ĐHĐCĐ Yeah1: Chất vấn về kết quả đàm phán với YouTube, tiến trình thu hồi vốn Scale Lab, thời gian mua cổ phiếu quỹ

08/05/2019 13:46
Tất nhiên mảng YouTube Yeah1 phát triển nhanh cũng nhờ công bộ MCN này, công cụ này mạnh bởi cho phép "add" thêm những đơn vị, đối tác bên ngoài đóng góp vào mảng này. Và kéo theo đó, ông Tống nhấn mạnh, rủi ro cũng gia tăng mạnh mẽ. Thực tế, sau những sự cố thì Yeah1 đã có những bài học mới, những rủi ro mà trước đây chưa bao giờ lường được nay đã nhận thức được.

Sáng ngày 8/5/2019, Tập đoàn Yeah1 (YEG) đã tổ chức ĐHĐCĐ thường niên, nhằm thông qua một số nội dung quan trọng cũng như kế hoạch kinh doanh thời gian tới.

"Đừng xây nhà trên đất người khác, hãy xây nhà trên đất mình"

Trong đó, Yeah1 đặt chỉ tiêu 2019 với doanh thu 2.000 tỷ, tương ứng lợi nhuận sau thuế 180 tỷ đồng, lần lượt tăng trưởng 19% và 10% cho năm 2019. Sau sự cố mạng đa kênh với YouTube, đối với hoạt động kinh doanh trên nền tảng YouTube, Yeah1 chuyển hướng sẽ tập trung vào các Kênh được sở hữu và vận hành cũng như sản xuất, sáng tạo nội dung cao cấp để phân phối trên YouTube.

Đồng thời, Công ty cũng tiếp tục khai thác các mảng kinh doanh còn lại, bao gồm: (1) Mảng kinh doanh truyền thống thông qua các kênh truyền hình sở hữu (Yeah1 TV, Yeah1 Family, iMovie) và các kênh truyền hình quản lý cho đối tác do công ty con TNT vận hành; (2) Mảng sản xuất và dịch vụ phim thông qua đơn vị thành viên CMG; (3) Mảng truyền thông kỹ thuật số: Bên cạnh YouTube, Yeah1 cũng đang hoạt động dựa trên nền tảng kỹ thuật số của hai ông lớn khác là Facebook và Google; và (4) Mảng thương mại truyền thông thông qua nhóm nhạc SGO48 vừa được thành lập cuối năm 2018.

Nói về sự cố YouTube, Chủ tịch Yeah1 cho biết quan điểm thị trường đưa ra cho Công ty thời gian qua là "Đừng xây nhà trên đất người khác, hãy xây nhà trên đất mình". Thực tế theo ông Tống đây cũng là một bài học lớn, và Yeah1 thời gian tới sẽ tập trung phát triển những mảng mới của mình. Đơn cử, Yeah1 vừa đầ tư một mảng trên apps, minh chứng cho câu chuyện Yeah1 đang phát triển là "startup bên ngoài không thể tự phát triển được mà nếu sáp nhập với nền tảng Yeah1 thì sẽ đi xa hơn".

Kế hoạch sử dụng hơn 515 tỷ đồng còn lại từ đợt phát hành hồi tháng 8/2018

Được biết, tháng 8/2019, Yeah1 đã phát hành 3,9 triệu cổ phiếu, thu về tổng 1.173 tỷ đồng. Về tiến hành sử dụng số vốn trên, tính đến ngày 15/3/2019, Công ty đã chi 289 tỷ đồng cho thương vụ mua lại Scale Lad, đến nay Yeah1 vừa đạt được thoả thuận bán lại đơn vị này cho chủ cũ với giá cũ. Cùng với đó, Công ty cũng đã giải ngân 171 tỷ cho việc đầu tư mảng kỹ thuật số, 6 tỷ đầu tư mảng thương mại truyền thông, bổ sung vốn lưu động gàn 165 tỷ đồng, phí phát hành tốn 26 tỷ.

Theo đó hiện Công ty còn dư lại 515,6 tỷ đồng từ đợt phát hành trên. Đặt kế hoạch sử dụng thời gian tới, Công ty sẽ chi 175 tỷ tăng cường các thương vụ mua bán sáp nhập công ty cùng ngành và tăng sở hữu công ty thành viên tại mảng Kỹ thuật số. Về mảng thương mại truyền thông, Yeah1 dự rót 93 tỷ, bổ sung vốn lưu động 27,4 tỷ và chi 220 tỷ mua cổ phiếu quỹ.

