Dịch bệnh chưa qua, các ông lớn sản xuất mì ăn liền vẫn kiếm hàng ngàn tỷ đồng mỗi năm, Masan tăng 43% năm 2021

21/03/2022 19:29
Theo ước tính của WINA, khi nhu cầu tiêu thụ mì ăn liền của thế giới năm 2020 tăng 14,79% so với năm 2019. Còn ở Việt Nam mức tăng này đạt 29%, cao gấp 9 lần so với mức tăng trưởng nhu cầu bình quân giai đoạn 2015-2019.

Đại dịch chưa qua, nhà sản xuất đồng loạt tăng giá hàng loạt các mặt hàng thực phẩm do chịu sức ép từ giá xăng dầu và nguyên liệu đầu vào tăng phi mã. Thống kê cho thấy giá mỳ tôm đã tăng 25% so với cùng kỳ năm trước trong khi các mặt hàng khác như dầu ăn tăng 23%, đường tăng 67%, nước mắm tăng 28%, xăng dầu tăng 48%...

Không chỉ gạo, đường, nước mắm, dầu ăn, các hãng sản xuất mì ăn liền cũng đồng loạt công bố tăng giá sản phẩm. Trao đổi với báo giới, ông Kajiwara Junichi - Tổng giám đốc Công ty cổ phần Acecook Việt Nam - cho biết doanh nghiệp đã phải tiến hành tăng giá toàn bộ sản phẩm, áp dụng từ ngày ⅓ với tỷ lệ tăng giá khác nhau tùy theo sản phẩm do giá các nguyên vật liệu đầu vào và chi phí vận chuyển tăng cao đến mức doanh nghiệp dù rất cố gắng cũng không thể bù lại được.

Mặc dù mì ăn liền được xem là mặt hàng thứ cấp nhưng lại được ưa chuộng ở thị trường Việt Nam. Theo Hiệp hội mì ăn liền thế giới (WINA) năm 2020, người Việt Nam tiêu thụ 7.030 triệu gói mì ăn liền, chỉ xếp sau Trung Quốc và Indonesia. Đại dịch Covid-19 thúc đẩy nhu cầu tích trữ và tiêu thụ mì ăn liền. Theo ước tính của WINA, nhu cầu tiêu thụ mì ăn liền của thế giới năm 2020 tăng 14,79% so với năm 2019. Còn ở Việt Nam mức tăng này đạt 29%, cao gấp 9 lần so với mức tăng trưởng nhu cầu bình quân giai đoạn 2015-2019.

Dịch bệnh chưa qua, chiến tranh đã tới nhưng các ông lớn sản xuất mì ăn liền vẫn kiếm hàng ngàn tỷ đồng mỗi năm, Masan tăng 43% năm 2021 - Ảnh 1.

Nhu cầu tiêu thụ mì ăn liền trên thế giới. Nguồn: WINA

Hiện nay thị trường mì ăn liền Việt Nam có sự tham gia của 50 doanh nghiệp trong và ngoài nước, tuy nhiên thị trường chủ yếu nằm trong tay của ba ông lớn là Acecook, Masan Consumer và Asian Food.

Dịch bệnh chưa qua, chiến tranh đã tới nhưng các ông lớn sản xuất mì ăn liền vẫn kiếm hàng ngàn tỷ đồng mỗi năm, Masan tăng 43% năm 2021 - Ảnh 2.

Gia nhập thị trường Việt Nam từ năm 1995, Acecook với mì Hảo Hảo đã trở thành thương hiệu quốc dân tập trung phân khúc trung cấp, vào thời kỳ đỉnh cao Acecook đã chiếm lĩnh gần 50% thị phần. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, thị phần của Acecook chỉ còn 35%. Sản phẩm mỳ Hảo Hảo của Acecook đã đạt kỷ lục Việt Nam với 30 tỷ gói được tiêu thụ trong 21 năm, từ 2000 đến 2021.

Năm 2020, doanh thu mì ăn liền của ông lớn này đạt 11.531 tỷ đồng, tăng 8,29% so với năm 2019, chiếm 32% tổng doanh thu toàn thị trường. Trong khi đó doanh thu mì ăn liền của Acecook trong các năm 2019 và 2018 lần lượt chiếm 35% và 36,6% tổng doanh thu toàn thị trường. Tỷ suất lợi nhuận gộp năm 2020 là 33,6%, Acecook có mức tỷ suất lợi nhuận gộp khá cao so với các doanh nghiệp cùng ngành.

Năm 2021, Acecook Việt Nam bị cảnh báo tại thị trường châu Âu về chất bảo quản trong sản phẩm khiến cho ông lớn này lao đao. Người tiêu dùng và nhiều nhà bán lẻ nghi ngại về sản phẩm của Acecook mặc dù ông lớn này đã phối hợp cùng Bộ Công thương để kiểm tra chất lượng sản phẩm tại thị trường Việt Nam.

Đứng thứ hai trong ngành là Masan. Hai năm gần đây, tốc độ tăng trưởng doanh thu ngành hàng mì ăn liền của Masan luôn đứng đầu thị trường, trung bình đạt 33,19%/năm, gấp 9 lần so với toàn thị trường mì Việt Nam. Masan sở hữu chuỗi bán lẻ Winmart, Winmart+ tích hợp với Masan Consumer dẫn dắt thị trường mì ăn liền với hai nhãn hàng nổi tiếng là Omachi và Kokomi. Ở chuỗi bán lẻ của Masan, các sản phẩm của ông lớn này được ưu tiên đặt ở các vị trí đẹp, dễ tiếp cận khách hàng. Trong khi, người tiêu dùng khó có thể tìm được một số sản phẩm mì ăn liền của đối thủ cạnh tranh trên các kệ hàng của Winmart.

