Đi tìm ý tưởng đầu tư giai đoạn Corona: Đừng quên những doanh nghiệp EPS cao rất giỏi "bắt tiền đẻ ra tiền"

18/02/2020 16:04
Trong bối cảnh thị trường chứng khoán có nhiều biến động do ảnh hưởng của Covid19, nhà đầu tư cần có thêm cách nhìn để có nhiều lựa chọn đầu tư mới.

Thị trường chứng khoán được xem là đã hồi phục sau những ngày giảm sốc trước ảnh hưởng của dịch cúm Corona. Trong bối cảnh đó, việc nhà đầu tư cân nhắc sử dụng tài khoản của mình như thế nào là một câu hỏi lớn.

Những bài viết điển hình trong chuỗi bài giúp nhà đầu tư bảo vệ tài khoản và lựa chọn đầu tư tốt:

Đi tìm ý tưởng đầu tư giai đoạn Corona: Soi những doanh nghiệp có lượng tiền tươi thóc thật hàng chục nghìn tỷ đồng

Đi tìm ý tưởng đầu tư giai đoạn Corona: Những cổ phiếu từng "gây sốc" về cổ tức có phải lựa chọn hay?

5 điều nên làm để bảo vệ tài khoản chứng khoán trong tâm bão Corona

Có những nhà đầu tư đã hành động, có những nhà đầu tư đang cân nhắc, có những nhà đầu tư lại quyết định "đóng băng" tài khoản chờ qua dịch. Chúng tôi đã có những bài viết trong chuỗi "LÁ CHẮN CORONA" về lời khuyên làm thế nào để bảo vệ tài khoản. Trong chuỗi cũng có những bài viết để nhà đầu tư có thêm cái nhìn khác cho các lựa chọn đầu tư của mình. Một trong các ví dụ điển hình là việc chọn cổ phiếu có cổ tức cao hàng năm.

Ở bài viết này, chúng tôi sẽ lại điểm những doanh nghiệp có EPS cao, thường xuyên nằm trong TOP đầu của các doanh nghiệp trên sàn chứng khoán. Khi chưa có các lựa chọn ưng ý, nhà đầu tư cũng có thể xem xét đến những doanh nghiệp cơ bản tốt, tìm kiếm thêm cơ hội đầu tư.

Năm 2019 kết thúc, cũng là lúc các doanh nghiệp đồng loạt công bố kết quả kinh doanh, trong đó một trong những chỉ số khiến nhà đầu tư quan tâm là EPS hay còn gọi là lãi cơ bản trên mỗi cổ phiếu.

Vinacafe Biên Hòa đứng đầu bảng

Năm nay, đến thời điểm hiện tại, cái tên dẫn đầu đang là Vinacafe Biên Hòa (VCf) với EPS đạt 25.615 đồng. Vinacafe Biên Hòa là doanh nghiệp thường xuyeen được xếp vào TOP những doanh nghiệp đạt EPS cao với EPS năm 2018 cũng đạt trên 24.000 đồng. Đồng thời đây cũng thường gây ấn tượng về tỷ lệ trả cổ tức "khủng" những năm gần đây.

Đi tìm ý tưởng đầu tư giai đoạn Corona: Đừng quên những doanh nghiệp EPS cao rất giỏi bắt tiền đẻ ra tiền - Ảnh 2.

Tuy vậy, nói cho cùng, dù nhiều năm liền Vinacafe Biên Hòa đều đạt EPS rất cao, nhưng vẫn không "xi nhê" gì so với hơn chục năm trước đó, vào năm 2007 EPS của công ty đã đạt 95.542 đồng, và năm trước đó, 2006 đạt 72.779 đồng.

Thời điểm năm 2007 vốn cổ phần của Vinacafe Biên Hòa gần 113,4 tỷ đồng, còn hiện nay vốn điều lệ công ty tăng hơn gấp đôi, lên gần 265,8 tỷ đồng. Kết quả kinh doanh, năm 2019 công ty đạt 3.097 tỷ đồng doanh thu, giảm gần 10% so với năm trước đó nhưng lợi nhuận sau thuế lại tăng 6,4% lên 678 tỷ đồng, vừa vặn hoàn thành kế hoạch năm.

