được nhiều hơn nghe gọi".
Muốn phát triển thị trường xuất khẩu ngành hàng chủ lực, Việt Nam cần làm gì?
1 ngày trước
Việt Nam ngày càng có nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực đạt kim ngạch tỷ USD, theo chuyên gia, cần có chiến lược để phát triển bền vững những ngành hàng mũi nhọn này.