Deloitte: EVFTA sẽ ảnh hưởng thế nào đến cơ cấu từng ngành hàng của Việt Nam?

31/07/2020 20:54
Mới đây, tại buổi hội thảo trực tuyến EVFTA - Những điểm đáng lưu ý về thương mại hàng hóa do Deloitte tổ chức, các lãnh đạo khối dịch vụ Tư vấn Hải quan và thương mại toàn cầu của công ty này đã tóm tắt các lợi ích thương mại của EVFTA và các yêu cầu từ Hiệp định này để doanh nghiệp tiếp cận thị trường và hưởng những ưu đãi nhất định.

Tại hội thảo, bà Nguyễn Hải Vân, Trưởng phòng Tư vấn Thuế tại Deloitte, cho biết ngày 1/8 tức là ngày mai sẽ là ngày Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) có hiệu lực, cũng như ngày mà cả hai bên ký kết Hiệp định thực hiện việc cắt giảm thuế quan lần đầu tiên.

Tuy nhiên, việc cắt giảm thuế quan sẽ được áp dụng từng mốc thời gian khác nhau đối với từng mặt hàng khác nhau. Mốc cắt giảm thuế quan lần thứ hai sẽ được tính vào ngày đầu tiên của năm dương lịch kế tiếp. Điều này có nghĩa là mốc cắt giảm thuế quan tiếp theo sẽ vào ngày 1/1/2021.

Bà Nguyễn Hải Vân chỉ ra rằng, đối với một số mặt hàng mà Việt Nam có thế mạnh, điển hình như các mặt hàng về nông nghiệp như động vật sống, thủy hải sản, rau củ quả, gạo, cà phê, mật ong, hàng dệt may, gỗ thì EU sẽ tạo điều kiện thuật lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam. Hầu như hàng hóa xuất xứ từ Việt Nam trong các lĩnh vực trên sẽ được cắt giảm thuế ngay lập tức vào ngày 1/8/2020 khi nhập vào thị trường châu Âu.

Tuy nhiên, chỉ 50% mặt hàng trong nhóm hàng thủy hải sản được cắt giảm thuế ngay lập tức vào ngày mai. Những mặt hàng còn lại sẽ rơi vào các mốc cắt giảm khác nhau, trong khoảng từ năm thứ tư, năm thứ tám, hoặc năm thứ 16.

Theo Hiệp định, hầu như các mặt hàng của Việt Nam nhập khẩu vào EU có lộ trình dài nhất là 8 năm. Những mặt hàng có lộ trình cắt giảm thuế quan càng dài thì có nghĩa rằng càng có cái tính nhạy cảm đối với thị trường nội địa của EU, cụ thế hơn là đối với các doanh nghiệp sản xuất trong nước của EU.

Ví dụ như do EU có thế mạnh về các mặt hàng về ca cao hoặc phụ gia ca cao nên Việt Nam sẽ nhận được ít ưu đãi hơn. Mặt hàng này sẽ được cắt giảm thuế vào năm thứ tám của Hiệp định.

Về phía Việt Nam, lộ trình cắt giảm thuế quan của Việt Nam dài gấp đôi so với EU. Mốc cuối cùng của Việt Nam là vào năm thứ 16 của Hiệp định, áp dụng với mặt hàng thuốc lá.

Hiện nay, mặt hàng thuốc lá tại VN đang áp dụng theo chế độ hạn ngạch thuế quan theo cam kết trong WTO.

Tuy vậy, vào ngày 1/8 tới, Việt Nam cũng đã dành rất nhiều ưu đãi đối với hàng hóa có xuất xứ từ EU. Số lượng dòng hàng được cắt giảm 0% thuế chiếm tới gần 50% trên biểu thuế xuất nhập khẩu của Việt Nam, tập trung chủ yếu vào một số nhóm ngành như máy móc thiết bị, dược phẩm, hóa chất, các cái sản phẩm từ sữa, hàng dệt may, sách in.

Tương tự như đối với EU, Việt Nam cũng không áp dụng ưu đãi thuế xuất nhập khẩu 0% với toàn bộ các mặt hàng thuộc nhóm máy móc thiết bị ngay lập tức vào ngày 1/8 tới, mà sẽ tùy thuộc vào tính chất từng mặt hàng.

