Đề xuất thoái vốn bất ngờ của Tổng Công ty Hàng hải tại nhiều cảng biển lớn

24/10/2022 11:11
TPO - Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) đề xuất, giai đoạn từ nay tới năm 2025 sẽ thoái vốn nhà nước nắm giữ tại công ty mẹ về mức 65%, giảm mức sở hữu tại một số cảng biển lớn về mức 51% tại cảng Cần Thơ, Quy Nhơn (Bình Định), Đà Nẵng, Cam Ranh (Khánh Hòa)…

Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) vừa hoàn thiện dự thảo Đề án cơ cấu tổng công ty giai đoạn 2021-2025, gửi lấy ý kiến các bộ ngành, đơn vị liên quan. Theo đề án, VIMC đề xuất giảm tỷ lệ sở hữu nhà nước tại công ty mẹ từ 99,4% vốn hiện nay xuống còn 65%.

Tuy nhiên, Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (đại diện vốn nhà nước tại VIMC) cho rằng, cảng biển là cấu phần quan trọng của ngành hàng hải, là khâu đột phá chiến lược về hạ tầng. Do đó, cần ưu tiên đảm bảo hài hoà giữa phát triển kinh tế - xã hội với quốc phòng - an ninh, góp phần giữ vững độc lập, chủ quyền biển đảo, nên nhà nước vẫn cần nắm giữ.

Với khối doanh nghiệp thành viên VIMC đang khai thác các cảng biển, VIMC đề xuất giảm tỷ lệ sở hữu vốn của công ty mẹ tại các cảng này. Cụ thể, VIMC đề xuất giảm sở hữu vốn của công ty mẹ tại 5 cảng về mức 51% cổ phần, gồm: Cảng Cần Thơ (đang nắm 99% vốn), cảng Cam Ranh (đang nắm gần 81% vốn), cảng Quy Nhơn (hiện nắm 75% vốn), cảng Đà Nẵng (hiện nắm 75% vốn), cảng Cái Lân (Quảng Ninh, hiện nắm 56% vốn).

Riêng cảng Hải Phòng, VIMC đề xuất giảm tỷ lệ vốn sở hữu từ 92,5% hiện nay xuống còn 65% vốn; thoái toàn bộ vốn tại Công ty TNHH Vận tải hàng công nghệ cao (hiện nắm 56% vốn).

Đề xuất thoái vốn bất ngờ của Tổng Công ty Hàng hải tại nhiều cảng biển lớn - Ảnh 1.

VIMC tiếp tục đề xuất thoái bớt vốn đang nắm giữ tại cảng Quy Nhơn sau khi mới thu hồi lại phần vốn đã thoái trước đó. Cảng Quy Nhơn tiếp tục mang lại lợi nhuận lớn cho VIMC.

Ủy ban quản lý vốn cho rằng, các doanh nghiệp thành viên của VIMC đang nắm các cảng biển lớn, quan trọng, làm ăn hiệu quả. Năm 2021, lợi nhuận trước thuế của khối doanh nghiệp cảng gần 2.600 tỷ đồng, chiếm 71% lợi nhuận hợp nhất của VIMC, tập trung các cảng như Sài Gòn, Quy Nhơn, Hải Phòng, Đà Nẵng.

Ủy ban vốn đề nghị VIMC có thoái vốn tại các doanh nghiệp cảng biển, nhưng chỉ giảm tỷ lệ sở hữu về mức 65% (thay vì 51% như VIMC đề xuất), gồm các cảng: Cần Thơ, Hải Phòng, Cam Ranh, Quy Nhơn, Đà Nẵng. Riêng cảng Cái Lân không tiếp tục thoái vốn. Năm 2021, các cảng biển này đều có lãi, như: Cảng Quy Nhơn lãi hơn 330 tỷ đồng, cảng Đà Nẵng lãi hơn 238 tỷ đồng, cảng Cam Ranh lãi 43 tỷ đồng, cảng Cái Lân lãi 5 tỷ đồng…

Riêng khối doanh nghiệp thành viên của VIMC trong lĩnh vực vận tải biển, dịch vụ hàng hải và logistics, VIMC đề xuất thoái hết vốn tổng công ty đang nắm tại đa số các công ty này, gồm: Công ty CP Vận tải biển và Thương mại Phương Đông (hiện VIMC nắm 49% vốn); Công ty CP Vận tải và thuê tàu biển Việt Nam (hiện nắm hơn 47% vốn); Công ty CP Hàng hải Đông Đô (hiện nắm gần 49% vốn); Công ty CP Vận tải biển Hải Âu (hiện nắm hơn 26% vốn); Công ty CP Vinalines Nha Trang (hiện giữ gần 92% vốn); Công ty Liên danh khai thác container Việt Nam (hiện giữ 60% vốn); Công ty CP Hàng hải Sài Gòn (hiện giữ hơn 10% vốn).

