Đề xuất sửa đổi Hiến pháp "rung chuyển" chính trường Nga: TT Putin đích thân giải thích, trấn an người dân

18/01/2020 23:04
Trong buổi họp với nhóm công tác sửa đổi Hiến pháp Nga hôm 16/1 vừa qua, Tổng thống Putin đã đích thân giải thích nhằm giúp mọi người hiểu rõ hơn về những đề xuất của mình.

Việc gia tăng quyền lực cho Quốc hội không ảnh hưởng tới nền cộng hòa Tổng thống ở Nga, và cũng không thay đổi những điều cốt lõi của Hiến pháp Nga, Tổng thống Vladimir Putin hôm 16/1 vừa qua khẳng định trong buổi họp với nhóm công tác sửa đổi Hiến pháp Nga, hãng thông tấn TASS đưa tin.

Cụ thể, ông Putin cho biết: "Những đề xuất vừa được tôi nêu ra [trong Thông điệp Liên bang ngày 15/1] không ảnh hưởng tới nền tảng cơ bản của Hiến pháp, và ý nghĩa của việc sửa đổi này là để đảm bảo nước Nga ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong vai trò là nhà nước pháp quyền, xã hội; nâng cao hiệu quả của các thể chế chính trị, tăng cường vai trò của xã hội dân sự, các đảng phái chính trị, và của các khu vực trong quá trình phát triển đất nước".

Giải thích về đề xuất trao thêm quyền lực cho Quốc hội, ông Putin cho biết điều này sẽ giúp nước Nga "trở nên cởi mở hơn", đồng thời thúc đẩy sự phối hợp giữa chính phủ và Quốc hội trong quá trình soạn thảo, ban hành và thực thi chính sách - trong khi vẫn giữ bản chất là một nước cộng hòa Tổng thống:

"Mọi người hãy tưởng tượng điều này: Thủ tướng được bổ nhiệm, và Tổng thống không có quyền bác bỏ lựa chọn [của Quốc hội]. Sau đó, Thủ tướng sẽ làm việc và gửi đề xuất trực tiếp tới Quốc hội, không phải tới Tổng thống. Quốc hội cũng sẽ thông qua các vị trí trong nội các và Tổng thống không có quyền bác bỏ quyết định ấy.

Điều này rất có ý nghĩa. Khi Quốc hội có nhiều quyền lực hơn, thì họ cũng phải chịu trách nhiệm lớn hơn - không chỉ đối với các Bộ trưởng và Phó Chủ tịch [nội các] do họ lựa chọn, mà còn đối với các công việc và nhiệm vụ của họ.

[...] Tôi tin rằng đa số những người có mặt ở đây và người dân Nga cũng sẽ đồng ý với điều này: nước Nga nên tiếp tục duy trì nền cộng hòa Tổng thống, và Tổng thống nên nắm giữ quyền lực quan trọng, cho phép người đó có thể cách chức những người vi phạm pháp luật, những người không trung thực trong công việc..."

Theo nhà lãnh đạo Nga, việc nước Nga chuyển hoàn toàn sang nền cộng hòa nghị viện sẽ rất phức tạp khi lãnh thổ Nga rộng lớn như vậy. "Do đó, việc kết hợp linh hoạt hai hình thức này - gia tăng quyền lực cho quốc hội và duy trì vai trò của nguyên thủ quốc gia - sẽ là lựa chọn hợp lý hơn".

Chính trường Nga thay đổi "chóng mặt" chỉ trong vòng 2 ngày

Sau khi Tổng thống Putin kết thúc bài phát biểu Thông điệp Liên bang hôm 15/1, (cựu) Thủ tướng Dmitry Medvedev cùng toàn thể nội các chính phủ Nga đã đệ đơn xin từ chức, và nhận được sự chấp thuận của Tổng thống.

Trong khi các quan chức của nội các cũ vẫn tạm thời giữ chức, thì ông Medvedev đã được Tổng thống Putin bổ nhiệm vào chức vụ mới: Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Liên bang Nga. Và chỉ vài giờ sau đó, ông Putin đã công bố danh tính nhân vật sẽ thay thế cho ông Medvedev: đó là ông Mikhail Mishustin, người đứng đầu cơ quan thuế Liên bang Nga.

Những diễn biến sau đó cũng diễn ra nhanh chóng. Ngày 16/1, phiên bỏ phiếu phê chuẩn ứng cử viên do ông Putin đề cử đã được tổ chức tại Duma Quốc gia (Hạ viện Nga). Toàn bộ 383 nghị sĩ có mặt đều bỏ phiếu thuận, và nước Nga đã chính thức có Thủ tướng mới sau khi Tổng thống Putin ký sắc lệnh bổ nhiệm ông Mishustin vào vị trí này.

