Dịch Covid-19: Nhiều nền kinh tế phụ thuộc Trung Quốc nới lỏng tiền tệ, còn Việt Nam?

17/02/2020 13:24
(Dân Việt) Theo PGS.TS Phạm Thế Anh, chuyên gia kinh tế trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và Chính sách (VEPR), một số nước châu Á có nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc đã thực hiện nới lỏng (Thái Lan) hoặc sẵn sàng nới lỏng tiền tệ để giảm bớt tác động của virus corona. Với Việt Nam, vội vã thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng lúc này là không cần thiết.

Thông báo được đưa ra khi số ca nhiễm virus corona tại Trung Quốc đã vượt quá 70.000 người, số ca tử vong lên tới 1.770 người. Có tới hơn 90% ca nhiễm virus corona mới trong ngày (1.993/2.009 ca) nằm ở tỉnh Hồ Bắc.

Theo quy định vừa được chính quyền địa phương ban hành, 58 triệu người dân Hồ Bắc sẽ không thể rời khỏi xóm, phố nơi họ cư trú trừ trường hợp đặc biệt; đồng thời hủy bỏ mọi sự kiện công cộng bao gồm cả đám ma, đám cưới. Hồ Bắc cũng cấm mọi phương tiện tham gia giao thông ngoại trừ xe cảnh sát, xe cứu thương và các phương tiện vận chuyển hàng hóa vật phẩm thiết yếu, các phương tiện được ủy quyền khác.

dich covid-19: nhieu nen kinh te phu thuoc trung quoc noi long tien te, con viet nam? hinh anh 1

PGS.TS Phạm Thế Anh

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh covid-19 do virus corona, trao đổi với Góc nhìn chuyên gia của Dân Việt, PGS.TS Phạm Thế Anh, chuyên gia kinh tế trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và Chính sách (VEPR), cho rằng bệnh dịch đang diễn biến xấu ở Trung Quốc và lan cả sang một số nước khác, trong đó có Việt Nam.

Cụ thể, virus corona vừa làm giảm cầu tiêu thụ, vừa làm đình trệ sản xuất trong một số lĩnh vực (do sản xuất phụ thuộc vào nguyên vật liệu từ Trung Quốc hoặc do tâm lí lo sợ và chi phí phòng bị tăng cao). Điều đó có nghĩa là, Covid-19 tác động đồng thời tới cả tổng cầu lẫn tổng cung theo hướng tiêu cực.

Do đó, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) gặp khó khăn hơn vì phải đối mặt với sự đánh đổi giữa hỗ trợ tăng trưởng hay kiểm soát lạm phát từ cú sốc về cung. Đặc biệt, sẽ càng khó khăn hơn với NHNN trong bối cảnh lạm phát Việt Nam đang có xu hướng tăng cao những tháng gần đây. CPI tháng 1/2020 tăng 6,43% so với cùng kì và dư địa tài khóa gần như không có.

Hiện nay, một số nước châu Á có nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc đã thực hiện nới lỏng (Thái Lan) hoặc sẵn sàng nới lỏng tiền tệ để giảm bớt tác động của bệnh dịch.

Ở Việt Nam do những đặc điểm riêng biệt của hệ thống tiền tệ, việc hạ các lãi suất điều hành hầu như chỉ mang tính hành chính, biểu trưng, và ít tác động tới thị trường. Việc nâng hay hạ hạn mức tăng trưởng tín dụng (cung tiền) mới xác định chính sách tiền tệ là nới lỏng hay thắt chặt. “Việt Nam nên thận trọng với trào lưu nới lỏng tiền tệ hiện nay”, vị chuyên gia này nhấn mạnh.

Ông Phạm Thế Anh chỉ ra rằng, một trong những cơ sở quan trọng để cân nhắc có hay không thực hiện biện pháp nới lỏng tiền tệ đó là phải xác định xem cú sốc đó mang tính tạm thời hay lâu dài. Dịch bệnh Covid-19 nhiều khả năng chỉ là tạm thời. Với sự tiên tiến và những nỗ lực không mệt mỏi của ngành y tế thế giới hiện nay thì chúng ta có thể kì vọng rằng nó chỉ kéo dài trong một vài tháng tới.

