Deal Street Asia: Alibaba và Tencent đang "ngấm ngầm" tăng tầm ảnh hưởng ở thị trường thanh toán số Đông Nam Á, các chính phủ phải làm gì?

27/06/2020 07:46
Dữ liệu do DealStreetAsia tổng hợp cho thấy, hai tập đoàn này, mỗi bên đã tham gia gián tiếp bằng cách đổ vốn vào hơn chục thương hiệu thanh toán số hoặc ví điện tử ở 6 thị trường chính của Đông Nam Á: Indonesia, Malaysia, Myanmar, Thái Lan, Philippines và Việt Nam.

Hai tập đoàn công nghệ Trung Quốc Alibaba Group Holding và Tencent Holdings đang tham vọng lấn sân vào thị trường thanh toán kỹ thuật số đang bùng nổ ở Đông Nam Á, theo nghiên cứu của DealStreetAsia.

Dữ liệu do DealStreetAsia tổng hợp cho thấy, hai tập đoàn này, mỗi bên đã tham gia gián tiếp bằng cách đổ vốn vào hơn chục thương hiệu thanh toán số hoặc ví điện tử ở 6 thị trường chính của Đông Nam Á: Indonesia, Malaysia, Myanmar, Thái Lan, Philippines và Việt Nam.

Những dịch vụ ví điện tử có sự hoạt động gián tiếp của hai "gã khổng lồ" này đạt tới 150 triệu người dùng đăng ký và thường là thương hiệu hàng đầu trong thị trường của họ. Trong khi Tencent sở hữu cổ phần của Gojek, ví điện tử GoPay lại không nằm trong số những sản phẩm được Tencent phân loại trong báo cáo tài chính, do ảnh hưởng hạn chế của Tencent đối với chiến lược của họ.

Các công ty này cho phép Alibaba và Tencent tiếp cận với thị trường thanh toán số đầy tiềm năng của Đông Nam Á. Google, Temasek và Bain & Co đã dự đoán, thị trường thanh toán số của ASEAN-6 sẽ tăng gấp hơn 5 lần tổng giá trị giao dịch trong giai đoạn từ năm 2019 đến 2025, lên đến 114 tỷ USD.

Tiềm năng thanh toán số có thể còn lớn hơn nữa khi đại dịch COVID-19 bùng phát. Các biện pháp cách ly xã hội đã khiến mọi người nhanh chóng chấp nhận ví điện tử.

Lấy ví dụ về Grab. Siêu ứng dụng vận hành ví điện tử Moca/GrabPay trên 6 quốc gia được DealStreetAsia khảo sát. Công ty này cho biết họ đã chứng kiến sự gia tăng đáng kể số lượng người dùng không dùng tiền mặt lần đầu cho GrabFood trong tháng 2 và tháng 3. Đặc biệt là trong vài tuần đầu tiên các biện pháp giãn cách xã hội được thực hiện.

Deal Street Asia: Alibaba và Tencent đang ngấm ngầm tăng tầm ảnh hưởng ở thị trường thanh toán số Đông Nam Á, các chính phủ phải làm gì? - Ảnh 1.

Chính phủ cũng đang có các sáng kiến hỗ trợ ví điện tử. Chính phủ Malaysia đã dành 450 triệu ringgit (105 triệu USD) để cung cấp trợ cấp cho các công dân đủ điều kiện và sử dụng 3 nhà khai thác ví điện tử cho việc giải ngân, giúp họ bắt đầu thâm nhập sâu hơn vào thị trường địa phương trong quá trình này.

"Gần 3 triệu người Malaysia đã đăng ký sử dụng ​​và khoảng 66 triệu ringgit đã được giải ngân vào tháng 1", Bộ trưởng tài chính nước này nói với truyền thông địa phương.

Câu chuyện tương tự đã xảy ra ở Việt Nam. Đại dịch COVID-19, cùng với việc thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt cho các dịch vụ công, đã thúc đẩy các giao dịch phi tiền mặt tăng nhanh trong bốn tháng đầu năm 2020, theo dữ liệu từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Thanh toán qua Internet cũng đã được mở rộng. Số lượng giao dịch tăng 3,2% và lượng giao dịch tăng 45,7% so với cùng kỳ năm 2019. Số lượng giao dịch qua thanh toán di động tăng gần 200% và lượng giao dịch tăng 22%. 

ZaloPay được hỗ trợ bởi Tencent, Warburg Pincus hỗ trợ Momo trong khi Moca được Grab hậu thuẫn có khả năng đã củng cố được vị thế thống lĩnh thị trường của họ trong giai đoạn này.

Alibaba dường như có lợi thế ở Malaysia và Myanmar, còn Tencent có lẽ đang có ảnh hưởng tốt hơn tại Việt Nam. Hai bên tương đối cân sức ở Philippines và Thái Lan. Trong khi đó ở Indonesia, nền kinh tế lớn nhất khu vực, GoPay đã thống trị, được hỗ trợ với các khoản đầu tư mới đây từ Facebook và PayPal.