Không chỉ cổ tức cao, kết quả kinh doanh thuận lợi với EPS cao, giá cổ phiếu VCF cũng thường xuyên duy trì mức cao, hiện xấp xỉ 200.000 đồng/cổ phiếu, tăng hơn 59% so với thời điểm đầu năm 2019.

"Nhỏ nhưng có võ" - Bến xe Miền Tây

Một cái tên cũng thường xuyên được nhắc đến với EPS cao là Bến xe Miền Tây (WCS) – một doanh nghiệp nhỏ với vốn điều lệ chỉ 25 tỷ đồng. Tuy vậy, năm 2019 vừa qua Bến xe Miền Tây để lại nhiều dấu ấn cho nhà đầu tư với việc chia cổ tức cho năm 2018 tổng tỷ lệ 400%, đồng thời nhiều năm liền thuộc TOP những doanh nghiệp có EPS cao trên thị trường chứng khoán.

Năm 2019 Bến xe Miền Tây cũng đã tạo ấn tượng với số lãi sau thuế cả năm hơn 69 tỷ đồng, cao nhất từ trước đến nay. EPS tiếp tục tăng lên mức kỷ lục 22.925 đồng.

Đi tìm ý tưởng đầu tư giai đoạn Corona: Đừng quên những doanh nghiệp EPS cao rất giỏi bắt tiền đẻ ra tiền - Ảnh 3.

Nam Tân Uyên, D2D - những cái tên trong lĩnh vực BĐS KCN

Ngành phát triển khu công nghiệp đóng góp mấy cái tên, trong đó D2D và Nam Tân Uyên (NTC) là những doanh nghiệp được nhắc đến không chỉ bởi kết quả kinh doanh ấn tượng mà còn cả việc thường xuyên chi trả cổ tức tỷ lệ cao.

Trong đó Nam Tân Uyên dù EPS rất cao, đạt gần 14.700 đồng, nhưng vẫn giảm một nửa so với chỉ số hơn 29.000 đồng đạt được năm 2018. EPS năm 2018 cũng là mức cao nhất công ty từng đạt được.

Trên thực tế, năm 2018 cũng là năm kinh doanh thuận lợi nhất của công ty với doanh thu và lợi nhuận đạt mức kỷ lục. Cụ thể, doanh thu gấp 3,6 lần, đạt trên 532 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế cũng gấp 3,3 lần, đạt trên 469 tỷ đồng. Còn doanh thu năm 2019 giảm 2/3 so với năm 2018 và lợi nhuận sau thuế đạt chưa đến một nửa với 235 tỷ đồng.

Đi tìm ý tưởng đầu tư giai đoạn Corona: Đừng quên những doanh nghiệp EPS cao rất giỏi bắt tiền đẻ ra tiền - Ảnh 4.

Trong khi đó doanh nghiệp D2D lại có năm 2019 kinh doanh thuận lợi với lợi nhuận sau thuế đạt gấp 4 lần cùng kỳ với hơn 392 tỷ đồng. EPS đạt 18.411 đồng. Năm 2019 cũng là năm D2D đạt mức kỷ lục cả về doanh thu và lợi nhuận từ trước đến nay.

"Họ: nhà FPT có FPT Telecom góp mặt

Xếp trên Nam Tân Uyên một bậc là FPT Telecom (FOC) – doanh nghiệp thành lập ngày 1/7/2007, tập trung vào các mảng hoạt động quảng cáo trực tuyến, game online, âm nhạc trực tuyến, mạng xã hội và dịch vụ SMS. Năm 2000, Công ty chính thức tham gia vào thị trường quảng cáo trực tuyến với sản phẩm chính là báo điện tử VnExpress.net, việc vận hành báo điện tử VnExpress.net cũng đang mang lại nguồn thu chính cho Công ty.

