ĐHĐCĐ Techcombank: Chờ ngày lên sàn, mở lại room nước ngoài để bán vốn

03/03/2018 09:36
(NDH) Liên tục trong 7 năm qua, Techcombank chưa từng chia cổ tức cho các cổ đông.

Sáng nay (3/3), Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2018 tại Hà Nội, trở thành ngân hàng mở màn cho mùa Đại hội cổ đông.

9h15:Mở đầu Đại hội, Tổng Giám đốc Nguyễn Lê Quốc Anh và 4 giám đốc Khối đã có hơn một tiếng trình bày về sứ mệnh, mục tiêu, cách thức hoạt động kinh doanh của nhà băng này.

Về lĩnh vực bán lẻ, Giám đốc khối Lê Thị Bích Phượng cho biết ngân hàng đang nắm giữ 15% tổng giao dịch trên thị trường thẻ. Với việc miễn phí giao dịch từ tháng 9/2016, kênh ngân hàng điện tử tăng trưởng mạnh, qua đó nâng số lượng giao dịch mỗi tháng lên tới hàng triệu giao dịch vào tháng 12/2017.

Về nợ xấu, sau khi mua lại tất toán toàn bộ trái phiếu VAMC, Techcombank vẫn đảm bảo tỷ lệ nợ xấu 1,6%. Tăng trưởng tín dụng vừa đúng hạn mức được NHNN giao và sẽ tiếp tục đúng hạn mức được giao (18%) trong năm nay.

Chủ tịch Hồ Hùng Anh: Nâng giới hạn tỷ lệ sở hữu NĐTNN để đảm bảo cho quá trình bán vốn

10h30:Khái quát về hoạt động của Techcombank, Chủ tịch Hồ Hùng Anh nhấn mạnh ngân hàng này đã hoàn tất việc tất toán trái phiếu VAMC. Điều này bên cạnh việc giảm chi phí dự phòng trong các năm tới, Techcombank sẽ có các khoản hoàn nhập dự phòng ghi vào lợi nhuận bất thường năm 2018 và các năm sau.

Giải thích về hệ số NIM cao của Techcombank ngoài đến từ cho vay tín dụng giá cao còn do huy động giá thấp. Theo ông Hùng Anh, tăng trưởng huy động tập trung nguồn tiền chi phí thấp với tỷ lệ CASA liên quan đến tiền gửi không kỳ hạn cao. Đây cũng là nguồn vốn được đánh giá là có chi phí thấp, rủi ro thấp nhưng hiệu quả cao.

Chủ tịch Techcombank cho biết số lượng thành viên HĐQT tiếp tục duy trì ở 7 thành viên. Trong các tờ trình gửi tới ĐHĐCĐ, Chủ tịch cũng cho biết thêm Techcombank sẽ dự kiến bán cho một số nhà đầu tư và thực hiện chuẩn bị cho IPO và niêm yết. Techcombank cũng sẽ mở giới hạn tỷ lệ sở hữu NĐTNN để đảm bảo cho quá trình bán vốn sắp tới của ngân hàng.

Đại hội bước sang phiên Thảo luận

2018 là thời điểm thích hợp để niêm yết

Không ít hơn hai cổ đông yêu cầu cụ thể hơn tiến trình niêm yết cổ phiếu TCB. Thực tế, nhiều năm liền, Techcombank đã lên kế hoạch niêm yết nhưng chưa thể hoàn thành. Cổ đông thậm chí còn đề nghị ngân hàng đưa ra hạn chót cho việc lên sàn.

Chủ tịch Hồ Hùng Anh khẳng định 2018 là thời điểm phù hợp để lên sàn. Còn thời điểm cụ thể sẽ được HĐQT lựa chọn để tốt nhất cho cổ đông.

Cùng đó, một trong các yêu cầu của nhà đầu tư chuẩn bị mua phần cổ phiếu quỹ là đưa cổ phiếu lên sàn.

Về công ty tài chính TechcomFinance, cổ đông đặt ra câu hỏi quyết định bán liệu có phải là động thái "chốt lời" của ngân hàng. Nhắc lại ĐHĐCĐ trước đây, ông Hồ Hùng Anh cho biết Techcombank không lựa chọn mô hình rủi ro cao, lợi nhuận cao (high risk, high return) mà tìm vào các ngách khác có rủi ro thấp hơn. Vì sự lựa chọn này nên Techcombank đã quyết định bán công ty tài chính.

Bán cổ phiếu quỹ: Đã có những đối tác từ Mỹ, châu Âu

Một trong các nội dung cũng được các cổ đông đặc biệt quan tâm là câu chuyện bán cổ phiếu quỹ.