Ví dụ như hàng dệt may, 80% sản phẩm dệt may nhập khẩu vào EU từ Việt Nam sẽ được hưởng mức thuế suất EVFTA là 0% vào 1/8/2020. Tuy nhiên, các mặt hàng còn lại sẽ rơi vào các mốc cắt giảm khác nhau.

Theo nghiên cứu của Deloitte, các mặt hàng dệt may được hưởng ưu đãi thuế 0% chủ yếu rơi vào các mặt hàng sợi hay các mặt hàng nguyên phụ liệu dệt may phục vụ cho sản xuất của ngành dệt may trong nước.

Đối với những mặt hàng có tính chất nhạy cảm với Việt Nam, ví dụ rượu, đồ uống có cồn, xe máy, ô tô, phụ tùng xe máy, linh kiện ô tô hoặc các loại thịt như thịt gà, thịt lợn thì sẽ có lộ trình cắt giảm dài.

Các mặt hàng này sẽ được cắt giảm vào năm thứ tám, năm thứ 10 hoặc năm thứ 11 của Hiệp định. Đồng thời, dầu khí cũng là một mặt hàng có lộ trình cắt giảm dài, vào năm thứ 11 của Hiệp định.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và EU từ năm 2010 dự kiến đến năm 2020 cho thấy, kể từ năm 2010, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam tăng lên rất ấn tượng.

Năm 2010, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU là 9,63 tỷ USD. Đến năm 2015, kim ngạch này đã tăng lên hơn gấp 3 lần, đạt mức 30 tỷ USD và dự kiến vào năm 2020, con số này sẽ xấp xỉ 50 tỷ USD.

Trong suốt 10 năm vừa qua, Việt Nam liên tục xuất siêu sang thị trường châu Âu và con số số xuất siêu ngày càng tăng. Cụ thể vào năm 2010, xuất siêu của Việt Nam đạt mức 47 tỷ USD. Đến năm năm 2015, con số này là 21,57 tỷ USD. Vào năm 2020, mặc dù với tình hình bất định của đại dịch, nhưng Tổng cục Thống kê vẫn dự báo con số này sẽ lên đến khoảng 32,59 tỷ USD.

Mặc dù kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ EU thấp hơn so với xuất khẩu, nhưng nếu so với các thị trường khác thì đây cũng là một con số đáng kinh ngạc.

Năm 2010, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ EU đạt mức 4,9 tỷ USD. Dự kiến vào năm 2020, con số này sẽ tăng lên gần gấp 4 lần, ở mức 17,19 tỷ USD.

Với các tác động của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) từ 2020 đến 2030, dự kiến kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng. Các chuyên gia cho rằng con số này tăng nhiều nhất ở giai đoạn 5 năm đầu tiên và sẽ giữ vững mức độ tăng đến năm 2030.

Theo dự báo của Tổng cục Thống kê, kim ngạch xuất khẩu sang EU của Việt Nam sẽ đạt mức hơn 59 tỷ USD và kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ EU sẽ ở mức gần 20 tỷ USD vào năm 2025.

Ngoài ra, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) cũng có những tác động thương mại đáng kể về thị phần các ngành hàng của một số doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường EU.

Theo thống kê của Trung tâm Thương mại Quốc tế (International Trade Centre), 5 ngành sản xuất và xuất khẩu chính của Việt Nam sang thị trường EU đó là ngành dệt may, da giày, ngũ cốc, sản phẩm nuôi trồng thủy sản và máy móc thiết bị.

Trong đó, tiềm năng ngành dệt may, da giày trên thị trường châu Âu ở mức lớn nhất. Đối với ngành dệt may, thị phần của Việt Nam tại EU đạt 2,2% vào năm 2019 và dự kiến Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) sẽ giúp ngành này tăng tỷ trọng lên tới 3,6%. Năm 2019, thị phần của Việt Nam tại EU đối với ngành da giày là 11,7%, dự kiến đến năm 2025, con số này sẽ đạt mức 15,3%.

