Dịch bệnh và giá nguyên nhiên liệu tác động xấu đến xuất khẩu

15/04/2022 16:17
Tác động của dịch Covid-19 tại nhiều thị trường, xung đột Nga-Ukraine khiến giá nguyên liệu, nhiên liệu giá tăng là những yếu tố tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất, xuất nhập khẩu thời gian tới.

Trong 3 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp chế biến tiếp tục đóng góp tích cực vào tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế khi đạt 76,18 tỷ USD, tăng 11,6% so với quý I/2021 và chiếm 86% trong tổng kim ngạch xuất khẩu chung. Kết quả này cho thấy sự nỗ lực của các doanh nghiệp (DN) trong nước dần khôi phục sản xuất kinh doanh, nối lại chuỗi cung ứng trong điều kiện dịch bệnh vẫn còn phức tạp.

Đánh giá về kết quả này, Chuyên gia thương mại Phạm Tất Thắng cho rằng, một trong những yếu tố tích cực quan trọng chính là Việt Nam đã tận dụng được lợi ích đem lại từ các FTA. Đặc biệt, trong năm 2022, Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) có hiệu lực là cơ hội để các DN tận dụng những ưu thế, ưu đãi từ các FTA thế hệ mới để tạo đà tốt cho hoạt động xuất khẩu.

Theo lãnh đạo Bộ Công Thương, thời gian tới hoạt động xuất khẩu được dự báo sẽ còn tiếp tục khởi sắc. Sự phục hồi của nền kinh tế thế giới cùng với việc Việt Nam triển khai thực thi các FTA đầy đủ với thuế quan ưu đãi sẽ là động lực mới cho hoạt động xuất nhập khẩu.

“Gói tài chính phục hồi kinh tế với các chính sách hỗ trợ bao gồm cả thuế, phí sẽ giúp cộng đồng DN, đặc biệt những ngành chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh nhanh chóng phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh”, ông Đỗ Thắng Hải, Thứ trưởng Bộ Công Thương đánh giá.

Khẳng định việc Việt Nam đã nỗ lực ký kết các FTA giúp mở ra cơ hội thuế quan cho DN trong hoạt động xuất khẩu, ông Trần Thanh Hải, Phó cục trưởng Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho rằng, gần đây Việt Nam liên tiếp có những FTA ở quy mô lớn, mức độ cam kết sâu với các đối tác thương mại quy mô rất lớn của Việt Nam, nên trên thực tế, các FTA đã phát huy tác dụng đáng kể.

“Trong CPTPP, các quốc gia mới tham gia FTA với Việt Nam như Peru, Mexico..., đều có mức tăng trưởng xuất khẩu cao, thể hiện rất rõ cơ hội cho các DN Việt Nam. Trong khi đó, Hiệp định RCEP có hiệu lực từ ngày 1/1/2022 với cam kết sâu hơn, tạo thuận lợi rõ ràng hơn đã giúp các DN có cơ hội để đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường thành viên. Ngoài ra, Hiệp định RCEP thực thi từ đầu năm 2022 sẽ tạo sự luân chuyển, giúp Việt Nam kết nối chuỗi cung ứng của cả đầu ra và đầu vào tốt hơn”, ông Trần Thanh Hải nhìn nhận.

Nhiều tác động tiêu cực

Bên cạnh những thuận lợi từ FTA giúp tăng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, các chuyên gia cho rằng, vẫn còn nhiều khó khăn trước mắt và tiềm ẩn cho hoạt động thương mại của Việt Nam trong thời gian tới. Cụ thể về điều này, ông Trần Thanh Hải, Phó cục trưởng Cục Xuất Nhập khẩu cho rằng, khó khăn lớn nhất và trước mắt vẫn là tác động của dịch Covid-19 tại những thị trường khác có thể ảnh hưởng đến Việt Nam, đặc biệt hiện nay dịch bệnh bắt đầu gia tăng tại Trung Quốc.

“Với chính sách chống dịch của Trung Quốc như hiện nay, khi có các ca bệnh mới, Trung Quốc sẵn sàng phong tỏa cả 1 thành phố hay 1 trung tâm sản xuất làm ảnh hưởng rất lớn đến quá trình cung cấp nguồn nguyên liệu cơ bản với số lượng lớn cho Việt Nam”, ông Trần Thanh Hải nhận định.

Bên cạnh đó, trong lĩnh vực logistics, 2 năm vừa qua với tác động của dịch bệnh đã đẩy giá cước vận tải biển lên cao, đến nay chưa có dấu hiệu “hạ nhiệt”. Tại Trung Quốc, khi tình trạng dịch bệnh lan truyền sẽ khiến các cảng của Trung Quốc cũng bị ùn tắc, điều này sẽ tiếp tục kéo dài thời gian vận chuyển và khiến giá cước vận tải duy trì ở mức cao.

Ngoài ra, những bất ổn từ xung đột Nga-Ukraine cũng là điều đáng lưu tâm. Mặc dù kim ngạch thương mại giữa Việt Nam với Nga và Ukraine chưa phải là lớn, song đây cũng là 2 quốc gia cung cấp nguồn nguyên liệu cơ bản, các loại nông sản như lúa mì, nguyên liệu như than, phân bón, các sản phẩm kim loại... nên khi xung đột kéo dài sẽ tác động đến giá cả trên thị trường toàn cầu, nhất là giá nguyên liệu đầu vào gia tăng.

