Dịch Covid-19 như “cú đấm bồi” vào thị trường bất động sảnicon

Nhận định chung của các chuyên gia cũng như đại diện một số doanh nghiệp kinh doanh BĐS, không phải đến khi dịch Covid-19 bùng phát mà thị trường BĐS đã có dấu hiệu “thoi thóp” từ trước. 

Nhận định chung của các chuyên gia cũng như đại diện một số doanh nghiệp kinh doanh BĐS, không phải đến khi dịch Covid-19 bùng phát mà thị trường BĐS đã có dấu hiệu “thoi thóp” từ trước. 

Mất 15 năm để làm xong thủ tục 1 dự án 

Từ cuối năm 2019, thị trường bất động sản (BĐS) cả nước nói chung và TP.HCM nói riêng gần như đóng băng, giao dịch sụt giảm, hàng loạt dự án không thể triển khai vì vướng mắc thủ tục pháp lý. Nguồn cung sản phẩm nhà ở trở nên khan hiếm, người mua nhà ít có sự lựa chọn.

Những khó khăn này chưa được khơi thông thì đầu năm 2020, dịch Covid-19 ập đến khiến nguồn cung lẫn giao dịch của thị trường sụt giảm chưa từng thấy, thấp nhất kể từ năm 2015 đến nay.

Tại buổi toạ đàm với chủ đề “Thị trường BĐS thế nào sau dịch Covid-19?” diễn ra tại TP.HCM sáng 11/6, nhận định chung của các chuyên gia và đại diện một số doanh nghiệp cho thấy, không phải đến khi dịch Covid-19 bùng phát, thị trường BĐS đã “thoi thóp” từ trước vì những vướng mắc về thủ tục pháp lý. 

Đại diện một doanh nghiệp BĐS chia sẻ, thời gian hoàn tất thủ tục đến khi triển khi dự án quá dài, dẫn đến quy hoạch ban đầu của dự án không đáp ứng được nhu cầu hiện tại của khách hàng. Do đó, sau khi đã hoàn thành tất cả thủ tục về pháp lý quy hoạch, nghĩa vụ tài chính thì doanh nghiệp cần điều chỉnh cục bộ để có sản phẩm phù hợp thực tế thị trường thì rất e ngại vì phải làm lại các thủ tục từ đầu.

Cách đây 10 – 15 năm, nhu cầu về mặt tiền nền nhà phố từ 4 – 5m thì nay khách hàng muốn rộng rãi hơn, từ 6 – 7m hoặc lớn hơn. Việc điều chỉnh này không những không ảnh hưởng tới quy chuẩn chung về mặt quy hoạch mà còn tốt hơn về không gian sống cho người dân. Nhưng nếu xin điều chỉnh quy hoạch cục bộ thì doanh nghiệp phải mất nhiều thời gian, rất vất vả”, vị này nói. 

Dịch Covid-19 như “cú đấm bồi” vào thị trường bất động sản
Nhiều vướng mắc về thủ tục pháp lý của doanh nghiệp BĐS TP.HCM được nêu ra tại buổi toạ đàm. 

Tại nhiều dự án, chủ đầu tư đã hoàn tất các thủ tục tài chính về đất, đã bàn giao nhà nhưng nhiều năm vẫn không làm được thủ tục cấp sổ hồng cho cư dân. Đó là những vướng mắc được ông Trần Quốc Dũng – Phó TGĐ Tập đoàn Hưng Thịnh giãi bày. 

Theo ông Dũng, hiện chưa có một quy trình chung về thủ tục pháp lý cho các chủ đầu tư thực hiện một dự án BĐS. Để một dự án có pháp lý cơ bản và có thể triển khai bán hàng nhanh nhất cũng mất 1 năm, nhưng hầu hết đều kéo dài từ 4 – 5 năm. Đến bước cuối cùng là cấp sổ hồng cho cư dân cũng rất… trần ai.  

