Dịch Covid-19 tại Mỹ tồi tệ hơn năm 2020 dù 50% dân số tiêm phòng đầy đủ

28/08/2021 12:06
Lần đầu tiên kể từ tháng 1/2021, Mỹ ghi nhận hơn 100.000 người phải nhập viện do Covid-19. Các nhân viên y tế cho biết, một lần nữa, họ phải tiếp tục vật lộn để điều trị làn sóng bệnh nhân tăng đột biến.

“Biến thể Delta làm thay đổi cuộc chơi”

Con số mới nhất này được ghi nhận trong bối cảnh số ca mắc Covid-19 tại Mỹ tăng vọt vào mùa Hè năm nay do sự lây lan của biến thể Delta có độc lực mạnh. Điều đáng chú ý là số liệu này cao hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm 2020 khi vaccine ngừa Covid-19 không sẵn có như ở thời điểm hiện tại. Các bệnh viện và các nhà nghiên cứu cho biết, phần lớn bệnh nhân nhập viện trong năm nay không được tiêm ngừa vaccine.

Phát biểu với CNN, Tiến sĩ Paul Offit - thành viên của ủy ban cố vấn vaccine thuộc Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ cho biết: “Các con số hiện nay thực sự còn tệ hơn nhiều so với tháng 8/2020. Ở thời điểm đó, người dân của chúng ta rất dễ bị tổn thương vì không có vaccine. Bây giờ, dù một nửa dân số đã được tiêm chủng nhưng số người nhập viện lại cao hơn. Biến thể Delta là một yếu tố lớn làm thay đổi cuộc chơi”.

Số ca mắc Covid-19 và ca nhập viện vì căn bệnh này đã tăng vọt kể từ cuối tháng 6/2021 khi biến thể Delta chiếm ưu thế tại Mỹ. Theo Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh, hơn 100.317 bệnh nhân Covid-19 đã phải nhập viện vào ngày 25/8 - cao hơn 6 lần so với 9 tuần trước đó.

Một nghiên cứu gần đây tại Hạt Los Angeles khẳng định, những người được tiêm phòng đầy đủ ít phải nhập viện hơn so với những người chưa tiêm vaccine. Theo các nhà nghiên cứu, trong số những người đã tiêm phòng bị mắc Covid-19, chỉ có khoảng 3,2% phải nhập viện, 0,5% phải nằm ở phòng chăm sóc đặc biệt và 0,2% phải dùng máy thở. Trái lại, tỷ lệ nhập viện trong số những người không tiêm phòng là 29,2%.

“Những phát hiện trong báo cáo này tương tự như các kết quả nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng, việc tiêm vaccine làm gia tăng sự bảo vệ tại những khu vực biến thể Delta xuất hiện vượt trội”, nghiên cứu nhấn mạnh.

Theo dữ liệu của Đại học Johns Hopkins, trung bình trên toàn nước Mỹ có hơn 152.400 ca mắc mới Covid-19 mỗi ngày trong tuần qua, cao hơn 13 lần so với số liệu ghi nhận được cách đây 9 tuần.

Đến thời điểm hiện tại, chưa đầy 61% người Mỹ đã tiêm ít nhất một liều vaccine và chỉ có hơn 50% đã được tiêm đầy đủ từ khi vaccine có mặt hồi tháng 12/2020.

12 tiếng chờ đợi trong phòng cấp cứu

Với 48,3% dân số Mỹ chưa được tiêm chủng đầy đủ, các bệnh viện vẫn phải chịu áp lực lớn do số ca bệnh tăng nhanh. Florida là một trong những bang bị ảnh hưởng nặng nề nhất với tỷ lệ nhập viện do Covid-19 tính bình quân trên đầu người vào khoảng 80 trên 100.000 người. Tiếp đến là Alabama, Mississippi, Georgia và Louisiana, mỗi nơi có hơn 55 trường hợp nhập viện trên 100.000 người, theo dữ liệu của HHS.

Bác sỹ điều trị ung thư Nitesh Paryani ở bang Florida cho biết: “Tôi phải từ chối một bệnh nhân ung thư cần được điều trị khẩn cấp. Lần đầu tiên trong 60 năm trong nghề, tôi phải quay lưng với bệnh nhân như vậy. Chúng tôi không chỉ thiếu giường mà còn thiếu cả phòng điều trị cho bệnh nhân”. Theo bác sỹ Nitesh Paryani, một số bệnh nhân đã phải chờ đợi 12 tiếng tại phòng cấp cứu.

