Dệt may Việt Nam cần giải bài toán nguyên liệu để “đón sóng” EVFTA

31/07/2020 08:14
Bên cạnh những cơ hội của EVFTA, nhiều người lo ngại, quy tắc xuất xứ từ vải sẽ khiến dệt may Việt Nam khó được hưởng lợi từ Hiệp định này.

Ngày 1/8, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) sẽ chính thức có hiệu lực, đây được coi là cơ hội lớn đối với ngành dệt may Việt Nam. Bởi theo cam kết của EVFTA, trong số các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vào EU, hàng dệt may sẽ được EU xóa bỏ thuế quan với 77,3% kim ngạch xuất khẩu trong 5 năm, 22,7% kim ngạch còn lại cũng sẽ được EU xóa bỏ thuế quan sau 7 năm.

Ngoài việc hưởng lợi thế về thuế suất, Hiệp định này còn hứa hẹn mang lại cho doanh nghiệp dệt may Việt Nam cơ hội nhập khẩu máy móc chất lượng cao, tiếp cận nguồn nguyên liệu đạt chuẩn tại EU…

Với những cơ hội lớn, nhiều doanh nghiệp dệt may sẵn sàng tâm thế để “đón sóng” ngay khi hiệp định có hiệu lực để tận dụng được lợi thế về thuế quan. Trong đó, nhiều doanh nghiệp đã đầu tư bài bản từ nhà xưởng, máy móc công nghệ đến việc đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật của các nhà nhập khẩu.

Dệt may Việt Nam cần giải bài toán nguyên liệu để “đón sóng” EVFTA - Ảnh 1.

Dệt may Việt Nam đứng trước cơ hội lớn nhưng cũng đầy thách thức khi EVFTA có hiệu lực.


Ông Nguyễn Hữu Thành, Giám đốc Công ty cổ phần Kết nối châu Âu (Eurolink-đơn vị chuyên sản xuất các sản phẩm may mặc, da giày) cho biết, mặc dù còn nhiều khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nhưng để đón đầu Hiệp định, công ty đã chuẩn bị nhiều kiến thức, thông tin, mong muốn tận dụng được các cơ hội từ Hiệp định EVFTA.

Hiện nay, Eurolink đang chuyển đổi mô hình lớn hơn, ông Thành kỳ vọng và mong chờ, sự đầu tư của các doanh nghiệp châu Âu đang chuyển dịch từ Trung Quốc sang Việt Nam sẽ tạo ra “làn gió” mới để khởi sắc hơn trong tương lai. Công ty đang có 7 dự án xây dựng nhà máy mới, khi Hiệp định EVFTA chính thức có hiệu lực, doanh nghiệp 2 bên có thể sẽ song song hợp tác, đầu tư lẫn nhau để từ đó tìm kiếm được nhiều đơn hàng, khách hàng phù hợp với các mặt hàng mà công ty đang sản xuất.

Tuy nhiên, với quy mô xuất khẩu gần 5 tỷ USD/năm sang EU, việc làm thể nào để dệt may Việt Nam thỏa mãn tiêu chí xuất xứ “từ vải trở đi” trong EVFTA để được giảm thuế vẫn là bài toán khó.

Quy tắc xuất xứ từ vải sẽ khiến dệt may Việt Nam khó được hưởng lợi từ Hiệp định này. Bởi thực tế, ngành dệt may hiện chưa chủ động được nguồn vải đủ tiêu chuẩn để xuất khẩu vào EU; việc mua vải trong nước phải trả thuế VAT 10% đắt hơn so với vải nhập khẩu khiến lợi ích cắt giảm thuế quan chưa đủ bù đắp để giảm giá bán và cạnh tranh được với các quốc gia khác. Hơn nữa, nguyên tắc cộng gộp trong EVFTA cho phép doanh nghiệp Việt Nam sử dụng vải của Hàn Quốc hoặc một nước thứ 3 mà hai bên cùng ký Hiệp định thương mại tự do như: Nhật Bản, ASEAN. Do đó, giá thành cao và chủng loại nguyên liệu không phong phú cũng là vấn đề cần tính toán của doanh nghiệp.