Những năm gần đây công ty cũng thuộc TOP những doanh nghiệp thường xuyên trả cổ tức tỷ lệ cao bằng tiền mặt. Điển hình như năm 2019 đã 2 lần tạm ứng cổ tức, trong đó lần đầu hồi tháng 5/2019 trả nốt cổ tức năm 2018 tỷ lệ 80%, và lần sau hồi tháng 8/2019 vừa qua tạm ứng cổ tức năm 2019 tỷ lệ 100%.

Dù mới gây dấu ấn về cổ tức, nhưng FPT Online lại đang đối mặt với tình hình kinh doanh đi ngang. Năm 2018 FPT Online đạt gần 538 tỷ đồng doanh thu, tăng 3,5% so với cùng kỳ trong khi lợi nhuận trước thuế đạt 252 tỷ đồng, xấp xỉ bằng lợi nhuận đạt được năm 2017. Còn năm 2019 doanh thu năm 2019 đạt 609 tỷ đồng, tăng 13,2% so với năm 2018. Lợi nhuận trước thuế đạt hơn 320 tỷ đồng, vừa vặn hoàn thành kế hoạch năm trong khi lợi nhuận sau thuế chỉ tăng nhẹ chưa đến 4 tỷ đồng, lên mức 256 tỷ đồng.

Đi tìm ý tưởng đầu tư giai đoạn Corona: Đừng quên những doanh nghiệp EPS cao rất giỏi bắt tiền đẻ ra tiền - Ảnh 5.

Vĩnh Hoàn vừa gây sốc về cổ tức lại có dấu ấn về EPS

Một cái tên cũng rất quen thuộc với các nhà đầu tư nữa là Vĩnh Hoàn (VHC) – doanh nghiệp vừa chốt quyền trả cổ tức năm 2019 cho cổ đông bằng cổ phiếu tỷ lệ 100% những ngày cuối năm 2019 vừa qua.

Đi tìm ý tưởng đầu tư giai đoạn Corona: Đừng quên những doanh nghiệp EPS cao rất giỏi bắt tiền đẻ ra tiền - Ảnh 6.

Đáng chú ý, dù trả cổ tức cao, nhưng kết quả kinh doanh năm 2019 của Vĩnh Hoàn lại không hoàn thành mục tiêu. Doanh thu cả năm đạt gần 7.900 tỷ đồng, giảm 16% so với cùng kỳ còn lợi nhuận sau thuế giảm 18%, về mức 1.180 tỷ đồng, mới hoàn thành 96% chỉ tiêu lợi nhuận được giao. EPS cũng giảm từ 15.489 đồng năm 2018 xuống còn 12.573 đồng. Dù vậy Vĩnh Hoàn vẫn thuộc TOP các doanh nghiệp lãi nghìn tỷ trên thị trường chứng khoán năm 2019 vừa qua. Đây cũng là năm thứ 2 liên tiếp Vĩnh Hoàn được ghi tên vào câu lạc bộ danh giá này.

Đi tìm ý tưởng đầu tư giai đoạn Corona: Đừng quên những doanh nghiệp EPS cao rất giỏi bắt tiền đẻ ra tiền - Ảnh 7.

Những doanh nghiệp đạt EPS thuộc TOP cao còn phải kể đến Thủy lợi Lâm Đồng (LHC), Tập đoàn Giống Cây trồng Việt Nam (NSC), Vietjet (VJC), đến Bóng đèn Phích nước Rạng Đông (RAL), đến Phục vụ mặt đất Sài Gòn SAGS - SGN), Thương mại tây Ninh (TTT), Tư vấn xây dựng điện 2 (TV2), Dược phẩm Trung Ương 3 (DP3), Bia Sài Gòn Miền Tây (WSB), Thế giới di động (MWG), Vicostone (VCS), KCN Cao su Bình Long (MH3), Thống Nhất (BAX).