Tại New Mexico, ông David Scrase – một quan chức y tế cho biết, số ca mắc Covid-19 cần chăm sóc đặc biệt tại bang này tăng quá nhanh và các bệnh viện đang hoạt động hơn 100% công suất.

Trái ngược trong thực hiện các biện pháp chống dịch

Khi số ca mắc tăng nhanh trên khắp nước Mỹ, chính quyền một số bang đã thực hiện các biện pháp cấp thiết nhằm giảm thiểu lây nhiễm, trong khi những bang khác từ chối thực hiện động thái này.

Thống đốc bang Illinois, ông J.B. Pritzker ngày 26/8 quy định rằng, tất cả giáo viên và nhân viên trường công lập, tất cả các nhân viên giáo dục bậc cao, học sinh, sinh viên, cũng như nhân viên y tế đều phải tiêm phòng Covid-19 trước ngày 5/ 9 hoặc chấp nhận xét nghiệm thường xuyên.

Illinois cũng xem xét ban hành quy định bắt buộc đeo khẩu trang trong nhà đối với cả người đã tiêm phòng lẫn chưa tiêm bắt đầu từ ngày 31/8 tới. Thống đốc Pritzker cho biết, các quy định này nhằm mục đích bảo vệ những người dân dễ bị tổn thương nhất, như trẻ không đủ điều kiện tiêm chủng hay người già có hệ miễn dịch suy yếu.

“Mối quan tâm số một của tôi hiện nay là giúp cho hệ thống y tế không bị quá tải và luôn sẵn sàng cứu chữa cho bệnh nhân Covid-19 hoặc người mắc các bệnh khác cần được điều trị trong bệnh viện”.

Thị trưởng thành phố Maui tại Hawaii, ông Michael Victorino đã yêu cầu người dân và khách du lịch tạm dừng các hoạt động không cần thiết trong ít nhất 3 tuần. Bên cạnh đó, quan chức này cũng đề nghị thống đốc bang David Ige phê chuẩn các hạn chế bắt buộc mới đối với việc tụ tập đông người.

Trái lại, các bang Texas và Florida lại phản đối quy định bắt buộc tiêm phòng và đeo khẩu trang. Thống dốc bang Texas Greg Abbott ngày 26/8 ban hành sắc lệnh mở rộng chính sách không cho phép thực hiện quy định tiêm vaccine bắt buộc trên toàn bang này. Còn thống đốc Florida Ron DeSantis cũng ban hành sắc lệnh cấm bắt buộc đeo khẩu trang trong các trường học và khẳng định rằng, nếu có bất cứ cơ sở nào ban hành quy định này thì đây sẽ là sự “vi phạm luật pháp bang”.

“Chúng tôi nghĩ các bậc phụ huynh mới là người phù hợp nhất để đưa ra quyết định đó. Nếu bất cứ cơ sở nào vi phạm quy định của bang, họ sẽ phải gánh chịu hậu quả”, ông DeSantis nói.

Tuy vậy, do không có loại vaccine nào dành cho trẻ em dưới 12 tuổi nên các chuyên gia lo ngại số trẻ em mắc Covid-19 sẽ gia tăng khi năm học mới bắt đầu. Bác sỹ nhi khoa Jim Versalovic cho biết, Bệnh viện Nhi Texas đang chứng kiến số bệnh nhi mắc Covid-19 tăng cao kỷ lục và trẻ em đang có dấu hiệu bị mắc bệnh nghiêm trọng hơn so với năm 2020.

“Chúng tôi đã chứng kiến những kỷ lục mới khi làn sóng Delta ập đến. Chúng tôi từng ghi nhận hơn 900 ca mắc trong 1 tuần vào đầu tháng 1/2021. Hiện giờ, con số này đã vượt quá 1.300 trường hợp trong 1 tuần”.

Tại Louisiana, cơ quan y tế bang này hôm 25/8 cho biết, 1 trẻ em dưới 1 tuổi đã tử vong do Covid-19. Đây là lần đầu tiên trường hợp này xảy ra tai bang này trong hơn 6 tháng qua./.

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
4 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
4 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
4 giờ trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
3 giờ trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
3 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
10 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
1 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.
Chỉ mất 3 năm để làm được điều Elon Musk cố gắng suốt 12 năm mới đạt được, Xiaomi làm rung chuyển ngành ô tô toàn thế giới
2 ngày trước
Xe điện của Xiaomi đang khiến cả thế giới ô tô phải bàn tán.
Giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm
2 ngày trước
Sau khi tăng vọt vào đầu tuần trước, giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm trong phiên giao dịch đầu tuần.