“Nếu đúng như vậy thì "cú sốc" Covid-19 sẽ không ảnh hưởng đến thu nhập tiềm năng, và ít tác động tới tổng cầu của nền kinh tế. Khi bệnh dịch qua đi, mọi thứ sẽ trở lại bình thường. Vội vã thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng lúc này là không cần thiết”, ông Phạm Thế Anh nhận định.

Thứ hai, bệnh dịch Covid-19 tác động nhiều hơn tới cầu từ nước ngoài đối với hàng hóa và dịch vụ trong nước. Cụ thể là nông sản xuất khẩu và du lịch. Cầu về những hàng hóa và dịch vụ này chủ yếu phụ thuộc vào thu nhập của người nước ngoài. Việc nới lỏng chính sách tiền tệ sẽ không thể kích thích việc tiêu thụ đối với hàng hóa và dịch vụ trong trường hợp này.

Vì vậy, theo ông Phạm Thế Anh, điều tốt nhất Việt Nam có thể làm lúc này là kiểm soát chặt chẽ bệnh dịch covid-19 do virus corona, đồng thời tìm kiếm đa dạng hóa thị trường tiêu thụ cả trong và ngoài nước.

dich covid-19: nhieu nen kinh te phu thuoc trung quoc noi long tien te, con viet nam? hinh anh 3

Hơn nữa, trong một thế giới nhiều bất ổn thì chính sách tiền tệ lại càng cần phải kiên quyết với mục tiêu kiểm soát lạm phát để có được sự tin cậy từ công chúng (credibility). Khi có lòng tin vào chính sách tiền tệ thì kì vọng lạm phát sẽ được neo một cách chắc chắn vào mục tiêu mà NHNN đã đề ra.

Khi đó, ngay cả khi nền kinh tế gặp phải các cú sốc bất lợi thì doanh nghiệp sẽ không, hoặc ít tăng giá bởi họ không kì vọng lạm phát sẽ tăng. Ngược lại, nếu chính sách tiền tệ trở nên thiếu nhất quán, rất có thể hiện tượng ''tát nước theo mưa'' đối với sự tăng giá sẽ xảy ra ngay cả khi sự mở rộng tiền tệ chỉ là tạm thời. Khi đó, cái giá của việc giảm lạm phát sẽ lớn hơn rất nhiều.

Vị chuyên gia này cũng phải thừa nhận, Việt Nam vốn đã và đang thực hiện nới lỏng tiền tệ liên tục trong nhiều năm gần đây. Tỉ lệ cung tiền/GDP và tín dụng/GDP đã tăng lần lượt từ khoảng 120% và 110% trong năm 2013, lên tới 170% và 150% hiện nay. Đây là những con số rất cao so với các nước khác trên thế giới.

Bài học nới lỏng tiền tệ một cách thái quá trong năm 2009 – 2010 nhằm đối phó với suy giảm kinh tế toàn cầu vẫn còn nguyên giá trị khi những năm sau đó Việt Nam phải trải qua những đợt lạm phát hai con số trong khi không tránh khỏi đình trệ kinh tế trong nhiều năm. Hậu quả của việc kích thích tổng cầu khi đó lớn hơn rất nhiều so với lợi ích tạm thời mà nó đem lại.

“Trong bối cảnh lạm phát đang có nguy cơ tăng nhanh hiện nay thì không nên đặt thêm gánh nặng thúc đẩy tăng trưởng cho chính sách tiền tệ. NHNN nên ưu tiên tiếp tục thực hiện những cải cách mang tính cấu trúc nhằm hướng tới một hệ thống tiền tệ lành mạnh hơn trong tương lai.

Những ''hỗ trợ'' về lãi suất, nếu có, chỉ nên giới hạn ở những doanh nghiệp trực tiếp chịu tác động của bệnh dịch theo hướng ''giảm lãi'' hay ''chia sẻ khó khăn'' từ ngành ngân hàng, chứ không phải tăng mở rộng tiền tệ hay tín dụng vào nền kinh tế”, chuyên gia kinh tế Phạm Thế Anh khuyến nghị.