Riêng về Scale Lab, Yeah1 từng cam kết rót 20 triệu USD, đến nay Yeah1 đã tiêu tốn 12,3 triệu USD (từ đợt phát hành tháng 8/2018) bao gồm 12 triệu USD thanh toán cho người bán và gần 300.000 USD chi phí.

Vấn đề bây giờ làm sao thu hồi vốn, thì Yeah1 đã có những hoạt động ký kết với lãnh đạo bên đó, làm sao để bào toàn vốn và biết đâu có tiền lời, đại diện Công ty cho biết thêm.

Thảo luận

1. Kết quả đàm phán với YouTube như thế nào?

Sự cố với YouTube Công ty vẫn đang tiếp tục làm việc, trước đó YouTube công bố kết thúc hợp đồng làm việc với Yeah1 vào cuối tháng 3/2109. Tuy nhiên, Yeah1 đã có kháng cáo và đang tiếp tục chờ phản hồi từ YouTube.

2. Nếu tiếp tục được làm việc với YouTube thì doanh thu và lợi nhuận dự kiến như thế nào, kế hoạch của Yeah1 thời gian tới? Ngược lại, không đạt được thoả thuận, thì Yeah1 sẽ thay thế như thế nào, mục tiêu vươn ra thế giới sẽ được thực hiện như thế nào?

Khi sự cố YouTube xảy ra, ban lãnh đạo Yeah1 đã xây dựng hướng mới "nếu không có MCN thì sẽ xây dựng kênh riêng của mình, đơn cử có kênh …"

Còn nếu được tiếp tục làm MCN, thì Yeah1 sẽ tiếp tục hợp tác với những đối tác hiện nay, dựa trên những cơ sở đang có, đồng thời mục tiêu sẽ phát triển công tác xây dựng nội dung.

3. Công tác mua cổ phiếu quỹ, nếu được duyệt thì khi nào tiến hành?

Nói về phương án mua cổ phiếu quỹ, ông Nguyễn Ảnh Nhượng Tống kể câu chuyện, khi gửi văn bản cho UBCKNN còn thiếu nội dung là "nguồn mua cổ phiếu quỹ", đến nay đã bổ sung đủ nội dung nên chắc chắn sẽ thông qua. Hiện, Yeah1 đã đăng ký lại việc mua cổ phiếu quỹ, và tuỳ theo quy định sau khi được UBCKNN chấp thuận sẽ tiến hành mua cổ phiếu quỹ.

Một trong những nội dung đáng quan tâm, liên quan đến việc mua lại cổ phiếu quỹ, Yeah1 trình ĐHĐCĐ uỷ quyền cho HĐQT triển khai và đưa ra phương án chi tiết về việc mua lại cổ phiếu quỹ bao gồm nhưng không giới hạn các công việc sau: giá mua, thời điểm mua, số lượng cổ phiếu quỹ và các thủ tục cần thiết để thực hiện đăng ký mua cổ phiếu quỹ theo đúng quy định.

Trong đó, Công ty dự kiến sắp xếp nguồn vốn mua cổ phiếu quỹ bao gồm 80 tỷ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại thời điểm 31/12/2018 và 220 tỷ đồng thặng dư vốn cổ phần từ đợt phát hành riêng lẻ năm 2018 (dự kiến).

4. Chi tiết về sự cố với YouTube, nguyên nhân sâu xa là gì?

Về mảng làm việc với YouTube, ông Tống cho biết đây chỉ là một mảng của Yeah1. Thời gian qua mảng này quá hot, nên quan tâm dồn về mảng này. Thực tế, mảng nội dung Yeah1 "up" lên YouTube rất lớn, và khi phát triển mạnh dẫn đến nhiều vấn đề về hệ thống, vận hành diễn ra. Theo đó, Yeah1 đối mặt với những sự cố không bao giờ lường trước được, trở lại với sự cố YouTube thì rủi ro chính là mỗi nội dung "up" lên YouTube thì Yeah1 phải chịu trách nhiệm, trong khi như đã nói trước đó là lượng nội dung "up" mỗi ngày quá lớn dẫn đến không thể kiểm soát được.