Có dự án của công ty, mặc dù đã được cơ quan thẩm quyền cho phép điều chỉnh quy hoạch cục bộ, đã hoàn tất nghĩa vụ tài chính trước tháng 7/2014 nhưng sau khi bàn giao nhà, làm thủ tục cấp sổ hồng cho cư dân thì doanh nghiệp lại bị “truy” nghĩa vụ tài chính bổ sung, lại phải xin ý kiến lòng vòng từ các đơn vị quản lý.

Có trường hợp công ty xin cấp sổ hồng cho cư dân trước, phần điều chỉnh xin “khoanh” lại, thậm chí xin ký quỹ tiền sử dụng đất bổ sung, để tính sau nhưng cuối cùng vẫn không được giải quyết”, ông Dũng cho biết.

Dịch Covid-19 như “cú đấm bồi” vào thị trường bất động sản
Ông Nguyễn Trọng Ninh, Cục trưởng Cục Quản lý nhà và Thị trường BĐS, Bộ Xây dựng, phát biểu. 

Ông Nguyễn Trọng Ninh – Cục trưởng Cục Quản lý nhà và Thị trường BĐS, Bộ Xây dựng cho biết, cơ quan quản lý thường tiếp nhận việc xin điều chỉnh quy hoạch dự án với quy mô nhà ở từ lớn sang nhỏ, điều này cần phải cân nhắc vì làm tăng quy mô dân số cho khu vực. Với yêu cầu xin điều chỉnh nhà ở từ nhỏ sang lớn là việc rất hoan nghênh, cơ quan quản lý sẽ hướng dẫn chủ đầu tư thực hiện theo trình tự thủ tục. 

Với những vướng mắc trong việc cấp sổ hồng cho cư dân, ông Ninh cho rằng nguyên tắc chung là người dân phải được cấp sổ sau khi nhận nhà. Các quy định về điều kiện cấp sổ hồng đã có, tuỳ vào từng trường hợp cụ thể, vướng mắc ở chỗ nào thì Sở TN&MT sẽ là đơn vị tiếp nhận, giải quyết. 

Khơi thông thị trường bằng quy trình pháp lý dự án 

Đánh giá về thị trường BĐS nửa đầu năm 2020, ông Ninh cho rằng nguồn cung sản phẩm nhà ở giai đoạn này bị sụt giảm mạnh. Nguyên nhân không phải do dịch Covid-19 mà còn đến từ thể chế, những quy định chồng chéo. Cung giảm nhưng cầu cũng giảm nên giá cả ít bị biến động. 

Theo Cục trưởng Cục Quản lý nhà và Thị trường BĐS, kinh nghiệm của các nước cho thấy, khi thị trường BĐS khó khăn thì người thu nhập thấp sẽ là đối tượng cần được quan tâm nhiều nhất, trong đó phân khúc nhà ở xã hội là lĩnh vực được quan tâm đầu tư. Dự kiến trong quý III/2020 Chính phủ sẽ ban hành nghị quyết để có cơ chế khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào phân khúc này. 

Dịch Covid-19 như “cú đấm bồi” vào thị trường bất động sản
Ông Lê Trần Kiên - Phó Giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM cho biết đơn vị đang hoàn thiện quy trình pháp lý để thực hiện dự án để trình UBND Thành phố chấp thuận. 

Khó khăn lớn nhất cho thị trường BĐS TP.HCM hiện nay chính là nguồn cung dự án. Để giải quyết bài toán này, ông Lê Trần Kiên – Phó Giám đốc Sở Xây dựng cho rằng cần phải khơi thông thủ tục pháp lý. 

Theo ông Kiên, 5 tháng đầu năm 2020, toàn Thành phố chỉ có 12 dự án được xác nhận đủ điều kiện huy động vốn, giảm 25% so với cùng kỳ. Tổng nguồn cung là 3.826 sản phẩm nhà ở, giảm 19% so với cùng kỳ. Sự sụt giảm nguồn cung nhà ở này kéo dài suốt thời gian qua, trong thời gian dịch Covid-19 thì nghiêm trọng hơn. 