Bài học nới lỏng tiền tệ một cách thái quá trong năm 2009 – 2010 nhằm đối phó với suy giảm kinh tế toàn cầu vẫn còn nguyên giá trị khi những năm sau đó Việt Nam phải trải qua những đợt lạm phát hai con số trong khi không tránh khỏi đình trệ kinh tế trong nhiều năm. Hậu quả của việc kích thích tổng cầu khi đó lớn hơn rất nhiều so với lợi ích tạm thời mà nó đem lại.

Những vấn đề nội tại của nền kinh tế đáng ngại và có tính lâu dài hơn nhiều so với bệnh dịch Covid-19. Mục tiêu tăng trưởng kinh tế có thể được hỗ trợ bằng việc kiên trì tháo gỡ những rào cản thể, cải thiện môi trường kinh doanh và đẩy nhanh tiến độ giải ngân những dự án đầu tư công đã được phê duyệt.

“Đệm hay dư địa tài khóa (để tăng chi tiêu công hoặc giảm thuế) là rất cần thiết cho những cú sốc tạm thời như bệnh dịch covid-19. Nhưng tiếc thay Việt Nam lại không có nhiều”, ông Phạm Thế Anh bình luận.

Tin mới

Trà sữa được đồn “đẹp nhất Hà Nội” khiến khách đợi gần 2 tiếng nhưng chất lượng liệu có xứng đáng?
4 giờ trước
Liệu Bông Biêng nổi bật với trà sữa hương hoa này có đủ đô để chinh chiến cùng các thương hiệu đồ uống theo đuổi dòng trà đậm vị?
Giá cà phê lại tăng dựng đứng
5 giờ trước
Giá cà phê Robusta trên sàn London đang lên sát mốc 5.000 USD/tấn khi Việt Nam bước vào vụ thu hoạch nhưng nguồn cung vẫn cầm chừng
"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
5 giờ trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Vì sao các chuỗi cà phê - trà sữa, thời trang đóng cửa lại khiến thị trường “dậy sóng”?
5 giờ trước
Không chỉ tưng bừng khai trương, nhiều thương hiệu gần đây rời thị trường cũng “ồn ào” không kém
Linh vật Rắn Minh Long: Mở đầu vận trình thịnh vượng
6 giờ trước
Đều đặn mỗi dịp Xuân về, giới mộ điệu lại háo hức chờ đón từng tượng linh vật sứ từ Minh Long, như một phần không thể thiếu trong không khí Tết. Thương hiệu này không chỉ thành công trong việc chế tác dáng hình linh vật độc đáo, mà còn khéo léo truyền tải các lời chúc ý nghĩa đầu năm qua từng câu chuyện ý nghĩa.

Tin cùng chuyên mục

Xe Trung Quốc ở Việt Nam lúc này: Dè dặt xe điện, chuyển hướng bán hybrid, xe xăng
8 giờ trước
Trước hàng loạt thách thức ở thị trường Việt Nam, xe điện Trung Quốc dường như đã không bùng nổ như kỳ vọng, thậm chí có xu hướng "dè dặt" hơn trong việc ra mắt. Thay vào đó, các hãng lại tỏ ra ưu ái xe đốt trong hơn khi đã và sắp ra những mẫu mới sử dụng động cơ xăng hoặc hybrid.
Giá USD hôm nay 23/11: Tăng không ngừng, tỷ giá "chợ đen" đảo chiều giảm
9 giờ trước
Giá USD hôm nay 23/11 trên thế giới tăng không ngừng, có thời điểm chạm mức 108. Trong nước, giá USD ngân hàng bán ra cộng thêm 5 đồng, trong khi tỷ giá "chợ đen" diễn biến lạ.
Bán 60.000 iPhone thu 2.000 tỷ đồng trong hơn 1 tháng, điều gì giúp TopZone 'on top' thị trường?
12 giờ trước
TopZone tiếp tục khẳng định vị thế nhà bán lẻ ủy quyền cao cấp nhất của Apple với doanh thu chuỗi chương trình mở bán iPhone 16 nhanh chóng đạt 2.000 tỷ đồng, phản ánh hiệu quả của chiến lược chú trọng vào trải nghiệm khách hàng của thương hiệu.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
15 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.