Đi tìm ý tưởng đầu tư giai đoạn Corona: Đừng quên những doanh nghiệp EPS cao rất giỏi bắt tiền đẻ ra tiền - Ảnh 8.

Có những doanh nghiệp EPS sụt giảm bất ngờ so với cùng kỳ

Ngoài những doanh nghiệp có EPS thuộc TOP cao trên thị trường, thị năm 2019 cũng chứng kiến nhiều doanh nghiệp có chỉ số EPS sụt giảm bất ngờ. Đặc biệt nhất là Sara Việt Nam (SRA). Coteccons (CTD), Nam Tân Uyên (NTC), Bóng đèn phích nước Rạng Đông (RAL)...

Trong đó, sự sụt giảm EPS của Sara Việt Nam là đáng kể nhất, từ 51.851 đồng năm 2018 xuống còn 3.953 đồng năm 2019 vừa qua. Kết quả kinh doanh của Sara phản ánh, doanh thu năm 2019 đạt 392 tỷ đồng, tăng 100 tỷ đồng so với cùng kỳ, còn lợi nhuận sau thuế cũng tăng từ 72,6 tỷ đồng lên 104,8 tỷ đồng, tương ứng mức tăng hơn 44%. Việc EPS giảm sụt là hệ quả của việc công ty tăng vốn nóng năm 2019, từ mức 20 tỷ đồng cuối năm 2018 lên đến 180 tỷ đồng năm 2019, tương ứng mức tăng gấp 9 lần.

Trên thị trường cổ phiếu SRA cũng giảm hơn một nửa kể từ đầu năm 2019, xuống 7.900 đồng/cổ phiếu như hiện nay. Trước đó từ tháng 8/2018 SRA bất ngờ tăng mạnh từ dưới 5.000 đồng/cổ phiếu lên quanh vùng 29.000 đồng/cổ phiếu (giá đã điều chỉnh) trước khi giảm trở lại và hiện đã về dưới mệnh giá.

Đi tìm ý tưởng đầu tư giai đoạn Corona: Đừng quên những doanh nghiệp EPS cao rất giỏi bắt tiền đẻ ra tiền - Ảnh 9.

Diễn biến giá cổ phiếu SRA trong 1 năm gần đây.

EPS năm 2019 của Coteccons (CTD) cũng được xếp vào TOP cao. Tuy vậy Coteccons cũng là một trong những doanh nghiệp có EPS năm 2019 giảm mạnh với mức giảm hơn một nửa so với năm 2018 (đạt 18.357 đồng).

Đi tìm ý tưởng đầu tư giai đoạn Corona: Đừng quên những doanh nghiệp EPS cao rất giỏi bắt tiền đẻ ra tiền - Ảnh 10.

Tuy vậy với Coteccons, ngược dòng lịch sử về năm 2006 mới là năm đỉnh cao về EPS của công ty với mức 275.809 đồng. Đây có lẽ cũng là một trong những mức cao nhất mà một doanh nghiệp đạt được. Năm 206 vốn điều lệ của Coteccons đang là 350 tỷ đồng, và tăng gấp 3,4 lần, lên 1.200 tỷ đồng vào năm 2007 và đến nay vốn điều lệ công ty đã trên 790 tỷ đồng.

Trên thị trường cổ phiếu CTD cũng giảm đi khoảng 60% so với thời điểm đầu năm 2019, hiện giao dịch quanh mức 60.700 đồng/cổ phiếu.

Đi tìm ý tưởng đầu tư giai đoạn Corona: Đừng quên những doanh nghiệp EPS cao rất giỏi bắt tiền đẻ ra tiền - Ảnh 11.

Diễn biến giá cổ phiếu CTD trong 1 năm gần đây.

Các doanh nghiệp có EPS năm 2019 giảm mạnh so với năm 2018 ngoài SRA, CTD, RAL, NTC,  còn có Văn hóa Phương Nam (PNC), có Cotana (CSC), có Mía đường Sơn La (SLS) hay Phú Tài (PTB) – đây đều là những doanh nghiệp thuộc TOP các doanh nghiệp có EPS cao năm 2018.