Chủ tịch Techcombank cho biết ngân hàng lựa chọn bán cổ phiếu quỹ thay vì phát hành cổ phiếu mới. Tính đến nay, đối tác đi đến vòng đàm phán là các nhà đầu tư thị trường Mỹ và châu Âu. Quy định từ các thị trường này đều yêu cầu cổ đông đảm bảo bình đẳng về mặt thông tin nên một số thông tin không được phép công bố. Từ tháng 3, Techcombank sẽ tổ chức Roadshow để chào bán cho các nhà đầu tư.

Có thể tăng vốn điều lệ lên tối đa 25.000-26.000 tỷ đồng

Liên quan đến việc tăng vốn điều lệ và trả cổ tức, Chủ tịch Techcombank cho rằng hiện nhiều nhà đầu tư quan tâm đến vốn điều lệ của ngân hàng nhưng thực tế tiền cổ đông lại phản ánh ở chỉ tiêu vốn chủ sở hữu.

“Khi vốn điều lệ tăng lên số lượng cổ phiếu của cổ đông tăng lên nhưng giá trị thực tế nằm ở vốn chủ sở hữu”.

Vốn chủ sở hữu của Techcombank hiện là hơn 26.000 tỷ chưa kể phần thặng dư vốn tiếp tục phát sinh khi bán thành công cổ phiếu quỹ. Trừ một phần nhỏ, phần lớn đều có thể nhập vào vốn điều lệ tại bất kỳ thời điểm nào.

“Khi chào bán thành công xong, Techcombank sẽ có thể tăng vốn lên tối đa 25.000 -26.000 tỷ đồng. Thời điểm và mức tăng cụ thể cần tính toán để đạt lợi ích lớn nhất cho cổ đông”, Chủ tịch ngân hàng cho hay.