Từ năm 2020, đại dịch Covid-19 thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng mì gói của người dân Việt Nam khiến doanh thu của Masan tăng mạnh. Năm 2021, doanh thu mảng mì gói của Masan Consumer đạt 8.800 tỷ đồng, tăng 27,8% so với năm 2020, tăng 43,71% so với trước đại dịch. Masan tập trung vào chiến lược cao cấp hóa ngành hàng qua các dòng sản phẩm ăn liền của thương hiệu Omachi, liên tục phát triển các sản phẩm mới góp phần cải thiện rõ rệt tỷ suất lợi nhuận gộp của Masan trong nhiều năm qua. Trong 4 nhà sản xuất hàng đầu, chỉ số này của Masan vượt trội đạt gần 39%, Uniben đạt 35%, Acecook 31% và thấp nhất là Asia Foods chỉ khoảng 24%.

Dịch bệnh chưa qua, chiến tranh đã tới nhưng các ông lớn sản xuất mì ăn liền vẫn kiếm hàng ngàn tỷ đồng mỗi năm, Masan tăng 43% năm 2021 - Ảnh 3.

Doanh thu ngành mì ăn liền của Masan

Mặc dù Asia Food không mạnh tay quảng cáo như Acecook hay Masan nhưng ông lớn này cũng không hề kém cạnh. Công ty tập trung vào thị trường nông thôn, nơi chiếm đến 65% dân số của Việt Nam và có sức tiêu thụ mì ăn liền lớn. Asia Food với mì gấu đỏ len lỏi chinh phục thị trường, giai đoạn 2016-2019, doanh thu của Asia Food luôn vượt qua Masan. Tuy nhiên, sau khi đại dịch diễn ra, Masan đã bứt tốc và bỏ lại Asia Food, cho đến hiện tại, cuộc đua của 2 ông lớn vẫn rất sát sao.

Asia Food sở hữu nhà máy sản xuất tại 3 miền đất nước. Giai đoạn 2016-2019, tốc độ tăng trưởng doanh thu của hãng này ghi nhận sự sụt giảm, giảm mạnh từ mức 24% vào năm 2017 xuống 4% năm 2019. Năm 2020, Asia Food đã trở lại đà tăng trưởng, doanh thu của hãng đạt 5.744 tỷ đồng, tăng 9% so với năm 2019 nhờ nhu cầu tăng cao bởi tác động của đại dịch.

Không chỉ ở Việt Nam, Asia Food còn đẩy mạnh xuất khẩu, công ty này cho biết hiện đang chiếm lĩnh hơn 50% thị phần mì ăn liền tại Campuchia với thương hiệu Red Bear. Tuy nhiên khác với Việt Nam, dung lượng thị trường mì ăn liền của Campuchia không quá lớn.

Theo nhận định của KantarWorldPanel, thị trường mì ăn liền giờ đây không chỉ "ăn liền", người tiêu dùng còn chú trọng hương vị, chất lượng của sản phẩm. Cạnh tranh của miếng bánh này càng gay gắt khi xuất hiện hàng loạt sản phẩm mì nhập khẩu đến từ Hàn Quốc và Nhật Bản.

https://cafef.vn/dich-benh-chua-qua-chien-tranh-da-toi-nhung-cac-ong-lon-san-xuat-mi-an-lien-van-kiem-hang-ngan-ty-dong-moi-nam-masan-tang-43-nam-2021-20220320224549044.chn

Tin mới

Áp thuế 46%: Hơn 37.000 tấn thủy sản Việt Nam đang trên đường sang Mỹ
5 giờ trước
Theo thống kê sơ bộ của Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), hiện có khoảng hơn 37.000 tấn thủy sản các loại đang trên đường vận chuyển tới Mỹ; khoảng 31.500 tấn hàng đang dự kiến xuất khẩu trong tháng 4-5 và nhiều đơn hàng đã được ký kết cho năm nay khoàng 38.500 tấn.
Giá vàng mất mốc 3.100 USD/ounce
4 giờ trước
Giá vàng thế giới tiếp tục lao dốc phiên thứ 2 liên tiếp, rời khỏi mức cao kỷ lục 3.100 USD/ounce.
FPT Long Châu chia sẻ về ‘công nghệ số’ tại Diễn đàn nữ lãnh đạo vì sự đổi mới
4 giờ trước
Ngày 3/4, nhân chuyến viếng thăm của Nhà Vua Philippe và Hoàng hậu Mathilde, Đại sứ quán Bỉ đã tổ chức “Diễn đàn nữ lãnh đạo vì sự đổi mới”. Sự kiện nhằm nhấn mạnh vị thế và ghi nhận những đóng góp của phụ nữ trong phát triển kinh tế bền vững, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Bị Mỹ đưa dầu thô vào tầm ngắm, xuất khẩu của một quốc gia OPEC lao dốc chỉ trong 1 tháng, khách hàng Trung Quốc, Ấn Độ dần tránh xa
3 giờ trước
Mỹ đã công bố mức thuế 25% đối với những người mua dầu thô và khí đốt của quốc gia này.
SUV điện Mercedes G 580 về Việt Nam: Giá từ 7,75 tỷ đồng, quay xe 360 độ, chạy 473km/sạc, có cả "hàng hiếm" Edition One
2 giờ trước
Đây là mẫu xe thuần điện đầu tiên của dòng xe huyền thoại G-Class.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.