Địa phương kỳ vọng du lịch phát triển, đổi đời nhờ có sân bay

15/11/2022 16:23
Địa phương xin làm sân bay là nhu cầu thực tế, hy vọng các cảng hàng không được cải tạo, nâng cấp mở rộng hoặc xây mới sẽ tạo động lực cho phát triển kinh tế-xã hội địa phương thông qua các hoạt động du lịch, đầu tư và kinh doanh…

Bộ GTVT đang hoàn thiện quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không để trình Chính phủ. Quy hoạch này sẽ chú trọng đầu tư có trọng điểm, xác định quy hoạch từng sân bay, khả năng trung chuyển, sự phát triển kinh tế-xã hội đồng thời tính toán đến nguồn lực đầu tư, trong đó chú trọng đến nguồn vốn xã hội hóa. Các địa phương kỳ vọng “lọt” vào quy hoạch sân bay sẽ là cơ sở để kéo kinh tế-xã hội địa phương “cất cánh” nhờ có hệ thống hạ tầng hàng không.

Địa phương kỳ vọng du lịch phát triển, đổi đời nhờ có sân bay - Ảnh 1.

Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn là sân bay tư nhân đầu tiên trên cả nước đang phát huy tốt hiệu quả. Ảnh CTV.

Măng Đen, Mộc Châu, Sa Pa có lợi thế gì đề xuất xây sân bay?

Hiện, quy hoạch về hệ thống cảng hàng không toàn quốc thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2050 vẫn chưa được Bộ GTVT hoàn chỉnh. Do đó, hàng loạt các địa phương gửi văn bản đến bộ này và Chính phủ để xin bổ sung sân bay của tỉnh vào quy hoạch.

Liên tiếp các tỉnh Tuyên Quang, Sơn La, Kon Tum đã có văn bản đề xuất bổ sung quy hoạch cảng hàng không thêm các sân bay Na Hang, Mộc Châu và Măng Đen. Lý do được các tỉnh đề xuất xin bổ sung sân bay vào quy hoạch bởi đây là động lực quan trọng, có vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội; đảm bảo mục đích an ninh quốc phòng… Đặc biệt là các cảng hàng không sẽ là động lực thúc đẩy phát triển du lịch và kết nối giao thương cho các địa phương.

Địa phương kỳ vọng du lịch phát triển, đổi đời nhờ có sân bay - Ảnh 2.

Một góc thị trấn Măng Đen, nơi được như một "Đà Lạt thứ hai" ở khu vực Tây Nguyên. Ảnh KT.

Trước đó, vào giữa tháng 9/2022, UBND tỉnh Kon Tum đã có công văn gửi Thủ tướng Chính phủ đề xuất bổ sung quy hoạch Cảng hàng không Măng Đen vào Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đề xuất của UBND tỉnh Kon Tum, Cảng hàng không Măng Đen có quy mô, cấp sân bay cấp 4E, dự kiến xây dựng tại thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông. Vậy Măng Đen đang có gì thu hút du khách?

Măng Đen được xem như một "Đà Lạt thứ hai" ở khu vực Tây Nguyên với khí hậu mát mẻ, rừng thông xanh ngát. Đối với nhiều khách du lịch, Măng Đen sẽ là một điểm đến thú vị chờ được khám phá. Đây là một thị trấn xứ lạnh xinh đẹp, nằm ở độ cao khoảng 1.000-1.200 mét so với mực nước biển. Vùng này có khí hậu ôn đới nên quanh năm mát mẻ, nhiệt độ dao động trung bình từ 16 - 22 độ, được rừng nguyên sinh bao bọc và có độ che phủ hơn 80% diện tích tự nhiên.

Đặc biệt, do chưa có nhiều du khách nên Măng Đen vẫn còn giữ được không gian hoang sơ yên tĩnh, khí hậu trong lành mát mẻ. Măng Đen thuộc loại hình du lịch sinh thái nên khá thích hợp cho những nhóm bạn trẻ muốn đi phượt, khám phá và có thể đi du lịch Măng Đen vào tất cả các mùa trong năm, bởi trong mỗi tháng đều có những cảnh sắc đặc biệt riêng.

Tương tự, Mộc Châu của tỉnh Sơn La cũng được coi là điểm đến hấp dẫn của các tour du lịch trong tương lai. Đặc biệt khi mới đây, tại lễ trao Giải thưởng du lịch thế giới (World Travel Awards) năm 2022 khu vực châu Á & châu Đại Dương, Mộc Châu lần đầu tiên nhận giải “Điểm đến thiên nhiên cấp địa phương hàng đầu châu Á 2022”.