Riêng Công ty CP Vận tải biển Vinaship (hiện VIMC nắm 51% cổ phần) và Công ty CP VIMC logistics Việt Nam (hiện nắm hơn 56% cổ phần), VIMC đề xuất thoái một phần, chỉ giữ lại 36% cổ phần.

Ủy ban quản lý vốn đồng thuận với đề xuất của VIMC về thoái vốn tại các doanh nghiệp thành viên trong lĩnh vực vận tải biển, dịch vụ hàng hải và logistics. Với khối doanh nghiệp vận tải biển, Ủy ban này cho rằng các đơn vị chủ yếu khai thác tàu chở hàng rời, tuổi thọ cao (bình quân trên 20 năm) nên chi phí hoạt động lớn, một số doanh nghiệp thua lỗ kéo dài, âm vốn chủ sở hữu.

VIMC là doanh nghiệp nhà nước, hoạt động trong 3 lĩnh vực trọng yếu là vận tải biển, cảng biển và dịch vụ hàng hải. Tổng công ty có mạng lưới doanh nghiệp thành viên rộng khắp cả nước, quản lý trực tiếp và gián tiếp 14 cảng biển có vị trí quan trọng. Hiện VIMC hoạt động ổn định và tăng trưởng, lợi nhuận trước thuế năm 2021 đạt trên 230 tỷ đồng, 6 tháng đầu năm nay đã có lợi nhuận trước thuế hơn 525 tỷ đồng (vượt 19% so với kế hoạch cả năm). Dự kiến, năm nay tổng công ty này sẽ hết lỗ lũy kế và có lãi, đồng thời lên kế hoạch phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ để đầu tư cho đội tàu container.


Tin mới

"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
5 giờ trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Phụ phẩm tôm lâu nay toàn bỏ đi hóa ra giá trị cả tỷ USD
3 giờ trước
Với sản lượng hàng trăm nghìn tấn mỗi năm, phụ phẩm tôm đem chế biến sâu sẽ cho ra những sản phẩm có giá trị cao gấp nhiều lần, mang về cả tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, thực tế hiện giá trị phụ phẩm tôm mang lại còn quá khiêm tốn, hiện 70% chỉ dành cho chăn nuôi.
Chủ xe Defender lái 7.000km xuyên Việt Nam - Thái Lan: ‘Chạy địa hình sướng, có đoạn vượt 4.000 khúc cua, vẫn còn điểm bất tiện’
3 giờ trước
Anh Nguyễn Hoàng Anh - Chủ nhân chiếc Porsche 911 Dakar đầu tiên Việt Nam, vừa hoàn thành chuyến đi từ Việt Nam qua Lào rồi Thái Lan bằng chiếc Defender.
Hiện tượng lạ thường về xuất khẩu cà phê Việt Nam
2 giờ trước
Hiện tượng khác thường là giá cà phê tăng cao nhưng sản lượng xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân vì sao?
Đại biểu Quốc hội đề xuất lùi thời gian đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với bia
29 phút trước
Theo Đại biểu Quốc hội, doanh nghiệp phải có thời gian nhất định để cơ cấu lại sản phẩm, nếu áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia ngay từ 2026 thì không hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Mì tôm thanh long nhận vốn triệu USD, nhà sản xuất muốn thu 2.000 tỷ đồng
22/10/2024 09:28
Mì thanh long đã tiêu thụ hơn 3 triệu gói mì sau chiến dịch “Lần đầu tiên trái thanh long có trong mì tôm”, các nhà sáng lập tham vọng thu 2.000 tỷ đồng năm 2026.
Nữ đại gia đứng sau chuỗi cafe Katinat sở hữu khối tài sản "khủng" cỡ nào?
13/09/2024 05:42
Theo tìm hiểu của PV, thành công của chuỗi Katinat có sự đóng góp không nhỏ của nữ doanh nhân Trương Nguyễn Thiên Kim - vợ Tổng giám đốc Chứng khoán Bản Việt.
VNG bổ nhiệm quyền Tổng giám đốc thay ông Lê Hồng Minh
07/09/2024 08:54
Sáng nay (7/9), VNG đã thông báo bổ nhiệm ông Kelly Wong - phó Tổng giám đốc VNG làm quyền Tổng giám đốc thay ông Lê Hồng Minh.
Lộ diện ông trùm đứng sau Black Myth: Wukong: Sở hữu công ty giá trị tỷ đô, lọt danh sách 30 Under 30” của Forbes
05/09/2024 08:40
Cuối cùng, nhân vật đứng sau tựa game đình đám Black Myth: Wukong cũng đã lộ diện.