Dệt may thực sự “ngấm đòn” Covid-19

23/08/2020 08:26
6 tháng cuối năm ngành dệt may Việt Nam mới thật sự bước vào giai đoạn khó khăn, xuất khẩu của ngành này có thể giảm từ 14-18%.

Theo Bộ Công Thương, 7 tháng năm 2020, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt và may mặc ước đạt 16,18 tỷ USD, giảm 12,1%; xơ, sợi dệt các loại giảm 20,9% so với cùng kỳ năm 2019.

Tính đến tháng 7, nhiều doanh nghiệp dệt may gần như chưa có đơn hàng cho 2 quý cuối năm, nhất là các sản phẩm có giá trị cao như: veston, sơ mi cao cấp. Trong khi đó, mặt hàng khẩu trang và đồ bảo hộ được coi là “chủ lực” của nhiều doanh nghiệp may hiện giá đã giảm mạnh do dư thừa nguồn cung trên toàn thế giới.

Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) nhận định, quý 2 sẽ là quý khó khăn nhất của toàn ngành khi khách hàng tại các thị trường xuất khẩu lớn là Mỹ, EU đều đã hủy đơn hàng do các thị trường đồng loạt đóng cửa. Tỷ lệ bị hủy đơn hàng trung bình từ 30% - 70%. Đơn hàng giảm mạnh khiến hàng tồn kho tăng cao, cùng với áp lực chi trả tiền lương nhân công đã khiến doanh nghiệp khó khăn chồng chất khó khăn.

Dệt may thực sự “ngấm đòn” Covid-19 - Ảnh 1.

Từ nay đến cuối năm, doanh nghiệp dệt may tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn. (Ảnh minh họa)


Để giảm bớt chi phí và cầm cự chờ dịch bệnh qua đi, 80% doanh nghiệp trong ngành dệt may đã buộc phải cắt giảm lao động. Phần lớn doanh nghiệp phải tìm mọi cách duy trì hoạt động ở mức 50% công suất.

Công ty cổ phần Kết nối châu Âu (Eurolink) là một ví dụ điển hình. Ông Nguyễn Hữu Thành, CEO của công ty chia sẻ, trong khi mảng may mặc cạn kiệt nguyên liệu, đối tác hủy đơn hàng, hàng sản xuất ra khó tiêu thụ, công ty đã phải tìm đến phân khúc khẩu trang để duy trì đơn hàng thì mảng sản xuất giày dép, túi xách gần như bất động.

Công ty phải tính tới việc cắt giảm một nửa số nhân công lao động, tiết giảm mọi chi phí không cần thiết để gắng gượng vượt qua những khó khăn do Covid-19 gây ra.

Trước hàng loạt khó khăn hiện hữu, Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) dự báo, xuất khẩu dệt may của Việt Nam trong những tháng cuối năm tiếp tục giảm từ 14-18% so với cùng kỳ năm trước. Tổng kim ngạch xuất khẩu cả năm đạt khoảng 32,75 tỷ USD, giảm khoảng 16% so với năm 2019.

Ông Lê Tiến Trường – Tổng giám đốc Tập đoàn cho hay, tình hình sản xuất kinh doanh của Tập đoàn đã được lên kế hoạch và dự báo khá sát so với kết quả hiện tại. Theo đó, 6 tháng đầu năm chưa phải là thời điểm khó khăn nhất, do kinh tế vẫn còn “sức khỏe” và số ca nhiễm bệnh chưa tăng cao như hiện nay. Tuy nhiên, 2 quý cuối năm mới thật sự là thử thách đối với ngành dệt may.

“Hiện, đơn hàng cho quý IV hầu như chưa có, đây là một thách thức vô cùng lớn cho kế hoạch kinh doanh của Tập đoàn. Những đơn hàng khẩu trang cũng đã đảo chiều, số lượng không nhiều trong khi giá lại giảm đến mức chỉ vừa đủ chi phí sản xuất”, ông Lê Tiến Trường cho biết.