Địa phương kỳ vọng du lịch phát triển, đổi đời nhờ có sân bay - Ảnh 3.

Với tiềm năng và lợi thế về du lịch, tỉnh Sơn La mới đầy đề xuất quy hoạch sân bay Mộc Châu trị giá 6.500 tỷ đồng.

Ông Graham Cooke-Chủ tịch tổ chức World Travel Awards 2022 nhìn nhận Mộc Châu nhận giải Điểm đến thiên nhiên cấp địa phương hàng đầu châu Á 2022 có tính cạnh tranh rất cao và là Điểm đến thiên nhiên cấp địa phương hàng đầu châu Á.

“Tôi cho rằng Mộc Châu được bình chọn nhiều nhất vì nơi này sở hữu một hệ sinh thái phong phú đã tạo ra những cảnh quan thiên nhiên đáng kinh ngạc. Nền văn hóa đa dạng tại Mộc Châu sẽ giúp nơi này trở thành một động lực tăng trưởng của ngành du lịch Việt Nam. Mỗi phiếu bình chọn cho Mộc Châu sẽ có lý do riêng, nhưng tất cả đều yêu thích điều gì đó gắn với thiên nhiên tại Mộc Châu. Mộc Châu sở hữu quá nhiều thứ, nên điểm đến này sẽ phù hợp với tất cả mọi người”, ông Graham Cooke cho biết.

Theo ông Graham Cooke, khách du lịch quốc tế luôn muốn đặt những dịch vụ tốt nhất, giải thưởng này giúp Mộc Châu được giới thiệu rộng rãi tới du khách và ngành du lịch trên khắp thế giới.

“Đúng lúc du lịch quốc tế đang mở cửa nên Mộc Châu cần tận dụng thời điểm tuyệt vời này, đặc biệt là sử dụng các nền tảng trực tuyến. Để kết nối du khách nhiều hơn thì ngoài đường bộ cần thêm nhiều phương thức kết nối khác, mà hàng không là phương tiện kết nối nhanh nhất cho du khách”, ông Graham Cooke nói.

Địa phương kỳ vọng du lịch phát triển, đổi đời nhờ có sân bay - Ảnh 4.

Ông Graham Cooke (phải) trao đổi với phóng viên VOV.VN.

Còn với Sa Pa của Lào Cai thì vốn đã quá nổi tiếng cả trong và ngoài nước, nhiều du khách muốn được khám phá Sa Pa. Mới đây, tỉnh Lào Cai đã xin chủ trương và được Chính phủ đồng ý cho xây dựng Cảng hàng không Sa Pa hơn 4.000 tỷ đồng theo hình thức PPP. Lãnh đạo đị phương này cũng kỳ vọng khi có thêm san bay sẽ có thêm sự đột phá để không những du lịch mà nhiều ngành dịch vụ khác cũng được “ăn” theo.

Theo ông Hoàng Minh Chung-Công ty Du lịch-lữ hành Trống Đồng, với các địa danh có tiềm năng du lịch, rất nhiều du khách muốn đi nhưng phương tiện đến chỉ có đường bộ, mất nhiều thời gian nên họ còn e ngại.

“Nếu Mộc Châu, Măng Đen hay là Sa Pa có sân bay kết nối, khách du lịch có thể đi trong 2-ngày thì nhu cầu du tại những nơi đó tăng lên đáng kể. Cho nên quy hoạch sân bay để đón du khách trong và ngoài nước đến sẽ là bài toán phải tính đến và được triển khai sớm”, ông Chung nói.

Đã đến thời đại của đi lại bằng đường hàng không

Theo TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam nhận định, trong thời đại mới, nhu cầu mọi người đi lại, vận động tốc độ cao cùng với nhu cầu du lịch, họp hành, khám phá cả nơi xa xôi hẻo lánh là rất lớn. Ngành hàng không sẽ mang tính chủ lực, tốc độ cao so với các phương tiện khác. “Nếu không được đầu tư sân bay, nhiều vùng sâu sẽ mãi chìm trong bóng tối”.

Địa phương kỳ vọng du lịch phát triển, đổi đời nhờ có sân bay - Ảnh 5.

Sân bay Cỏ Ống, Côn Đảo cũng đang phải khẩn trương mở rộng để đáp ứng nhu cầu đi du lịch bằng máy bay của du khách đến khám phá hòn đảo này. Ảnh CTV.

