Địa phương sở hữu cảng biển lọt top 30 cảng container bận rộn nhất thế giới có tiềm năng gì?

31/08/2022 14:00
Theo cập nhật mới nhất bảng xếp hạng 49 cảng container bận rộn nhất thế giới của Hội đồng Vận tải Thế giới (World Shipping Council), Việt Nam có sự góp mặt của 2 cảng. Trong đó, có 1 cảng lọt top 30 cảng container bận rộn nhất thế giới.

Cụ thể, trong bảng xếp hạng 49 cảng container bận rộn nhất thế giới dựa theo lượng vận chuyển container tính bằng teus với thời gian đo từ năm 2016 đến năm 2020 của Hội đồng Vận tải Thế giới, Việt Nam có cảng Sài Gòn và Hải Phòng nằm trong danh sách này.

Trong đó, cảng Sài Gòn đứng ở vị trí thứ 26 và cảng Hải Phòng đứng ở vị trí thứ 33. Lưu lượng hàng hóa qua cảng Sài Gòn đạt 5,99 triệu teus vào năm 2016 và tăng lên 7,2 triệu teus vào năm 2020.

Bên cạnh đó, cảng Sài Gòn nằm trong top 6 cảng container bận rộn nhất Đông Nam Á, xếp sau các cảng Singapore, Port Klang và Tanjung Pelepas (Malaysia), Laem Chabang (Thái Lan) và Tanjung Priok (Indonesia).

Địa phương sở hữu cảng biển lọt top 30 cảng container bận rộn nhất thế giới có tiềm năng gì? - Ảnh 1.

Top 6 cảng container bận rộn nhất Đông Nam Á. Nguồn: World Shipping Council.

Cảng Sài Gòn là cảng quốc tế của TP. HCM, có tổng diện tích khoảng 570.000m2, đồng thời là hệ thống cảng biển phục vụ cho khu vực thành phố, các vùng lân cận và đồng bằng sông Cửu Long. Cảng Sài Gòn là chuỗi hệ thống gồm các khu cảng biển tại TP. HCM như: Tân Cảng Cát Lái, Cái Mép, Hiệp Phước,…

Cảng Sài Gòn hoạt động để đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của nhiều mặt hàng như nông nghiệp, thủy sản chế biến, sản phẩm hóa chất, vật liệu xây dựng và khai thác khoáng sản… Không chỉ vậy, đây cũng là cảng chính tại khu vực TP. HCM tiếp nhận tàu du lịch quốc tế.

Theo thống kê của Cục Hàng hải Việt Nam, năm 2021, dù chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19, song sản lượng lượng hóa qua cảng Sài Gòn vẫn có tăng trưởng tốt. Cụ thể, lượng hàng hóa qua cảng đạt 11,82 triệu tấn, tăng 27% so với cùng kỳ. Trong 6 tháng đầu năm 2022, lượng hàng hóa qua cảng Sài Gòn đạt 4,72 triệu tấn.

Trên thực tế, TP. HCM là nơi có nhiều tiềm năng trong phát triển cảng biển, logistics. Thành phố định hướng phát triển cảng biển, đưa ngành logistics thành ngành dịch vụ mũi nhọn, giúp thành phố nâng cao vai trò đầu mối giao lưu hàng hóa trong nước và kết nối với thị trường quốc tế.

Theo Hiệp hội Cảng biển Việt Nam (VPA), khu vực cảng Sài Gòn hiện đang đứng đầu cả nước về sản lượng container thông qua, chiếm 58,81% thị phần. Trong đó, riêng Tân Cảng Cát Lái (quận 2) chiếm đến 48% thị phần cả nước và chiếm 80,89% thị phần khu vực cảng TP. HCM.

Lợi thế này có được là nhờ cảng Cát Lái nằm gần trung tâm TP. HCM, gần các khu công nghiệp, kho hàng của các doanh nghiệp Đồng Nai, Bình Dương. Bên cạnh đó, thành phố còn có đầy đủ các dịch vụ hậu cần gồm: kho bãi, giao nhận, vận chuyển và đặc biệt tại đây quy tụ rất nhiều hãng tàu quốc tế.

