Dịch bệnh, hạn hán kéo lãi quý 1 của PAN giảm 61% so với cùng kỳ

07/05/2020 16:16
Mảng cây trồng và bánh kẹo của PAN trong quý 1 giảm mạnh về doanh số, kinh doanh ngô không xuất khẩu được do dịch bệnh.

Công ty Cổ phần Tập đoàn PAN (mã CK: PAN) đã công bố BCTC quý 1/2020 với doanh thu và lợi nhuận sụt giảm so với cùng kỳ.

Theo đó doanh thu thuần trong kỳ đạt 1.292 tỷ đồng giảm 18,8% so với cùng kỳ trong khi giá vốn hàng bán giảm ít hơn mức giảm của doanh thu nên lợi nhuận gộp đạt 248,8 tỷ đồng giảm 24% so với quý 1/2019.

Trong kỳ doanh thu từ hoạt động tài chính đạt hơn 70 tỷ đồng tăng 154% do tăng lãi tiền gửi so với cùng kỳ nhưng chi phí tài chính cũng tăng thêm 53% lên hơn 62 tỷ đồng trong đó chủ yếu là chi phí lãi vay nên sau khi trừ các khoản chi phí PAN lãi ròng 28,7 tỷ đồng giảm 60,7% so với quý 1/2019.

Trong quý 1 PAN dành gần 18 tỷ đồng chi trả lương và thưởng cho các thành viên HĐQT và BGĐ trong đó 15,8 tỷ đồng là tiền lương và hơn 2 tỷ đồng tiền thưởng tăng 28,6% so với cùng kỳ.

Dịch bệnh, hạn hán kéo lãi quý 1 của PAN giảm 61% so với cùng kỳ - Ảnh 1.

Theo giải trình từ phía công ty kết quả kinh doanh giảm do hai mảng giống cây trồng giảm 35% doanh số và bánh kẹo giảm 30% doanh số vì việc đi lại gặp khó khăn, triển khai công tác marketing, bán hàng giữa đại dịch. Kinh doanh giống ngô chủ yếu tập trung vào quý I với thị trường xuất khẩu trọng điểm là Lào, Campuchia, Trung Quốc, tuy nhiên do dịch bệnh nên không xuất khẩu được. Hạn hán kéo dài khiến diện tích gieo trồng sụt giảm mạnh đặc biệt là một số vùng trồng ngô tẻ lớn tại Tây Nguyên. Ngoài ra tết Nguyên Đán năm nay đến sớm cũng ảnh hưởng đến doanh thu mảng bánh kẹo của tập đoàn so với cùng kỳ.

PAN cho biết trong quý 1 tiếp tục mở rộng thị trường mảng hạt điều thương hiệu sang Nhật Bản giúp lợi nhuận mảng này tăng nhẹ, đồng thời phát triển thêm sản phẩm hoa quả sấy. Mảng tôm vẫn đạt kết quả tương đương cùng kỳ trong khi mảng nước mắm tăng 11% lợi nhuận. Việc chủ động nguồn cung nhờ chuỗi giá trị khép kín giúp SXKD của tập đoàn tuy bị ảnh hưởng bởi đại dịch nhưng không đình trệ.

Theo báo cáo thường niên năm 2019, giai đoạn 2013 – 2019 tăng trưởng lợi nhuận hợp nhất của PAN đạt 67%. Trong đó riêng năm 2019 doanh thu thuần đạt 7.813 tỷ, giảm nhẹ 0,57%, lợi nhuận sau thuế đạt 452 tỷ đồng, giảm 20% so với cùng kỳ năm trước.

Hiện tại các lĩnh vực kinh doanh chính của PAN bao gồm:

+ Lĩnh vực Nông nghiệp – thực hiện thông qua CTCP PAN Farm và CTCP Khử trùng Việt Nam (VFC) (*). CTCP PAN Farm gồm 2 công ty con trực tiếp là CTCP Tập đoàn Giống cây trồng Việt Nam (Vinaseed) và CTCP PAN-HULIC (PHJ).

+ Lĩnh vực Thực phẩm - quản lý và điều phối bởi CTCP Thực phẩm PAN (PAN Food). Mảng kinh doanh này bao gồm những mảng kinh doanh chính: mảng bánh kẹo thực hiện thông qua PAN Food mẹ, PAN Food Manufacturing và Bibica; mảng thủy sản thực hiện bởi CTCP Xuất nhập khẩu thủy sản Bến Tre (Aquatex Bentre) và CTCP Thực phẩm Sao Ta (Fimex VN); mảng nước mắm thực hiện tại CTCP Thủy sản 584 Nha Trang và mảng hạt tại CTCP Chế biến hàng xuất khẩu Long An (Lafooco).

