Ga Yonggwang (Vinh Quang), một trong những ga lộng lẫy nhất trên mạng lưới tàu điện ngầm Bình Nhưỡng, được khai trương vào tháng 4/1987. Đèn chùm của nó được thiết kế để gợi nhớ lại những màn bắn pháo hoa mừng chiến thắng, trong khi những cột đá cẩm thạch khổng lồ được điêu khắc hình ngọn đuốc chiến thắng. Ảnh: Oliver Wainwright
Ga Puhung (Phục Hưng) mở cửa vào năm 1987 là ga cuối của tuyến Chollima và là một trong những ga tàu điện ngầm được trang trí công phu nhất của Bình Nhưỡng. Những chùm đèn lộng lẫy - được cho là nặng tới 4 tấn mỗi chiếc - thắp sáng sảnh hướng về phía một bức tranh khảm cố chủ tịch Triều Tiên Kim Nhật Thành và những người lao động trung thành trong quá trình tái thiết Bình Nhưỡng sau chiến tranh Triều Tiên.
Ga Hwanggumbol (Hoàng Kim Cốc), có các họa tiết trang trí đều đề cập đến những vụ thu hoạch bội thu. Trong bức tranh, cố chủ tịch Triều Tiên Kim Nhật Thành đứng trên một cánh đồng lúa mì vàng, trong khi đèn chùm được thiết kế để gợi lên những chùm nho. Với những cái tên như Đồng chí, Khải hoàn, Chiến thắng và Thống nhất, mỗi điểm dừng trên tàu điện ngầm nhắc tới một khía cạnh khác nhau trong lịch sử Triều Tiên. Sách hướng dẫn cũng viết rằng hệ thống này “không chỉ là phương tiện giao thông mà còn là nơi chứa đựng ý thức hệ giáo dục".
Một bức tượng của ông Kim Nhật Thành chào đón hành khách trên sân ga Kaeson (Khải Hoàn). Ở những nơi khác trong nhà ga, có bức chân dung của nhà lãnh đạo đang đọc diễn văn “sau khi giải phóng đất nước qua cuộc kháng chiến chống Nhật gian khổ và đẫm máu và trở về nhà trong chiến thắng”.
Một người phục vụ lễ đài đứng bên bức tranh khảm cảnh ven biển ở ga Konguk (Kiến quốc). Tàu điện ngầm do Bộ Nội vụ điều hành, với các tiếp viên nữ giám sát thang cuốn và sân ga giống như những người lính làm nhiệm vụ, hoàn chỉnh với đồng phục đen và các cấp bậc khác nhau.
Các bức tranh khảm cầu thủ bóng đá và vũ công trên các cột trụ của nhà ga Samhung, mở cửa vào năm 1975 và hiếm khi được người nước ngoài ghé thăm.
Các bức tranh ở cuối sân ga của mỗi nhà ga thường có hình ông Kim Nhật Thành. Tại nhà ga Tongil (Thống nhất) trên tuyến Chollima, bức tranh mô tả niềm vui đoàn tụ của người dân hai miền bán đảo Triều Tiên.
Mọi người đứng trước một bức tranh khảm. Được xây dựng từ năm 1965 đến năm 1987, với 16 nhà ga trên hai tuyến, tàu điện ngầm Bình Nhưỡng được cho là sâu nhất thế giới với độ cao 110 mét, sâu gấp đôi so với các hầm trú bom thông thường.
Các nhà ga được xây dựng trong các giai đoạn khác nhau, với loạt đầu tiên mở từ năm 1969 đến năm 1972, và các nhà ga sau đó mở cửa vào năm 1987. Sự khác biệt có thể thấy rõ trong phong cách xây các lối ra vào. Một số nhà ga xây từ sớm, chẳng hạn như nhà ga này, có cấu trúc hình vòm và đồng hồ kiểu đơn giản.
Khu tàu điện ngầm cũng có các bảng tin tức cho người dân. Các bài báo này đa phần đều là tờ báo quốc gia, Rodong Sinmun.
Các bức tường của ga Yonggwang được trang trí bằng những bức tranh ghép dài 80 mét mô tả dòng sông Taedong chảy qua thủ đô.
Nhà ga Samhung với hình ảnh mô tả "3 cuộc cách mạng" của ông Kim Nhật Thành, trong các khía cạnh tư tưởng, kỹ thuật và văn hóa của Triều Tiên. Trong ảnh là các nhà khoa học đang tiến hành thí nghiệm..
Trong nhà ga Konguk, ông Kim Nhật Thành đứng trên cánh đồng, tay cầm thuổng, sát cánh cùng nhân dân xây dựng đất nước mới. Tác phẩm khảm trên tàu điện ngầm Bình Nhưỡng vô cùng phức tạp - mỗi mét vuông khảm được cho là chứa tới 10.000 viên gạch nhỏ.
Bức tượng vàng ông Kim Nhật Thành trong bộ quân phục ở cuối sân ga.