"Cú hích" về hạ tầng
Theo đánh giá của các chuyên gia, tầm nhìn tới 2030 trong quy hoạch hạ tầng và phát triển đô thị, thì Nhơn Trạch là điểm sáng nhất trong tất cả các khu vực lận cận Tp.HCM. Nhơn Trạch sở hữu vị trí đẹp, tiếp giáp với quận 9, quận 2, quận 7, Nhà Bè, Cần Giờ và tiếp giáp với công trình quốc gia lớn như Sân Bay Quốc Tế Long Thành, Cảng Quốc tế Cái Mép - Thị Vải. Với những ưu điểm về kết nối giao thương, Nhơn Trạch từng được một số chuyên gia đề xuất sẽ hợp nhất thành 1 quận của thành phố mới phía Đông.
Về hạ tầng, có thể thấy thời gian qua Nhơn Trạch là một trong những khu vực được chú trọng. Đặc biệt, vào tháng 12/2020, Công ty cổ phần BOT 319 Cường Thuận CTI đã hợp long cầu vượt tại nút giao đường 319 với cao tốc Tp.HCM - Long Thành - Dầu Giây là một điểm nhấn quan trọng về hạ tầng khu vực này.
Theo dự kiến, tuyến đường này cũng sẽ được thông xe vào tháng 6/2021. Được biết, dự án đường 319 nối dài, có điểm đầu dự án tại ngã ba Bến Cam (huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai), điểm cuối giao với cao tốc Tp.HCM - Long Thành - Dầu Giây .
Đây là trục giao thông chạy xuyên qua các khu công nghiệp của huyện Nhơn Trạch. Trong khi đó, cầu vượt và các nhánh rẽ từ cao tốc nối với đường 319 là một hạng mục quan trọng của dự án này. Khi hoàn thành, đường 319 sẽ góp phần rút ngắn thời gian di chuyển từ Nhơn Trạch đi Tp.HCM, Dầu Giây và ngược lại, đồng thời góp phần giảm tải cho đường cao tốc Tp.HCM - Long Thành - Dầu Giây và quốc lộ 51 đang bị quá tải.
Tuyến 319 dự kiến thông xe tháng 6/2021, đang là cú hích lớn cho thị trường BĐS Nhơn Trạch
Theo đánh giá của một chuyên gia giàu kinh nghiệm về đầu tư bất động sản, tuyến đường 319 được thông xe sẽ là lực đẩy cực lớn cho thị trường BĐS Nhơn Trạch. Theo đó, giới đầu tư kỳ vọng nhiều vào tuyến đường này bởi khả năng kết nối cao tốc Bến Lức - Long Thành, với cao tốc Long Thành - Dầu Giây và đi xuyên tâm vào Nhơn Trạch.
Tuyến đường sẽ là trung tâm kết nối giao thương của Nhơn Trạch nhanh nhất và thuận tiện nhất. Điều này sẽ giải quyết câu chuyện kết nối trước mắt, thay vì chờ cầu Cát Lái còn quá xa xôi. Sau khi có đường 319, việc di chuyển từ quận 2, về cao tốc, rồi qua đường 319 để về Nhơn Trạch nhanh chóng hơn (không quá 20 phút). Trên thực tế, nhiều NĐT còn tin rằng việc di chuyển từ quận 2 (Tp.HCM) đến Nhơn Trạch thậm chí còn nhanh hơn đi về quận 9.
"Tuyến đường 319 đang làm rất tốt, nếu kết nối được tuyến đường này sẽ giải quyết được câu chuyện lưu thông của Nhơn Trạch. Con đường này đi đến các nơi đều nhanh hơn cầu Cát Lái. Ngoài ra, dọc trục này là quy hoạch rất lớn về đô thị, nhiều chỗ đã quy hoạch đầy đủ, bài bản. Xung quanh khu vực hiện đã có các đô thị, trường Đại Học, các khu công nghiệp lớn. Con đường 319 là con đường xuyên tâm, kết nối 2 tuyến cao tốc lại với nhau, và kết nối luôn cả tuyến Quốc lộ 1A và Quốc lộ 51. Giao thông đóng vai trò rất quan trọng, tôi đánh giá cao Nhơn Trạch nhờ con đường này chứ không phải chỉ tập trung ở cầu Cát Lái", vị chuyên gia này chia sẻ.