+ Lĩnh vực Phân phối – thực hiện thông qua CTCP Phân phối hàng tiêu dùng PAN (PAN CG), công ty mới thành lập và đi vào hoạt động từ tháng 6/2019.

Dịch bệnh, hạn hán kéo lãi quý 1 của PAN giảm 61% so với cùng kỳ - Ảnh 2.

Sang năm 2020 PAN đặt mục tiêu doanh thu đạt 8.653 tỷ đồng tăng 11% so với thực hiện 2019 và LNST dự kiến đạt 367 tỷ đồng giảm 18,6% so với năm 2019. Định hướng đến năm 2022, PAN sẽ đạt quy mô vốn hóa thị trường khoảng 1 tỷ USD, lợi nhuận sau thuế đạt khoảng 95-100 triệu USD, trở thành công ty hàng đầu trong lĩnh vực nông nghiệp và thực phẩm tại Việt Nam và khu vực Đông Nam Á.

Dịch bệnh, hạn hán kéo lãi quý 1 của PAN giảm 61% so với cùng kỳ - Ảnh 3.

Tin mới

Giá vàng thế giới tăng như vũ bão giữa căng thẳng thương mại
8 giờ trước
Giá vàng tăng mạnh và tiệm cận mức cao kỷ lục sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố các mức thuế đối ứng, làm gia tăng căng thẳng thương mại toàn cầu.
Thuế đối ứng thấp hơn gần 1 nửa so với Việt Nam, một quốc gia châu Á vừa tăng mạnh ‘chốt đơn’ dầu thô từ Mỹ trong tháng 3, đặt mục tiêu giảm thặng dư thương mại
8 giờ trước
Quốc gia này đã tăng 67% lượng dầu thô nhập khẩu từ Mỹ vào tháng 3.
Doanh nghiệp rau quả lo vạ lây tại thị trường Mỹ trong đợt đánh thuế đối ứng
5 giờ trước
Mỹ là thị trường nhập khẩu rau quả lớn thứ 2 của Việt Nam nhưng đây là nhóm ngành Việt Nam đang nhập siêu.
Ô tô Honda đồng loạt giảm giá đậm trong tháng 4: Cao nhất 250 triệu đồng, kèm nhiều quà tặng
6 giờ trước
Nhiều mẫu ô tô Honda đang được mạnh tay giảm giá nhằm xả hàng tồn và thu hút người mua.
Chủ xe Mitsubishi Xforce Ultimate: ‘Có lúc ăn xăng 3,8L/100km, có điểm chê nhưng được hãng khắc phục free’
6 giờ trước
Sau nửa năm sử dụng Mitsubishi Xforce Ultimate, anh Bùi Mạnh Hà cảm thấy rất hài lòng với chiếc xe này khi sở hữu một không gian rất rộng rãi và tiết kiệm nhiên liệu.

Tin cùng chuyên mục

Cổ phiếu ORS chịu áp lực bán mạnh, thanh khoản tăng đột biến
20/03/2025 15:44
Kết phiên hôm nay (20/3), VN-Index giảm 0,7 điểm xuống 1.323,93 điểm. Thanh khoản giảm so với phiên hôm qua, giá trị khớp lệnh trên HoSE đạt khoảng 17.843,41 tỷ đồng.
Chân dung tỷ phú Phạm Nhật Vượng - Top 500 người giàu nhất thế giới
12/03/2025 16:18
Theo cập nhật mới nhất của Forbes, ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup lọt top 500 người giàu nhất thế giới và giữ vững vị trí giàu nhất Việt Nam.
"Pháp sư Trung Quốc" lại gây sốc thế giới với sản phẩm AI mới, lần này cái tên là Manus
12/03/2025 03:40
Sau khi DeepSeek khuấy đảo cộng đồng công nghệ thế giới, Trung Quốc tiếp tục khiến dư luận quốc tế ngỡ ngàng với sự xuất hiện của Manus, một trí tuệ nhân tạo (AI) do startup Monica phát triển.
Sự sụp đổ của 1 startup xe điện Mỹ: Từng trị giá 30 tỷ USD, 'cháy' tiền mặt nên phải bán toàn bộ tài sản, founder tù tội
21/02/2025 03:06
Startup này bắt đầu rơi vào khủng hoảng sau khi người sáng lập Trevor Milton bị cáo buộc lừa dối các nhà đầu tư về hoạt động kinh doanh.