“Xung đột tác động lớn đến chuỗi cung ứng nói chung, trong đó có các quốc gia có nhập khẩu nhiên liệu, nhập khẩu dầu thô từ Nga, đẩy giá thành ở các thị trường đó lên làm gia tăng áp lực lên thị trường thế giới, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của Việt Nam, nhất là những ngành sử dụng nguyên liệu đầu vào như sắt thép, kim loại, hóa chất, phân bón...”, ông Hải phân tích.

Do đó, trong những quý tiếp theo, Bộ Công Thương xác định sẽ tập trung hỗ trợ các DN về thông tin thị trường, xúc tiến xuất khẩu, tận dụng các cam kết trong các FTA đã ký kết và thông qua các chuỗi giá trị toàn cầu để tìm kiếm thị trường mới./.

Tin mới

[Trên Ghế 16] Người sắp lập gia đình, đã có gia đình, tài chính 500-700 triệu nên mua xe gì?
2 phút trước
Theo chuyên gia Đoàn Anh Dũng, việc lựa chọn xe cho từng đối tượng khách hàng phụ thuộc vào điều kiện tài chính và nhu cầu sử dụng của mỗi người, sau đó đến các yếu tố về thương hiệu và động cơ.
Đại chiến phá giá không thấy đáy giữa các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan: Hậu quả khôn lường
1 phút trước
Việc phá giá bất chấp hậu quả của các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan đang gây ra nhiều hậu quả tai hại cho chính quốc gia này và buộc Đại sứ quán Trung Quốc tại Thái Lan phải lên tiếng.
Yamaha ra mắt xe ga mới siêu tiết kiệm xăng, màu tím cực cá tính, cốp rộng hơn Honda Lead
34 phút trước
Yamaha tiếp tục khẳng định vị thế của mình trong phân khúc xe ga đô thị với phiên bản mới vừa được trình làng.
Ông nông dân trồng "loài cây quen thuộc" thu lãi nhẹ nhàng 2 tỷ đồng/năm
57 phút trước
Trồng "loài cây quen thuộc" mỗi năm thu lãi hơn 2 tỷ đồng, ông nông dân Nguyễn Huỳnh Thanh ở Tân Định, Bình Dương đã tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động ở địa phương với thu nhập bình quân 10 triệu đồng/người/tháng.
Giá USD hôm nay 20/9: Bất ngờ tăng tỷ giá "chợ đen" lấy lại mốc 25.000 đồng
2 giờ trước
Giá USD hôm nay 20/9: Trong nước, tỷ giá "chợ đen" bất ngờ tăng 65 đồng ở cả 2 chiều so với cùng thời điểm ngày hôm qua, lên mức 24.965 - 25.065 VND/USD. Trái lại, tỷ giá USD/VND niêm yết tại các ngân hàng thương mại lại đồng loạt giảm.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Vàng

GOLD

76.952.510 VNĐ / lượng

2,592.10 USD / toz

0.19 %

+ 4.90

Bạc

SILVER

918.793 VNĐ / lượng

30.95 USD / toz

0.56 %

+ 0.17

Đồng

COPPER

237.662.032 VNĐ / tấn

437.80 UScents / lb

0.68 %

+ 2.95

Bạch kim

PLATINUM

29.345.919 VNĐ / lượng

988.50 USD / toz

-0.08 %

- -0.80

Nickel

NICKEL

402.200.254 VNĐ / tấn

16,334.00 USD / mt

0.62 %

+ 101.00

Chì

LEAD

51.512.363 VNĐ / tấn

2,092.00 USD / mt

0.43 %

+ 9.00

Nhôm

ALUMINUM

62.543.691 VNĐ / tấn

2,540.00 USD / mt

-0.08 %

- -2.00

» Xem tất cả giá Kim loại

Tin cùng chuyên mục

Giá rẻ hơn, nhưng iPhone 16 "bản thường" lại sở hữu công nghệ còn xịn hơn cả iPhone 16 Pro Max
6 giờ trước
Hy vọng rằng, nâng cấp này sẽ được Apple mở rộng lên các dòng iPhone Pro trong tương lai.
Một mẫu xe máy điện 'made in Vietnam' vừa ra mắt, có gì đặc biệt mà giá bán hơn 200 triệu đồng?
1 ngày trước
Nuen N1-S là mẫu xe máy điện mới nhất được ra mắt thị trường Việt Nam. Xe hiện có giá hơn 200 triệu đồng.
Nissan Almera giảm giá mạnh tại đại lý trước khi ra mắt bản mới: Giảm sâu nhất 130 triệu, bản 'full' còn 465 triệu đồng, tiệm cận giá i10
2 ngày trước
Theo tư vấn viên của đại lý, số lượng Nissan Almera sản xuất 2023 còn tồn kho chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Sức mạnh không tưởng của Trung Quốc: Kim chi 'made in China' ùn ùn nhập khẩu vào Hàn Quốc, đắt hàng nhờ rẻ hơn 6 lần sản phẩm nội địa
2 ngày trước
Người Hàn Quốc đang chuộng ăn kim chi "made in China" vì rẻ hơn hàng nội địa.