Kế hoạch ESOP trình cổ đông trong kỳ Đại hội này theo ông Hùng Anh thực tế đã được thông qua tại ĐHĐCĐ 2014. Thực tế 2018 là thời điểm thực hiện lời hứa cổ đông đối với chương trình ESOP 4 năm trước. Chủ tịch Techcombank cũng cho biết thêm ngân hàng đã có quy trình hướng dẫn với từng trường hợp cụ thể đối với việc hạn chế chuyển nhượng.

~~~~~
Trước thềm Đại hội

Tính đến cuối năm 2017, tổng tài sản ngân hàng đạt 269.392 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế cả năm của toàn Ngân hàng đạt 8.036 tỷ đồng, gấp đôi so với năm 2016 và vượt kế hoạch 60%.

Năm 2018, Techcombank đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế hợp nhất 10.000 tỷ đồng, tăng 24% và ngang ngửa với nhiều ngân hàng có vốn nhà nước. Tổng tài sản kế hoạch tăng 17% so với năm 2017, lên 315.184 tỷ đồng. Huy động vốn tăng 40% lên 246.318 tỷ đồng. Dư nợ tín dụng tăng 18% và không vượt quá mức tăng trưởng do Ngân hàng Nhà nước phê duyệt, lên 213.582 tỷ đồng. Nợ xấu duy trì dưới 2%.

Trong tờ trình phân phối lợi nhuận, Techcombank dự kiến sau khi trích các quỹ thì lợi nhuận còn lại có thể phân phối là 9.345 tỷ đồng, tương đương 80,17% vốn điều lệ. Số tiền này theo ngân hàng sẽ được sử dụng để tăng vốn tự có, vốn cổ phần, vốn chủ sở hữu. Techcombank không đề cập đến việc chia cổ tức. Việc tăng vốn tự có có thể sẽ được thực hiện thông qua việc chia thưởng cổ phiếu hoặc cũng rất có thể sẽ tiếp tục nằm lại phần lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của nhà băng này như suốt 7 năm qua đã thực hiện.

Tại Đại hội năm nay, Techcombank cũng đã quyết định trình kế hoạch niêm yết HoSE thay vì phân vân giữa HoSE, HNX hay UPCoM như một vài năm trước đây. Thời gian và giá chào sàn đều là các vấn đề được các cổ đông quan tâm nhưng chưa được Techcombank công bố.

Thay đổi giờ chót: Tăng lượng ESOP thêm gần 3,5 triệu cổ phiếu

Năm nay, Techcombank cũng trình cổ đông kế hoạch bán cổ phiếu quỹ mà nhà băng này đã mua lại từ HSBC năm 2017 vừa qua với khoảng 17,48 triệu cổ phiếu bán cho CBCNV với giá 10.000 đồng/cp và còn lại sẽ bán cho nhà đầu tư.

Quyết định về số lượng phân phối cho CBCNV đã được Techcombank thay đổi vào giờ chót, tăng thêm gần 3,5 triệu cổ phiếu so với kế hoạch ban đầu. Techcombank cũng đã quyết định và báo cáo cổ đông sẽ ngừng đợt tăng vốn 4.300 tỷ đồng dự kiến trước đó.

Theo kế hoạch ban đầu, Techcombank sẽ tiếp tục có đợt phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ trong thời gian tới với giá trị phát hành theo mệnh giá lên tới 4.300 tỷ đồng. Tuy nhiên, sau đợt phát hành thành công lần 1 với 70 triệu cổ phiếu được chào bán với giá 30.000 đồng/cp, HĐQT của nhà băng này đã quyết định ngừng kế hoạch tăng vốn này. Nguyên nhân do nhận thấy “nếu thực hiện sẽ không còn đạt được hiệu quả và lợi ích cho ngân hàng và các cổ đông như mục tiêu đề ra”.

Cũng trong năm 2017, Techcombank đã hoàn tất chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu, tăng vốn điều lệ thêm 2.077 tỷ đồng và thu về thặng dư là 765 tỷ đồng. Giá chuyển đổi được thực hiện chỉ là 13.683 đồng/cp, một mức giá “khá hời” cho trái chủ của Techcombank. Số cổ phần này cũng được phép lưu hành mà không hạn chế chuyển nhượng.

Hiện trên sàn OTC, sự khan hiếm của nguồn cung đã liên tục “đẩy” giá cổ phiếu Techcombank. Giá bán có thời điểm đã tăng vọt lên mức 95.000 đồng/cp. Ước tính theo mức giá này, tổng giá trị cổ phần mà CBCNV nhận được trong đợt bán cổ phiếu ESOP xấp xỉ 1.660,8 tỷ đồng!

Tin mới

Nếu về Việt Nam, đây có thể là "kẻ soán ngôi" Honda Vision: Thiết kế siêu xịn, trang bị vượt trội
23 giờ trước
Không chỉ có thiết kế cực đẹp mẫu xe ga này còn sở hữu nhiều trang bị vượt trội so với Honda Vision.
Ứng dụng giúp việc nhà "hốt" bạc
1 ngày trước
Dịch vụ gọi giúp việc nhà qua ứng dụng (app) ngày càng được ưa chuộng khi người dùng bận rộn và chịu nhiều áp lực với công việc hơn.
Xuất khẩu nông sản dự kiến đạt kỷ lục 62 tỷ USD
1 ngày trước
Trong 10 tháng đầu năm, xuất khẩu nông sản Việt Nam đạt hơn 51,7 tỷ USD, tăng hơn 20% so cùng kỳ. Với đà này, dự kiến xuất khẩu nông sản sẽ đạt kỷ lục 62 tỷ USD trong năm nay.
Giá xăng dầu hôm nay 25/11: Bật tăng đồng loạt phiên đầu tuần
1 ngày trước
Giá xăng dầu hôm nay 25/11: Thị trường dầu thô thế giới mở phiên đầu tuần mới tăng giá đồng loạt với mức tăng từ 0,2% theo ngày.
Giá vé máy bay Tết cao ngất, nhiều gia đình thuê xe tự lái về quê
1 ngày trước
Do giá vé máy bay Tết cao ngất ngưởng, nhiều gia đình lựa chọn phương án thuê xe tự lái để về quê, chủ động đi lại và tiết giảm chi phí.

Tin cùng chuyên mục

App gọi xe nhỏ chật vật tìm đường sống
1 ngày trước
Dù nỗ lực bám trụ thị trường nhưng các ứng dụng gọi xe nhỏ lẻ vẫn khó có cơ hội bứt phá
Xe Trung Quốc ở Việt Nam lúc này: Dè dặt xe điện, chuyển hướng bán hybrid, xe xăng
3 ngày trước
Trước hàng loạt thách thức ở thị trường Việt Nam, xe điện Trung Quốc dường như đã không bùng nổ như kỳ vọng, thậm chí có xu hướng "dè dặt" hơn trong việc ra mắt. Thay vào đó, các hãng lại tỏ ra ưu ái xe đốt trong hơn khi đã và sắp ra những mẫu mới sử dụng động cơ xăng hoặc hybrid.
Giá USD hôm nay 23/11: Tăng không ngừng, tỷ giá "chợ đen" đảo chiều giảm
3 ngày trước
Giá USD hôm nay 23/11 trên thế giới tăng không ngừng, có thời điểm chạm mức 108. Trong nước, giá USD ngân hàng bán ra cộng thêm 5 đồng, trong khi tỷ giá "chợ đen" diễn biến lạ.
Bán 60.000 iPhone thu 2.000 tỷ đồng trong hơn 1 tháng, điều gì giúp TopZone 'on top' thị trường?
3 ngày trước
TopZone tiếp tục khẳng định vị thế nhà bán lẻ ủy quyền cao cấp nhất của Apple với doanh thu chuỗi chương trình mở bán iPhone 16 nhanh chóng đạt 2.000 tỷ đồng, phản ánh hiệu quả của chiến lược chú trọng vào trải nghiệm khách hàng của thương hiệu.