Ngành logistics được đánh giá là có vài trò rất lớn đối với nền kinh tế. Theo Sở Công Thương TP. HCM, hiện nay cả nước có khoảng 30.000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics, với khoảng 5.000 doanh nghiệp chuyên nghiệp.

Trong số đó, ngành logistics hiện đóng góp khoảng 8,9% trong tổng GRDP của TP. HCM, tương đương khoảng 117.000 tỷ đồng và có tới 54% doanh nghiệp logistics có trụ sở tại TP. HCM.

Hiện nay, TP. HCM đang rất chú trọng trong phát triển logistics nhờ tận dụng lợi thế cảng biển và phát triển logistics thành dịch vụ mũi nhọn.

Trong những năm qua, kinh tế biển TP.HCM đã có bước đột phá với việc đón tàu tải trọng container lớn nhất (54.255 tấn) cập cảng sau khi hoàn thành khai thông luồng tàu biển Soài Rạp. Đây là dấu mốc quan trọng, mở ra cơ hội phát triển mạnh mẽ cho ngành kinh tế cảng biển của thành phố.

Tin mới

Khởi động giải marathon Quốc tế Di sản Hà Nội 2025: Đường chạy hoàn toàn mới, độc đáo cho các vận động viên
9 giờ trước
Giải chạy Standard Chartered marathon di sản Hà Nội 2025 sẽ diễn ra vào tháng 11 tới đây, dự kiến thu hút hàng nghìn vận động viên.
Vì sao gói bim bim to đùng nhưng bên trong có rất ít bánh?
8 giờ trước
Nhiều người có cảm giác hụt hẫng khi mở gói snack to đùng nhưng bên trong chỉ có lượng bánh rất ít ỏi, phải chăng nhà sản xuất muốn đánh lừa cảm giác khách hàng?
Người Việt Nam ăn thịt heo nhiều thứ 4 thế giới
7 giờ trước
Năm 2024, ước tính sản lượng tiêu thụ thịt heo/đầu người Việt Nam xấp xỉ 37 kg/người, tăng hơn 3 kg so với 2023.
Hyundai tiếp tục xả hàng loạt xe hot đời 2024: Cao nhất 75 triệu đồng, đại lý bồi thêm nhiều ưu đãi
6 giờ trước
Chương trình ưu đãi áp dụng với xe sản xuất năm 2024 (VIN 2024).
Giá vàng thế giới tăng như vũ bão giữa căng thẳng thương mại
6 giờ trước
Giá vàng tăng mạnh và tiệm cận mức cao kỷ lục sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố các mức thuế đối ứng, làm gia tăng căng thẳng thương mại toàn cầu.

Tin cùng chuyên mục

Chủ xe Mitsubishi Xforce Ultimate: ‘Có lúc ăn xăng 3,8L/100km, có điểm chê nhưng được hãng khắc phục free’
8 giờ trước
Sau nửa năm sử dụng Mitsubishi Xforce Ultimate, anh Bùi Mạnh Hà cảm thấy rất hài lòng với chiếc xe này khi sở hữu một không gian rất rộng rãi và tiết kiệm nhiên liệu.
Mỹ công bố thuế đối ứng 46% với Việt Nam - những mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ vào Việt Nam đang chịu mức thuế bao nhiêu?
8 giờ trước
Việt Nam nằm ở top những quốc gia bị áp thuế đối ứng cao nhất lên tới 46%.
BYD 'nhá hàng' SUV hybrid đầu tiên tại VN: 'ăn' xăng chỉ 1,1 lít/100 km ít hơn Wave Alpha, giá bán là tâm điểm tranh luận
12 giờ trước
Mẫu SUV hybrid của BYD được nhập khẩu nguyên chiếc từ Thái Lan, cạnh tranh với Mazda CX-5, Haval H6 Hybrid hay Honda CR-V e:HEV.
Hai nhà sản xuất ô tô lớn bậc nhất Trung Quốc đang thảo luận sáp nhập
13 giờ trước
Kế hoạch sáp nhập cho thấy mong muốn hợp nhất đáng kể của thị trường ô tô Trung Quốc - thị trường lớn nhất thế giới.