Công ty này có trụ ở tại Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc và không tiết lộ danh tính. Họ yêu cầu nhân viên của công ty cho nhân viên xem lượng pin còn lại của điện thoại trước khi tan làm.
Một bài đăng đã được chia sẻ rộng rãi trên Weibo, cho thấy các nhân viên của công ty này phải gửi tin nhắn trên WeChat, kèm ảnh chụp màn hình về lượng pin của họ. Ngoài ra, họ còn phải gửi dữ liệu cho thấy mức tiêu thụ điện năng của điện thoại khi sử dụng các ứng dụng cụ thể. Theo người đăng ảnh chụp màn hình, chính sách này đã bị nhân viên phản đối, khi một số nói rằng ban quản lý công ty vi phạm quyền riêng tư.
Sau khi nhân viên đặt câu hỏi về chính sách này, công ty nói với họ rằng hiệu suất làm việc đã giảm sút và cho biết rằng mục đích của việc kiểm tra là "thúc đẩy hiệu quả làm việc và tinh thần đồng đội". Công ty cũng cho biết thêm, các lãnh đạo muốn nhân viên không dùng điện thoại để chơi trò chơi, xem video hay gửi tin nhắn cá nhân tại nơi làm việc.
Một công ty của Trung Quốc yêu cầu nhân viên chụp lại màn hình điện thoại trước khi tan làm.
Một luật sư đến từ Quảng Châu nói rằng, dù ảnh chụp màn hình có thể cho công ty biết những gì nhân viên làm nhưng không rõ thông tin đó có tuân theo luật bảo mật và quyền riêng tư hay không. Bà nói: "Ở thời điểm này, chúng tôi chưa thể đánh giá đó là hành động vi phạm quyền riêng tư của nhân viên."
Khi SCMP liên hệ với một đường dây nóng được nhà nước hậu thuẫn, dành riêng cho các dịch vụ tư vấn pháp lý, thì người đại diện cho biết: "Người sử dụng lao động có quyền giám sát người lao động bằng các cách tiếp cận khác nhau trong quá trình làm việc. Ở trưởng hợp này, khi nhà tuyển dụng yêu cầu nhân viên gửi ảnh hưởng chụp màn hình lượng pin còn lại là hợp hợp lý. Nếu họ đưa ra yêu cầu sau giờ làm việc, thì đó là vi phạm quyền riêng tư."
Yang Wenzhan - một luật sư từ Văn phòng Luật Zhongdun Bắc Kinh, nói với tờ 21st Century Business Herald: "Nếu công ty đã thông báo cho người lao động về kế hoạch thử nghiệm này và được sự đồng ý của họ thì đó hành động hợp pháp."
Một người bình luận về nội dung này trên Weibo viết: "Từ giờ trở đi, mỗi nhân viên nên có 2 chiếc điện thoại." Người khác nói: "Công ty không đủ khả năng để cải tổ công việc kinh doanh khi hoạt động kém hiệu quả, mà thay vào đó là gây áp lực cho nhân viên. Ông chủ của công ty này đang làm gì vậy?"
Song, đây không phải là lần đầu tiên các doanh nghiệp Trung Quốc gặp chỉ trích khi giám sát nhân viên. Năm ngoái, Hebo Technology - một startup công nghệ có trụ sở tại Hàng Châu, Chiết Giang, đã theo dõi chuyển động của nhân viên qua đệm ghế trong văn phòng. Họ sử dụng đệm thông minh để bộ phân nhân sự có thể kiểm tra khoảng thời gian nhân viên rời khỏi bàn làm việc.
Năm 2019, gã khổng lồ thương mại điện tử JD.com đã yêu cầu nhân viên cung cấp cho công ty chi tiết về các mối quan hệ của họ, chẳng hạn như thông tin về gia đình, bạn bè hay thậm chí cả bạn cùng lớp của họ. Khi đó, Qiang Meng - phó chủ tịch Học viện Công nghệ Luật dân sự Bắc Kinh, cho biết hành động này là can thiệp quá mức vào thông tin cá nhân của nhân viên và vi phạm quyền riêng tư của họ.
Tham khảo SCMP