Bộ Công Thương nhìn nhận, dịch bệnh có thể vẫn tiếp tục kéo dài và chưa biết khi nào sẽ kết thúc, do đó, những tháng cuối năm doanh nghiệp dệt may cần bù đắp sự thiếu hụt đơn hàng xuất khẩu bằng cách đẩy mạnh khai thác thị trường nội địa. Đồng thời tối thiểu hóa sự sụt giảm doanh thu và lợi nhuận bằng việc quản trị chi phí sản xuất, giữ vững chất lượng sản phẩm.

Ngoài ra, các doanh nghiệp cần bố trí lại lực lượng sản xuất, xác định lực lượng lao động chủ lực cần duy trì việc làm và thu nhập để người lao động đồng hành cùng doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn khi thị trường chưa hồi phục./.

Tin mới

Loạt SUV chuẩn bị ra mắt tại thị trường Việt Nam
7 giờ trước
TPO - Bước sang quý II, thị trường ô tô Việt Nam dự kiến đón nhiều mẫu SUV mới từ các nhà sản xuất như Honda, Hyundai, Mitsubishi hay Mercedes-Benz, bao gồm cả xe xăng, hybrid và thuần điện.
Thuế quan Mỹ giáng xuống, Nvidia "né đòn tài tình": Vì sao chỉ riêng Apple lĩnh trọn tất cả?
6 giờ trước
Gần như tất cả các gã khổng lồ công nghệ đều chịu tác động từ thuế quan mới của ông Trump. Trong đó, Nvidia là cái tên may mắn hơn cả và Apple tiếp tục là "gã đen đủi" bất hạnh.
Đoàn công tác của Việt Nam sắp sang Mỹ làm việc về vấn đề áp thuế 46%
6 giờ trước
Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi, cuối tuần này, đoàn công tác của Việt Nam sẽ sang Mỹ.
"Siêu cầu" 13.626 tỷ đẳng cấp quốc tế của Việt Nam: Dùng công nghệ hiếm có; giới xây dựng phải trầm trồ
6 giờ trước
"Chúng tôi hy vọng rằng, 100 năm sau, người dân Việt Nam sẽ vẫn yêu cây cầu này nhiều như họ yêu cây cầu Long Biên nổi tiếng trong lịch sử".
'Tân binh' SUV điện của thương hiệu Nguyễn Xuân Son làm đại sứ hứa hẹn về Việt Nam: ngoại hình như Range Rover, chạy hơn 400 km một lần sạc
5 giờ trước
Mẫu SUV điện Trung Quốc là đàn em của Jaecoo J7 và thuộc phân khúc B.

Tin cùng chuyên mục

Khởi động giải marathon Quốc tế Di sản Hà Nội 2025: Đường chạy hoàn toàn mới, độc đáo cho các vận động viên
2 giờ trước
Giải chạy Standard Chartered marathon di sản Hà Nội 2025 sẽ diễn ra vào tháng 11 tới đây, dự kiến thu hút hàng nghìn vận động viên.
Hyundai tiếp tục xả hàng loạt xe hot đời 2024: Cao nhất 75 triệu đồng, đại lý bồi thêm nhiều ưu đãi
6 phút trước
Chương trình ưu đãi áp dụng với xe sản xuất năm 2024 (VIN 2024).
Giá iPhone cũ tại Việt Nam gây bất ngờ
17 giờ trước
Hiện tại, giá iPhone Pro Max cũ giảm sâu, thu cũ lên đời được trợ giá thêm đến 4,5 triệu đồng.
Super Cub Lite liệu có thể 'gây sốt' tại thị trường Việt Nam khi Honda chính thức khai tử xe 50cc từ tháng 5/2025?
18 giờ trước
Hiện tại, Honda vẫn chưa công bố giá bán, công suất động cơ hay ngày ra mắt chính thức của Super Cub Lite. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia dự đoán mẫu xe này sẽ là sự thay thế hợp lý cho dòng xe 50cc, không chỉ tại Nhật Bản mà còn có thể mở rộng ra thị trường toàn cầu.