Từ trước đến nay, mọi người luôn mặc định đầu tư hạ tầng hàng không luôn là lĩnh vực đặc thù, yêu cầu khắt khe về năng lực tài chính, kinh nghiệm, nhạy cảm về an ninh quốc phòng nên chỉ dành cho các doanh nghiệp quốc doanh, cụ thể là Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV). Tuy nhiên, sau khi sân bay Vân Đồn do tư nhân đầu tư, được triển khai nhanh, hiện đại và được vận hành đúng theo tiêu chuẩn quốc tế đã phá vỡ định kiến đó.

"Hãng hàng không tư nhân có khi còn vững chắc hơn hãng nhà nước. Tư nhân làm sân bay sẽ có độ mở cao hơn, quốc gia có cơ hội phát triển", ông Thiên nói.

Tương tự, TS. Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện quản lý kinh tế trung ương cũng cho rằng, việc nhiều địa phương đang đề xuất quy hoạch sân bay là do nhu cầu chính đáng của các địa phương, có sân bay phát triển đồng bộ kinh tế-xã hội cả vùng mà họ đang có lợi thế và tiềm năng.

“Quy hoạch hệ thống cảng hàng không toàn quốc đang được dự thảo là rất quan trọng. Nếu quy hoạch không hợp lý sẽ thành điểm nghẽn phát triển kinh tế xã hội của các địa phương. Khi quyết định bổ sung vào quy hoạch, hay ra quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư, các cơ quan có thẩm quyền đánh giá cần nhìn rộng hơn theo lợi ích tiềm năng về phát triển kinh tế - xã hội thay vì giới hạn trong một dự án cụ thể, nên để địa phương tự quyết định theo nhu cầu", TS. Nguyễn Đình Cung nói.

Địa phương kỳ vọng du lịch phát triển, đổi đời nhờ có sân bay - Ảnh 6.

TS. Nguyễn Đình Cung cho rằng, quy hoạch sân bay cần đánh giá, nhìn rộng hơn theo lợi ích tiềm năng về phát triển kinh tế - xã hội thay vì giới hạn trong một dự án cụ thể.

Đồng quan điểm, PGS. TS. Nguyễn Thiện Tống, nguyên Chủ nhiệm bộ môn Kỹ thuật hàng không - Đại học Bách khoa TP.HCM cho rằng, có thể xem xét quy hoạch các sân bay nhỏ cho các tỉnh xa trong quy hoạch bổ sung sân bay.

“Có một so sánh trong giao thông hiện nay là từ Hà Nội đi TP.HCM chỉ mất khoảng hơn 2 giờ bay, trong khi từ Hà Nội để đến được các tỉnh phía Bắc như Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Hà Giang phải mất từ 6-8 tiếng do di chuyển bằng đường bộ. Thực tế này đòi hỏi cần có sự quan tâm phát triển hạ tầng hàng không cho các tỉnh xa, để người dân tại các tỉnh này được tiếp cận với phương tiện di chuyển hiện đại, phục vụ các nhu cầu cấp bách”, ông Tống nói.

Theo ông Bùi Doãn Nề, Phó Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Hàng không Việt Nam (VABA), thị trường hàng không Việt Nam được đánh giá là một trong những thị trường phát triển nhanh nhất khu vực. Để đáp ứng cơ sở hạ tầng khi thị trường phục hồi, nước ta phải sớm đầu tư, nâng cấp mở rộng các sân bay hiện có cũng như đẩy nhanh xây dựng các sân bay mới, tránh tình trạng ùn tắc, quá tải.

“Hạ tầng hàng không phát triển sẽ tạo điều kiện cho du lịch phát triển và ngược lại, kéo theo đó là tạo việc làm, nguồn thu cho các đơn vị cung cấp dịch vụ liên quan và ở một chừng mực nào đó là bảo đảm an sinh xã hội”, ông Nề nhìn nhận.

Cần nguồn lực khổng lồ để phát triển hạ tầng hàng không, sân bay

Theo Thứ trưởng Lê Anh Tuấn, để phát triển KTXH, khai thác hết tiềm năng của địa phương, vùng, phải có hạ tầng giao thông hiện đại, trong đó có hàng không. Hàng không có ưu điểm vận chuyển hành khách cự ly dài, độ tin cậy cao, phù hợp với phát triển du lịch.