Ông Nguyễn Văn Cẩm - Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết, quy tắc xuất xứ đang là vấn đề khó nhất của dệt may Việt Nam trong tận dụng EVFTA. Ngoài vấn đề quy hoạch, việc gỡ nút thắt này cần sự vào cuộc quyết liệt của Chính phủ, Bộ Công Thương và chính quyền địa phương trong tiếp nhận dự án dệt nhuộm.

Trước đề xuất của Hiệp hội Dệt may Việt Nam, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, Bộ sẽ phối hợp với hiệp hội, đơn vị liên quan sớm hoàn thành chiến lược phát triển, làm cơ sở cho ngành phát triển khâu thượng nguồn, đáp ứng quy tắc xuất xứ. Trước mắt, Bộ sẽ xây dựng hệ thống riêng về tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa, tuyên truyền và lựa chọn một số doanh nghiệp đưa vào hệ thống, kết nối với EU để đảm bảo uy tín của Việt Nam…

Về phía doanh nghiệp, những việc các doanh nghiệp dệt may cần làm là đầu tư nâng cao giá trị, chất lượng sản phẩm hàng hóa nhằm củng cố tính cạnh tranh tại thị trường EU. Doanh nghiệp cần đáp ứng các tiêu chuẩn và quy trình quản lý do EU quy định, coi trọng trách nhiệm xã hội, minh bạch thông tin về lao động, môi trường sản xuất, đặc biệt đảm bảo quy tắc xuất xứ./.

Tin mới

Sẽ tăng mạnh nhập khẩu điện từ Lào
5 giờ trước
Bộ Công Thương sẽ tăng tối đa quy mô nhập khẩu điện từ Lào theo Hiệp định giữa hai Chính phủ
Giá vàng giảm mạnh, nhà đầu tư nên bán hay mua?
4 giờ trước
Sau chỉ đạo khẩn của Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc về việc tăng cường kiểm tra, xử lý tình trạng đầu cơ, thao túng thị trường vàng, giá vàng trong nước giảm mạnh.
Một loại phụ phẩm nông nghiệp sắp được xuất sang Trung Quốc, Việt Nam sản xuất tới 5 triệu tấn mỗi năm
3 giờ trước
Trong khi xuất khẩu gạo lên tới hàng triệu tấn mỗi năm thì phụ phẩm từ gạo – cám gạo mới bắt đầu được đẩy mạnh.
Điện thoại Samsung 5G giá rẻ nhất Việt Nam: Vừa lên kệ 1 tháng, thiết kế thời thượng, sức mạnh đáng giá
2 giờ trước
Với việc cho ra mắt hàng loạt các dòng điện thoại 5G với mức giá cực rẻ, Samsung tiếp tục khẳng định vị thế trên thị trường smartphone.
Chuyên gia nêu nguyên nhân giá sầu riêng lao dốc
26 phút trước
Giá sầu riêng liên tục giảm sâu khiến người trồng lo lắng, nhất là vụ thu hoạch đang đến gần.

Tin cùng chuyên mục

Phân khúc xe hybrid tại Việt Nam tăng sức nóng
15 giờ trước
Nhóm xe hybrid tại Việt Nam đầu năm 2025 trở nên sôi động hơn với sự gia nhập của các tân binh như Kia Carnival HEV, Jaecoo J7 PHEV hay Honda HR-V e:HEV RS, cùng với mức giá dễ tiếp cận hơn.
Bán thứ không 'sờ nắm' được cho các hãng xe lớn, đơn vị này thu về 5,4 nghìn tỷ: 100% kỹ sư Việt góp công
1 ngày trước
Doanh thu của công ty này khi bán thứ sản phẩm không thể "sờ nắm" được lên tới hơn 5,4 nghìn tỷ đồng.
Vào ngày này năm 2007, Nokia ra mắt chiếc điện thoại khiến cả thế giới công nghệ thốt lên: Không thể cần gì hơn thế nữa
1 ngày trước
Đây là một trong những thiết bị đầu tiên định hình khái niệm "điện thoại có thể làm được nhiều hơn nghe gọi".
Muốn phát triển thị trường xuất khẩu ngành hàng chủ lực, Việt Nam cần làm gì?
1 ngày trước
Việt Nam ngày càng có nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực đạt kim ngạch tỷ USD, theo chuyên gia, cần có chiến lược để phát triển bền vững những ngành hàng mũi nhọn này.