Đi tìm ý tưởng đầu tư giai đoạn Corona: Đừng quên những doanh nghiệp EPS cao rất giỏi bắt tiền đẻ ra tiền - Ảnh 12.

Khép lại năm 2019

Năm 2019 đã khép lại. Thị trường chứng khoán những ngày đầu năm 2020 đã chứng kiến khá nhiều cung bậc cảm xúc. Nhà đầu tư muốn bảo vệ tài khoản cần có thêm những thông tin đa chiều để thêm những sự lựa chọn đầu tư mới.

Đi tìm ý tưởng đầu tư giai đoạn Corona: Đừng quên những doanh nghiệp EPS cao rất giỏi bắt tiền đẻ ra tiền - Ảnh 13.

Tin mới

Mở bán vàng nhẫn không giới hạn, cửa hàng vẫn bất ngờ vắng khách
3 giờ trước
Giá vàng nhẫn sáng nay giảm mạnh, các cửa hàng vàng trên phố Trần Nhân Tông (Hà Nội) mở bán không giới hạn nhưng không khí giao dịch lại bất ngờ trầm lắng.
Campuchia vừa đạt dấu mốc quan trọng, một ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam có thêm đối thủ cạnh tranh
2 giờ trước
Lãnh đạo Campuchia gọi đây là “sự kiện trọng đại”.
Giá vàng tăng sau khi ông Trump tuyên bố áp thuế hàng Trung Quốc
2 giờ trước
Hôm nay (26/11), giá vàng ổn định sau khi giảm 3% trong phiên trước. Giới đầu tư tìm đến vàng là nơi trú ẩn an toàn sau khi ông Trump tuyên bố áp thuế tất cả hàng nhập khẩu từ Canada, Mexico và Trung Quốc.
Mặt hàng tỉ USD của Việt Nam bất ngờ có kỳ tích mới: Sở hữu giá bán đắt đỏ nhất thế giới, gần 160 quốc gia, vùng lãnh thổ săn đón
30 phút trước
Giá gạo Việt Nam duy trì mức cao nhất thế giới, vượt qua các quốc gia xuất khẩu lớn.
iPhone 17 Pro bất ngờ lộ diện với thiết kế mới hoàn toàn?
43 phút trước
Theo The Information, iPhone 17 Pro và iPhone 17 Pro Max sẽ có thiết kế mới, đánh dấu bước ngoặt trong dòng sản phẩm cao cấp của Apple.

Tin cùng chuyên mục

Mì tôm thanh long nhận vốn triệu USD, nhà sản xuất muốn thu 2.000 tỷ đồng
22/10/2024 09:28
Mì thanh long đã tiêu thụ hơn 3 triệu gói mì sau chiến dịch “Lần đầu tiên trái thanh long có trong mì tôm”, các nhà sáng lập tham vọng thu 2.000 tỷ đồng năm 2026.
Nữ đại gia đứng sau chuỗi cafe Katinat sở hữu khối tài sản "khủng" cỡ nào?
13/09/2024 05:42
Theo tìm hiểu của PV, thành công của chuỗi Katinat có sự đóng góp không nhỏ của nữ doanh nhân Trương Nguyễn Thiên Kim - vợ Tổng giám đốc Chứng khoán Bản Việt.
VNG bổ nhiệm quyền Tổng giám đốc thay ông Lê Hồng Minh
07/09/2024 08:54
Sáng nay (7/9), VNG đã thông báo bổ nhiệm ông Kelly Wong - phó Tổng giám đốc VNG làm quyền Tổng giám đốc thay ông Lê Hồng Minh.
Lộ diện ông trùm đứng sau Black Myth: Wukong: Sở hữu công ty giá trị tỷ đô, lọt danh sách 30 Under 30” của Forbes
05/09/2024 08:40
Cuối cùng, nhân vật đứng sau tựa game đình đám Black Myth: Wukong cũng đã lộ diện.