Số liệu người dùng một mình không phải là một dấu hiệu của sự thành công cuối cùng. Khi tiền mặt tăng cường, ví điện tử không có hệ sinh thái lành mạnh và chiến lược duy trì có khả năng đối mặt với các câu hỏi về sự sống còn.

Chính sách của chính phủ sẽ vẫn đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của ví điện tử. Việc "xương sống" của hệ thống thanh toán quốc gia được chuẩn hóa, có thể hỗ trợ những công ty mới, hoặc ngược lại, khiến học phải đóng cửa. Việc kiểm soát các khoản phí của ví điện tử có thể làm giảm biên lợi nhuận của những công ty thanh toán số nhỏ hơn.

Những thay đổi trong môi trường chính trị cũng có thể ảnh hưởng đến các chính sách ngắn hạn. Các nước Đông Nam Á đã mở cửa thị trường cho người chơi nước ngoài trong khi Chính phủ Trung Quốc lại đang thúc đẩy quá trình quốc tế hóa các dịch vụ tài chính của Trung Quốc. Mặt khác, đại dịch coronavirus đã buộc các chính phủ phải kiểm tra lại sự phụ thuộc của họ vào hàng hóa và dịch vụ của Trung Quốc, Deal Street Asia nhận định.

Khi các chính phủ của Đông Nam Á tăng cường nỗ lực số hóa các nền kinh tế và thúc đẩy tài chính bao trùm, rõ ràng, họ nên thúc đẩy các công ty trong nước của họ thống trị toàn bộ hệ sinh thái. Để ngay cả khi các công ty nước ngoài được phép trực tiếp vận hành ví điện tử của họ ở một quốc gia cụ thể, nếu không có dòng tiền lớn để đốt, họ sẽ khó có thể duy trì tầm ảnh hưởng của mình.

Tin mới

Sau thời gian 'chạy ầm ầm' ở Việt Nam, một mẫu xe VinFast đã bàn giao tại Mỹ: Rất hợp bản địa!
6 giờ trước
VinFast vừa chính thức bàn giao lô đầu tiên của mẫu xe điện VF 9 tại Mỹ.
Hai tháng nữa là Tết, Vespa 946 bản Rồng 'hết thời' hét giá, từng đắt ngang xe sang nay có nơi rao dưới 500 triệu
5 giờ trước
Từng một thời có giá bị thổi lên tới 700-800 triệu, cao hơn hẳn mức chính hãng 455 triệu, nay Vespa 946 Dragon nhập khẩu không chính hãng được rao bán với giá tầm 400-600 triệu đồng.
Xe ô tô Trung Quốc nhập vào Việt Nam tăng gấp đôi
5 giờ trước
Chỉ trong thời gian ngắn, hàng loạt thương hiệu ô tô Trung Quốc từ xe xăng cho đến hybrid và xe thuần điện tràn vào Việt Nam.
Ngành hàng tỷ đô Việt Nam lọt top đầu thế giới, hơn 100 quốc gia từ Á sang Âu đều mê thích
4 giờ trước
Mỹ, EU, Trung Đông và các nước CPTPP là 4 thị trường tiêu thụ nhiều nhất mặt hàng này của Việt Nam.
Nhộn nhịp khuyến mãi cuối năm
3 giờ trước
Mùa cao điểm mua sắm cuối năm đã bắt đầu khi người tiêu dùng chi tiêu mạnh tay hơn nhằm chuẩn bị cho các dịp lễ, Tết sắp tới

Tin cùng chuyên mục

Xe Trung Quốc ở Việt Nam lúc này: Dè dặt xe điện, chuyển hướng bán hybrid, xe xăng
13 giờ trước
Trước hàng loạt thách thức ở thị trường Việt Nam, xe điện Trung Quốc dường như đã không bùng nổ như kỳ vọng, thậm chí có xu hướng "dè dặt" hơn trong việc ra mắt. Thay vào đó, các hãng lại tỏ ra ưu ái xe đốt trong hơn khi đã và sắp ra những mẫu mới sử dụng động cơ xăng hoặc hybrid.
Giá USD hôm nay 23/11: Tăng không ngừng, tỷ giá "chợ đen" đảo chiều giảm
14 giờ trước
Giá USD hôm nay 23/11 trên thế giới tăng không ngừng, có thời điểm chạm mức 108. Trong nước, giá USD ngân hàng bán ra cộng thêm 5 đồng, trong khi tỷ giá "chợ đen" diễn biến lạ.
Bán 60.000 iPhone thu 2.000 tỷ đồng trong hơn 1 tháng, điều gì giúp TopZone 'on top' thị trường?
17 giờ trước
TopZone tiếp tục khẳng định vị thế nhà bán lẻ ủy quyền cao cấp nhất của Apple với doanh thu chuỗi chương trình mở bán iPhone 16 nhanh chóng đạt 2.000 tỷ đồng, phản ánh hiệu quả của chiến lược chú trọng vào trải nghiệm khách hàng của thương hiệu.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
20 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.