Để giải quyết nguồn cung sản phẩm nhà ở, Phó Giám đốc Sở Xây dựng cho biết đơn vị đang hoàn thiện quy trình thủ tục pháp lý cho một dự án và trình Thành phố phê duyệt. Trong đó thể hiện rõ từng bước, trách nhiệm của từng sở ngành, thời gian giải quyết hồ sơ…

Đối với hàng tồn kho tại những dự án thuộc phân khúc trung và cao cấp, nếu chủ đầu tư muốn điều chỉnh dự án sang phân khúc thấp hơn, nhà ở giá bình dân thì Sở cũng sẽ giải quyết. Đây là 1 trong những giải pháp để đáp ứng nhu cầu về nhà ở cho 1 triệu dân tăng trong 5 năm tới tại Thành phố”, ông Kiên cho hay. 

Phương Anh Linh 

Tin mới

Quang Linh Vlogs thôi Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa X
7 giờ trước
Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam ban hành quyết định về việc thôi Ủy viên Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam khóa X đối với Phạm Quang Linh.
Quang Linh Vlogs và Hằng Du mục bị khởi tố tội danh gì?
5 giờ trước
Cơ quan Cảnh sát điều tra khởi tố, bắt tạm giam Quang Linh Vlogs và Hằng Du mục liên quan vụ án xảy ra tại Công ty CP Asia Life và Công ty CP Tập đoàn Chị Em Rọt.
Tiếc 50.000 đồng phí đặt hộ, nữ du khách "đi tong" cả chục triệu vì lỗi nhỏ khi tự mua vé máy bay
4 giờ trước
Chỉ vì muốn tiết kiệm vài chục nghìn đồng khi đặt vé máy bay, một nữ du khách đã phải đối mặt với lỗi sai nghiêm trọng khiến toàn bộ chuyến bay của gia đình 3 người đứng trước nguy cơ bị hủy.
Khởi tố Chủ tịch Công ty Cây xanh Công Minh, song bị can đã bỏ trốn
4 giờ trước
Công ty Cây xanh Công Minh đã thực hiện hơn 600 gói thầu trên cả nước, tổng giá trị khoảng hơn 3.500 tỉ đồng, trong đó thanh toán khoảng 3.000 tỉ đồng
'Honda Lead chạy điện' sắp lên kệ ở VN: Chi dưới 7 triệu đã có thể mang xe về, có pin đầy trong phút mốt
3 giờ trước
Mẫu xe điện Honda này có màn hình màu, kích thước lên tới 7 inch.

Tin cùng chuyên mục

Thứ trưởng Bộ Công thương: Chúng tôi đã chuẩn bị sẵn sàng các nội dung sẽ trao đổi với phía Mỹ
2 giờ trước
Chiều 4/4, Bộ Công Thương tổ chức họp báo thường kỳ. Lãnh đạo Bộ Công thương đã trả lời về vấn đề Mỹ áp thuế đối ứng lên hàng hoá Việt Nam với mức thuế 46%.
SUV điện Mercedes G 580 về Việt Nam: Giá từ 7,75 tỷ đồng, quay xe 360 độ, chạy 473km/sạc, có cả "hàng hiếm" Edition One
50 phút trước
Đây là mẫu xe thuần điện đầu tiên của dòng xe huyền thoại G-Class.
Tác giả ‘Cha giàu, cha nghèo’ cảnh báo: Hãy mua vàng hay bất cứ thứ gì không in thêm được, hãy chuẩn bị tinh thần
2 giờ trước
"Tôi không muốn điều này xảy ra nhưng tốt hơn nên chuẩn bị cho những điều tồi tệ nhất thay vì ngồi đó mơ mộng, điều mà phần lớn nhà đầu tư hiện nay đang làm", tác giả Robert Kiyosaki lo ngại.
Loạt SUV chuẩn bị ra mắt tại thị trường Việt Nam
18 giờ trước
TPO - Bước sang quý II, thị trường ô tô Việt Nam dự kiến đón nhiều mẫu SUV mới từ các nhà sản xuất như Honda, Hyundai, Mitsubishi hay Mercedes-Benz, bao gồm cả xe xăng, hybrid và thuần điện.