Tất nhiên mảng YouTube Yeah1 phát triển nhanh cũng nhờ công bộ MCN này, công cụ này mạnh bởi cho phép "add" thêm những đơn vị, đối tác bên ngoài đóng góp vào mảng này. Và kéo theo đó, ông Tống nhấn mạnh, rủi ro cũng gia tăng mạnh mẽ. Thực tế, sau những sự cố thì Yeah1 đã có những bài học mới, những rủi ro mà trước đây chưa bao giờ lường được nay đã nhận thức được.

Còn về mục tiêu đi ra thị trường thế giới, thì không chỉ riêng MCN. Đơn cử tại thị trường Ấn Độ, dựa trên những nền tảng hiện có như quan hệ, con người… Yeah1 vẫn có thể tiếp tục phát triển thông qua việc xây dựng những kênh truyền thông riêng.

5. Yeah1 năm nay có chia cổ tức hay không?

Thực tế mà nói, Yeah1 giai đoạn này đang tận dụng sức mạnh hiện có để mua lại cổ phiếu quỹ. Rất nhiều cổ đông đề nghị HĐQT mua lại cổ phiếu quỹ, và đây là ý kiến chung của cổ đông, ông Tống nhấn mạnh. Do đó, Yeah1 sẽ tổng hợp nguồn lực không chỉ cổ đông lớn mà cổ đông bên ngoài để mua cổ phiếu quỹ, Yeah1 trình sẽ không chia cổ tức.

Thực ra điều này không quá "đau xót", vì sau này có thể cổ phiếu quỹ bán lại cho cổ đông chiến lược, và cổ phiếu tương lai có thể tăng trở lại và cổ đông theo đó có lợi dài hạn.

6. Sự cố với YouTube còn ảnh hưởng đến nhiều mảng khác?

Thời gian gần đây tôi phải đi bán hàng, để làm rõ với khách hàng về sự cố Yeah1 do nhiều đối tác quan ngại, từ đó nhiều mảng khác liên quan do khách hàng quan ngại. Vậy, Chủ tịch đến nay phải đi bán hàng, tức sự cố YouTube thẳng thắn mà nói ảnh hưởng gián tiếp đến nhiều mảng khác của Yeah1.

YouTube đã cho Yeah1 bài học, tại sao lại phụ thuộc vào một đơn vị? Qua sự cố này, Yeah1 đã có được bài học để ra trường quốc tế, bài học này theo ông Tống không hề miễn phí. Trở lại việc ảnh hưởng của sự cố, ông Tống thẳng thắn thừa nhận có ảnh hưởng rất nhiều, minh chứng là mức độ tăng trưởng không còn ở mức 50-60% như mọi năm.

"Yeah1 năm nay sẽ chậm lại một bước, chậm để chi? Để đổ bê tông, để làm nền tảng đi ra trong tương lai", ông Tống gửi gắm cổ đông.

Tin mới

"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
3 giờ trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Phụ phẩm tôm lâu nay toàn bỏ đi hóa ra giá trị cả tỷ USD
2 giờ trước
Với sản lượng hàng trăm nghìn tấn mỗi năm, phụ phẩm tôm đem chế biến sâu sẽ cho ra những sản phẩm có giá trị cao gấp nhiều lần, mang về cả tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, thực tế hiện giá trị phụ phẩm tôm mang lại còn quá khiêm tốn, hiện 70% chỉ dành cho chăn nuôi.
Chủ xe Defender lái 7.000km xuyên Việt Nam - Thái Lan: ‘Chạy địa hình sướng, có đoạn vượt 4.000 khúc cua, vẫn còn điểm bất tiện’
43 phút trước
Anh Nguyễn Hoàng Anh - Chủ nhân chiếc Porsche 911 Dakar đầu tiên Việt Nam, vừa hoàn thành chuyến đi từ Việt Nam qua Lào rồi Thái Lan bằng chiếc Defender.
Hiện tượng lạ thường về xuất khẩu cà phê Việt Nam
55 phút trước
Hiện tượng khác thường là giá cà phê tăng cao nhưng sản lượng xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân vì sao?
Đại biểu Quốc hội đề xuất lùi thời gian đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với bia
8 phút trước
Theo Đại biểu Quốc hội, doanh nghiệp phải có thời gian nhất định để cơ cấu lại sản phẩm, nếu áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia ngay từ 2026 thì không hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.