Giới đầu tư rục rịch "săn" đất Nhơn Trạch
Nhơn Trạch từng là nơi được kỳ vọng sẽ là thành phố mới sầm uất ở cửa ngõ phía Đông Tp.HCM. Cơn sốt đầu tiên bắt đầu từ năm 1996, khi huyện này được phê duyệt quy hoạch lên thành phố, là đô thị loại II với dân số dự kiến năm 2005 là 100.000 người cho diện tích 2.000ha và đến năm 2020 khoảng 500.000 người cho diện tích 8.000ha. Huyện Nhơn Trạch được kỳ vọng sẽ có đầy đủ các khu chức năng như công nghiệp, dân dụng, đô thị…
Lần thứ 2, giá đất Nhơn Trạch lên đỉnh bắt đầu từ năm 2006, khi có thông tin xây cầu nối với quận 9, Tp.HCM. Đến năm 2014, dự án sân bay quốc tế Long Thành được thông qua chủ trương, đất đai ở huyện Nhơn Trạch lại bước vào cơn sốt lần thứ 3.
Cơn sốt thứ 4 xảy ra vào năm 2016, khi Tp.HCM kiến nghị Thủ tướng chấp thuận chủ trương bổ sung quy hoạch xây dựng cầu thay thế phà Cát Lái. Từ đây, Nhơn Trạch lại tiếp tục thu hút giới đầu tư, kéo theo hàng loạt dự án đô thị của các chủ đầu tư lớn trên thị trường Tp.HCM.
Và mới đây nhất là vào khoảng cuối năm 2019, khi Thủ tướng Chính phủ chấp thuận cho Đồng Nai đầu tư dự án đầu Cát Lái. Dự án xây dựng cầu thay thế cho phà Cát Lái được Thủ tướng Chính phủ đồng ý bổ sung vào Quy hoạch phát triển giao thông vận tải Tp.HCM đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020 vào tháng 5/2017 theo đề nghị của Bộ Giao thông - vận tải (GTVT). Từ đó, giá đất nền khu vực lại tăng lên 20-30% bởi sự tham gia của các nhà đầu tư khắp từ Bắc chí Nam.
Đến nay sau 2 năm lặng sóng, đất Nhơn Trạch lại đang có dấu hiệu được quan tâm trở lại. Theo các chuyên gia, Nhơn Trạch vốn dĩ có sẵn tiềm năng và nhiều lợi thế như quỹ đất rộng, giá đất còn mềm và khoảng cách về địa lý không quá xa so với Tp.HCM. Nguyên nhân thị trường vẫn chưa thể phát triển đúng như kỳ vọng là do hạ tầng chưa đồng bộ. Do đó, việc kết nối tuyến đường 319 với cao tốc Tp.HCM - Long Thành - Dầu Giây là một cú huých cực mạnh cho thị trường và chắc chắn sẽ trở thành điểm nhấn giúp nơi đây hút nhu cầu ở thực.
NĐT về Nhơn Trạch tìm mua đất nền
Anh Nguyễn Văn T, một NĐT lâu năm ở Tp.HCM cho biết, hiện khá nhiều NĐT ở Tp.HCM đã hướng sự quan tâm đến Nhơn Trạch. Các sản phẩm đất nền xung quanh các xã Long Thọ, Phú Đông, Phước Khánh…và ven các khu công nghiệp được nhiều NĐT quan tâm. Ghi nhận vào đầu tháng 3/2021, hầu hết các sản phẩm đất nền pháp lý đầy đủ được săn đón mạnh, nhiều khu vực gần đường 319 các môi giới không còn tìm ra sản phẩm phù hợp để giao dịch. Theo ghi nhận, việc mua bán đất nền xung quanh khu vực này không chỉ để phục vụ nhà đầu tư, mà còn phục vụ nhu cầu đón đầu xu hướng ở thực khi tuyến đường 319 được thông.
Đại diện một doanh nghiệp đang phát triển dự án BĐS tại Nhơn Trạch cũng cho rằng, xu hướng dạt về vùng ven chắc chắn vẫn còn xuất hiện trong năm 2021. Riêng tại Nhơn Trạch, đây một vùng đất rộng, là nơi còn dư địa tăng trưởng rất lớn và hoàn toàn có thể đầu tư lâu dài.
Tuy vậy, đại diện này cũng dành lời khuyên cho NĐT nên lựa chọn giao dịch ở những nơi có khả năng phát triển ổn định, hoặc tại những khu vực đã có đầy đủ hạ tầng dân sinh, xã hội, đáp ứng đúng nhu cầu thực tế của người dân. Nếu mua các dự án thì các tiện ích cơ bản cần phải có như công viên, bệnh viện, trường học, chợ búa… để phục vụ nhu cầu thực.