Đối với các mặt hàng ngũ cốc, mặc dù tỷ lệ tăng không nhiều nhưng Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) cũng sẽ tạo điều kiện giúp tác động tích cực trong các ngành hàng này.

Tin mới

Yamaha Fazzio Blue Core Hybrid ra mắt: 'Cứu tinh' cho dân văn phòng mùa xăng tăng giá!
24 phút trước
Mẫu xe tay ga cỡ nhỏ, vốn đã quen thuộc tại thị trường Đông Nam Á này nay đã được trang bị công nghệ hybrid tiên tiến, hứa hẹn mang đến hiệu suất tiêu thụ nhiên liệu ấn tượng hơn, đáp ứng xu hướng ngày càng khắt khe về bảo vệ môi trường.
Mẫu di động gập 'tốt nhất thị trường' đang cho đặt trước, nhận quà đặc quyền trị giá 15 triệu tại TGDĐ
36 phút trước
Đến 11/4, khách hàng đặt trước OPPO Find N5 tại Thế Giới Di Động vừa có cơ hội sở hữu sớm siêu phẩm này, vừa được tặng thêm bảo hành mở rộng, bảo hiểm rơi vỡ màn hình, hỗ trợ lên đời và loạt dịch vụ riêng biệt, tổng trị giá 15 triệu đồng.
G7 hợp tác công ty của ông Phạm Nhật Vượng mua 899 xe điện VinFast, dự kiến 'xanh hóa' toàn bộ đội xe 4.000 chiếc
50 phút trước
G7 ký kết hợp tác với Xanh SM để chuyển đổi gần 4.000 xe sang xe điện với lô xe đầu tiên là 899 xe điện VinFast.
Vingroup muốn làm dự án điện gió 4,5 tỷ USD ở Trà Vinh
14 phút trước
Sau khi hoàn thành, dự án mang lại nguồn thu khoảng 700 – 800 triệu USD/năm.
Giá xăng giảm mạnh gần 2.000 đồng/lít, xuống mức thấp nhất gần 4 năm
28 phút trước
Tại kỳ điều chỉnh hôm nay (10/4), giá xăng giảm mạnh 1.490 - 1.710 đồng/lít.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Thịt bò

BEEF

1.330.285.040 VNĐ / tấn

322.00 BRL / kg

0.74 %

- 2.40

Thịt gà

CHICKEN

35.942.484 VNĐ / tấn

8.70 BRL / kg

0.12 %

+ 0.00

Thịt heo

LEAN HOGS

4.932.269 VNĐ / tấn

86.05 USD / lbs

1.06 %

- 0.93

» Xem tất cả giá Thực phẩm

Tin cùng chuyên mục

Loạt xe Kia ‘date cũ’ giảm giá tại đại lý: Carnival giảm sâu nhất 121 triệu, giá Soluto về mốc 356 triệu
2 giờ trước
Các đại lý Kia trên toàn quốc đang áp dụng mức giảm chung 11-121 triệu đồng với lô xe sản xuất 2024 nhằm kích cầu mua sắm, dọn kho đón xe mới.
Mỹ đang mua hàng chục nghìn tấn 'sản vật' của Việt Nam: là khách quen số 1 trong 10 năm liền, khó bị ảnh hưởng bởi thuế đối ứng
1 ngày trước
'Mỏ vàng' của Việt Nam chiếm 98% tổng giá trị nhập khẩu của Mỹ.
Tỷ phú Nguyễn Đăng Quang viết tâm thư trấn an nhân viên: 'Thị trường Mỹ chỉ góp dưới 1% doanh thu của Masan Consumer'
2 ngày trước
Trong bối cảnh Mỹ áp dụng chính sách thuế mới đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam, tỷ phú Nguyễn Đăng Quang khẳng định chính sách thuế của Mỹ sẽ tác động không đáng kể đến hoạt động kinh doanh của tập đoàn.
"Chiến thần" livestream bán hàng giả, trách nhiệm của sàn thương mại điện tử ở đâu?
3 ngày trước
(NLĐO) - Các sàn thương mại điện tử nơi cung cấp "chợ ảo" cho người nổi tiếng, người có tầm ảnh hưởng bán hàng và có hưởng phần trăm từ doanh thu