Trong những năm vừa qua, ngành hàng không Việt Nam ghi nhận sự tăng trưởng vượt bậc. Tăng trưởng bình quân 10 năm gần đây của ngành hàng không Việt Nam khoảng 18%. Việc tăng trưởng vận tải hàng không với tốc độ cao thời gian qua đã và đang tạo áp lực lớn lên kết cấu hạ tầng hàng không.

Tuy nhiên, hiện nguồn vốn đầu tư từ doanh nghiệp nhà nước và ngân sách nhà nước trung ương cho lĩnh vực giao thông, cho phát triển kết cấu hạ tầng hàng không có hạn. Để phát triển cảng hàng không mới, cảng hàng không hiện nay, cần xã hội hoá, huy động nguồn lực đầu tư.

Bộ GTVT mong rằng trong thời gian tới, các địa phương tiếp tục đồng hành với ngành GTVT trong việc phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, trong đó có kết cấu hạ tầng hàng không, không vì những vướng mắc hành lang pháp lý mà làm chậm tiến trình đầu tư kết cấu hạ tầng hàng không.

Bộ GTVT sẽ tiếp tục tổng hợp lại những vướng mắc mà địa phương nêu ra, rà soát, tham mưu lại cho Chính phủ để ban hành những chính sách, cơ chế, hành lang pháp lý tạo điều kiện cho đầu tư kết cấu hạ tầng hàng không.

Tin mới

"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
6 giờ trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Phụ phẩm tôm lâu nay toàn bỏ đi hóa ra giá trị cả tỷ USD
4 giờ trước
Với sản lượng hàng trăm nghìn tấn mỗi năm, phụ phẩm tôm đem chế biến sâu sẽ cho ra những sản phẩm có giá trị cao gấp nhiều lần, mang về cả tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, thực tế hiện giá trị phụ phẩm tôm mang lại còn quá khiêm tốn, hiện 70% chỉ dành cho chăn nuôi.
Chủ xe Defender lái 7.000km xuyên Việt Nam - Thái Lan: ‘Chạy địa hình sướng, có đoạn vượt 4.000 khúc cua, vẫn còn điểm bất tiện’
3 giờ trước
Anh Nguyễn Hoàng Anh - Chủ nhân chiếc Porsche 911 Dakar đầu tiên Việt Nam, vừa hoàn thành chuyến đi từ Việt Nam qua Lào rồi Thái Lan bằng chiếc Defender.
Hiện tượng lạ thường về xuất khẩu cà phê Việt Nam
3 giờ trước
Hiện tượng khác thường là giá cà phê tăng cao nhưng sản lượng xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân vì sao?
Đại biểu Quốc hội đề xuất lùi thời gian đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với bia
2 giờ trước
Theo Đại biểu Quốc hội, doanh nghiệp phải có thời gian nhất định để cơ cấu lại sản phẩm, nếu áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia ngay từ 2026 thì không hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Đại lý báo Toyota Fortuner Legender thêm bản máy xăng tại Việt Nam: Đắt hơn máy dầu 5-45 triệu, bán ra tháng sau cạnh tranh Everest
23 phút trước
Nhiều thông tin từ phía đại lý cho thấy Toyota Fortuner Legender sẽ có thêm tùy chọn máy xăng 2.7L, giá bán tăng nhẹ so với tùy chọn máy dầu đang bán trên thị trường.
Trung Quốc tự đẩy mình vào 'thời khắc sinh tử': 300 startup xe điện chỉ còn 7 hãng lớn có thể tồn tại, chiến trường xe điện khốc liệt hơn bất kỳ lúc nào
16 giờ trước
Chỉ những công ty có thể duy trì hoạt động mà không cần đến nguồn tài trợ bên ngoài mới có thể tiếp tục cuộc đua, trong bối cảnh nỗi lo về tình trạng dư thừa công suất luôn rình rập.
SUV điện cỡ lớn Hyundai Ioniq 9 chính thức ra mắt: Tầm di chuyển 620 km, đấu trực tiếp với VinFast VF 9
1 ngày trước
Mẫu xe này sẽ được bán tại Mỹ, Hàn Quốc từ đầu năm 2025 trong khi các thị trường khác phải đợi đến cuối năm.
Báu vật tâm linh: Thế giới chỉ 2 nước có, Việt Nam sở hữu cá thể 700 tuổi, thuộc hàng Tứ Thiết quý hiếm
1 ngày trước
Cá thể cổ thụ này được xếp hạng là Cây Di sản Việt Nam.