Nhiều chuyên gia, đặc biệt là truyền thông phương Tây cho rằng động thái này cho thấy Tổng thống Putin đang chuẩn bị cho kế hoạch "nắm quyền trọn đời" sau khi rời chiếc ghế Tổng thống vào năm 2024 theo quy định của Hiến pháp Nga. Tuy nhiên, cũng có một số ý kiến cho rằng những diễn biến ngay lúc này vẫn chưa đủ để đánh giá về kịch bản tương lai.

Tin mới

[Trên Ghế 16] Người sắp lập gia đình, đã có gia đình, tài chính 500-700 triệu nên mua xe gì?
35 phút trước
Theo chuyên gia Đoàn Anh Dũng, việc lựa chọn xe cho từng đối tượng khách hàng phụ thuộc vào điều kiện tài chính và nhu cầu sử dụng của mỗi người, sau đó đến các yếu tố về thương hiệu và động cơ.
Đại chiến phá giá không thấy đáy giữa các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan: Hậu quả khôn lường
28 phút trước
Việc phá giá bất chấp hậu quả của các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan đang gây ra nhiều hậu quả tai hại cho chính quốc gia này và buộc Đại sứ quán Trung Quốc tại Thái Lan phải lên tiếng.
Yamaha ra mắt xe ga mới siêu tiết kiệm xăng, màu tím cực cá tính, cốp rộng hơn Honda Lead
1 phút trước
Yamaha tiếp tục khẳng định vị thế của mình trong phân khúc xe ga đô thị với phiên bản mới vừa được trình làng.
Ông nông dân trồng "loài cây quen thuộc" thu lãi nhẹ nhàng 2 tỷ đồng/năm
24 phút trước
Trồng "loài cây quen thuộc" mỗi năm thu lãi hơn 2 tỷ đồng, ông nông dân Nguyễn Huỳnh Thanh ở Tân Định, Bình Dương đã tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động ở địa phương với thu nhập bình quân 10 triệu đồng/người/tháng.
Giá USD hôm nay 20/9: Bất ngờ tăng tỷ giá "chợ đen" lấy lại mốc 25.000 đồng
55 phút trước
Giá USD hôm nay 20/9: Trong nước, tỷ giá "chợ đen" bất ngờ tăng 65 đồng ở cả 2 chiều so với cùng thời điểm ngày hôm qua, lên mức 24.965 - 25.065 VND/USD. Trái lại, tỷ giá USD/VND niêm yết tại các ngân hàng thương mại lại đồng loạt giảm.

Tin cùng chuyên mục

Giá USD hôm nay 19/9: Tỷ giá "chợ đen" lao dốc, bán ra dưới 25.000 đồng
1 ngày trước
Giá USD hôm nay 19/9: Trong nước, tỷ giá USD/VND niêm yết tại thị trường tự do bất ngờ "rơi" 50 đồng ở cả 2 chiều khiến chiều bán chính thức về dưới mốc 25.000 đồng. Hiện thị trường này đang niêm yết ở mức 24.850 - 24.950 VND/USD.
6 phút “chạm” may mắn trên điện thoại với Bingo18
1 ngày trước
“Vừa sáng mua vé dự thưởng, chỉ 6 phút sau đã biết mình trúng thưởng rồi thấy tiền về ngay, tinh thần của tôi rất phấn khởi”, chị Ngọc Bích - một người chơi xổ số Bingo18 chia sẻ.
Giá USD hôm nay 18/9: Tỷ giá "chợ đen" giảm, ngân hàng phục hồi
2 ngày trước
Giá USD hôm nay 18/9: Trong nước, tỷ giá USD/VND trên thị trường tự do giảm 30 đồng ở cả 2 chiều, xuống mức 24.900 - 25.000 VND/USD. Ngược lại, tại các ngân hàng thương mại, tỷ giá niêm yết bắt đầu hồi phục khi đồng loạt tăng từ 50 đồng đến hơn 80 đồng so với ngày hôm qua.
Khủng hoảng Volkswagen: Nếu đóng cửa nhà máy sẽ khiến cả 1 thị trấn điêu đứng, 60.000 cư dân lo mất kế sinh nhai, chính Bộ trưởng phải vào cuộc
2 ngày trước
“Sẽ không có Wolfsburg nếu thiếu Volkswagen”, một nhân viên Volkswagen nói.