ĐHĐCĐ Thuỷ sản Minh Phú (MPC): Nửa đầu năm ước lãi 300 tỷ đồng, khó khăn lớn nhất là lo ngại thiếu hụt container rỗng

17/06/2021 16:32
"Kế hoạch sản xuất sẽ đạt nhưng kế hoạch bán hàng và kế hoạch lợi nhuận khả năng sẽ chỉ đạt 80%. Nếu tình hình chúng tôi giải quyết được các vấn đề về container thì mới đạt vượt kế hoạch được. Một số tàu đi sang quốc tế, thủy thủ tàu nhiễm Covid-19 do đó đã thiếu tàu lại càng thiếu thêm", phía Thuỷ sản Minh Phú (MPC) cho biết.

Sáng ngày 17/6/2021, Thủy sản Minh Phú (MPC) đã tổ chức họp ĐHĐCĐ thường niên 2021 theo hình thức trực tuyến. Tại đây, cổ đông đã thông qua kế hoạch 15.775 tỷ doanh thu và 1.092 tỷ lãi sau thuế, lần lượt tăng 10% và tăng 62% so với thực hiện năm 2020.

Với chỉ tiêu trên, MPS dự kiến sẽ trả cổ tức năm 2021 tỷ lệ 50-70%, gấp 2-3 lần mức trả cổ tức năm 2020 (dự kiến trả bằng tiền mặt tỷ lệ 20%).

Được biết, kế hoạch chính thức có giảm so với dự kiến trước đó. Giải trình điều này, ban lãnh đạo MPC cho biết thời điểm đưa ra kế hoạch khả quan rơi vào lúc Công ty thắng vụ kiện liên quan đến chống bán phá giá tại Mỹ. Tuy nhiên, dịch Covid bùng phát mạnh, do đó Công ty tiếp tục đối mặt với khó khăn về chuỗi cung ứng, nguyên nhiên vật liệu tăng rất mạnh. Phí vận tải tại thời điểm này tăng liên tục nhưng cũng không có container để xuất đi. Chưa kể, cước container đi các cảng tăng hiện từ 2-4 lần, tức tăng 400%.

Hiện Công ty chưa thể nhận định được liệu cước còn tăng nữa không, do đó không chắc chắn năm 2021 sẽ hoàn thành kế hoạch. Ước tính, giá thức ăn và giá cước tăng hiện ảnh hưởng khoảng 20% lên giá bán. Dù vậy, bài toán khó nhất hiện nay là lo ngại không có container rỗng để xuất đi.

"Kế hoạch sản xuất sẽ đạt nhưng kế hoạch bán hàng và kế hoạch lợi nhuận khả năng sẽ chỉ đạt 80%. Nếu tình hình chúng tôi giải quyết được các vấn đề về container thì mới đạt vượt kế hoạch được. Một số tàu đi sang quốc tế, thủy thủ tàu nhiễm Covid-19 do đó đã thiếu tàu lại càng thiếu thêm", phía MPC nói thêm.

Trước tình hình trên, năm 2021 MPC chủ trương không ký hợp đồng trước mà tháng nào ký tháng đó. Ước tính tháng 5, Công ty ký được 13.043 tấn tôm, tương đương tổng giá trị 150 triệu USD. Tháng 6 tính đến ngày 16/6 ký thêm được 3.500 tấn, tương ứng giá trị 45 triệu USD. Bắt đầu từ giữa tháng 7 trở đi, MPC sẽ mới ký mạnh các hợp đồng bởi giá lúc đó dự kiến sẽ tốt hơn. Theo đó, nửa đầu năm MPC ước tính LNTT vào khoảng 300 tỷ.

2021 cũng là năm MPC bước đầu phác thảo kế hoạch về một chuỗi giá trị tôm thông minh, từ đó làm chủ được nguồn nguyên liệu sạch. Đồng thời, MPC sẽ đẩy mạnh năng suất chế biến và giảm giá vốn hàng bán.

Chuỗi giá trị tôm này sẽ được triển khai xây dựng dưới 5 mô hình chính. Trong đó, con giống quyết định trên 60% thành công của nuôi tôm. Để có con giống tốt, MPC sẽ xây dựng khu sản xuất tôm sú và tôm thẻ chân trắng bố mẹ thích nghi, kháng bệnh lớn nhanh cùng khu sản xuất tôm giống chất lượng cao ở tỉnh Ninh Thuận kết hợp khu sản xuất con dời và tảo làm thức ăn cho tôm.

Mặt khác, MPC sẽ kết hợp công nghệ AI và nền tảng Blockchain để xây dựng một ứng dụng di động thông minh (Mobile app) để quản lý nuôi tôm... Theo kế hoạch đến năm 2022, MPC sẽ cung cấp được khoảng 30% cho nhu cầu con giống. Sang năm 2025, Công ty đặt kỳ vọng chủ động được 70% con giống và đến năm 2030, MPC sẽ chủ động được 100% con giống.

Đại hội cũng đã thông qua việc miễn nhiệm chức vụ Thành viên HĐQT đối với ông Osada Tsutomu. Thay thết là ông Tsukahara Keiichi được đề cử bởi cổ đông lớn MPM Investment Pte.Ltd.

Trên thị trường, cùng với xu hướng tăng của nhóm thuỷ sản, MPC hiện đang vào vùng giá 42.000 đồng/cp – tức tăng gấp hai so với mức đáy thiết lập hồi đầu tháng 2/2021. HĐQT cũng đã thông qua kế hoạch bán 633.170 cổ phiếu quỹ với giá ưu đãi chỉ 10.000 đồng/cp cho cán bộ công nhân viên. Thời gian thực hiện sau khi được sự phê duyệt của ĐHĐCĐ và cơ quan chức năng có thẩm quyền.

ĐHĐCĐ Thuỷ sản Minh Phú (MPC): Nửa đầu năm ước lãi 300 tỷ đồng, khó khăn lớn nhất là lo ngại thiếu hụt container rỗng - Ảnh 1.

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
29 phút trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
14 phút trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
27 phút trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
2 phút trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
10 phút trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Mì tôm thanh long nhận vốn triệu USD, nhà sản xuất muốn thu 2.000 tỷ đồng
22/10/2024 09:28
Mì thanh long đã tiêu thụ hơn 3 triệu gói mì sau chiến dịch “Lần đầu tiên trái thanh long có trong mì tôm”, các nhà sáng lập tham vọng thu 2.000 tỷ đồng năm 2026.
Nữ đại gia đứng sau chuỗi cafe Katinat sở hữu khối tài sản "khủng" cỡ nào?
13/09/2024 05:42
Theo tìm hiểu của PV, thành công của chuỗi Katinat có sự đóng góp không nhỏ của nữ doanh nhân Trương Nguyễn Thiên Kim - vợ Tổng giám đốc Chứng khoán Bản Việt.
VNG bổ nhiệm quyền Tổng giám đốc thay ông Lê Hồng Minh
07/09/2024 08:54
Sáng nay (7/9), VNG đã thông báo bổ nhiệm ông Kelly Wong - phó Tổng giám đốc VNG làm quyền Tổng giám đốc thay ông Lê Hồng Minh.
Lộ diện ông trùm đứng sau Black Myth: Wukong: Sở hữu công ty giá trị tỷ đô, lọt danh sách 30 Under 30” của Forbes
05/09/2024 08:40
Cuối cùng, nhân vật đứng sau tựa game đình đám Black Myth: Wukong cũng đã lộ diện.