Đích đến 2016-2020: Điểm sáng tăng trưởng

01/10/2020 14:29
Điểm sáng của chuỗi tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2016-2020 đã không phải thắp nhiều tăng trưởng tín dụng và lạm phát không "bùng" lên như trước.

Ngày 20/10 tới, Kỳ họp thứ 10 khai mạc, Quốc hội sẽ không chỉ xem xét tình hình kinh tế - xã hội của 2020, kế hoạch 2021 mà còn nhìn lại cả giai đoạn 5 năm qua. Sâu hơn, kết quả tái cơ cấu nền kinh tế cũng sẽ được đặt lên bàn nghị sự, không chỉ ở một phiên thảo luận.

Trước thềm kỳ họp này, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cũng đã có cuộc họp để nhìn lại. Chính phủ cũng chuẩn bị bước vào phiên họp thường kỳ, tập trung cho quý cuối cùng của năm và cũng là của giai đoạn.

Đích đến 2016-2020: Điểm sáng tăng trưởng - Ảnh 1.

Ngày 29/9, Tổng cục Thống kê công bố: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) 9 tháng năm 2020 ước tính tăng 2,12% so với cùng kỳ 2019; riêng quý III ước tính tăng 2,62% so với cùng kỳ năm trước.

Dù là mức tăng 9 tháng thấp nhất 10 năm qua, nhưng Tổng cục Thống kê đánh giá là một thành công lớn trong việc phòng chống dịch bệnh, khôi phục và phát triển kinh tế.

Hướng đến cả năm 2020, nếu chỉ nhìn vào con số đơn thuần thì khó tránh khỏi hụt hẫng, khi GDP đang từ trên 7% của 2019 dự kiến sẽ “rơi” mất hơn hai phần ba. Nhưng trong bối cảnh khủng hoảng bởi đại dịch Covid-19, kinh tế thế giới suy thoái nghiêm trọng, theo dự báo của một số tổ chức quốc tế là khoảng âm 5%, thậm chí đến âm 8% thì mức tăng trưởng trên 2%, phấn đấu đạt khoảng 3% của Việt Nam vẫn được nhấn mạnh là rất tích cực.

Việt Nam dự báo sẽ là nước có mức tăng trưởng dương cao nhất so với 5 nền kinh tế lớn trong khu vực Đông Nam Á, là một trong 16 nền kinh tế mới nổi thành công nhất thế giới và được thế giới đánh giá cao là thông điệp được nêu tại nhiều bản báo cáo của các tổ chức quốc tế, tại nhiều hội nghị hội thảo...

Cả giai đoạn 5 năm 2016-2020, dù tốc độ tăng trưởng bình quân ước đạt khoảng 5,8% (không đạt kế hoạch đề ra) nhưng Việt Nam vẫn thuộc thuộc nhóm các nước tăng trưởng cao nhất khu vực, thế giới. Nếu tách riêng 2020 thì tốc độ GDP giai đoạn 2016-2019 đạt khá cao, ở mức bình quân 6,8%, được coi là “hoàn thành nhiệm vụ”.

Đặc biệt, so với giai đoạn trước thì tăng trưởng tín dụng giảm dần, trong khi tốc độ GDP tăng dần và cao hơn giai đoạn 2011-2015 cho thấy nguồn vốn tín dụng ngày càng được sử dụng hiệu quả và phân bổ phù hợp hơn, theo đánh giá của Chính phủ.

Tăng trưởng tín dụng và GDP các năm lần lượt: Năm 2016 là 18,25% và 6,21%; năm 2017 là 18,24% và 6,81%; năm 2018 là 13,89% và 7,08%; năm 2019 là 13,65% và 7,02%. Riêng năm 2020, với yếu tố bất thường tác động của Covid-19, dự kiến cả hai chỉ tiêu này đều ở mức thấp.

Đích đến 2016-2020: Điểm sáng tăng trưởng - Ảnh 2.
Đích đến 2016-2020: Điểm sáng tăng trưởng - Ảnh 3.

Ổn định kinh tế vĩ mô luôn là kết quả được nhấn mạnh trong các báo cáo hàng năm của Chính phủ trước Quốc hội. Và kết quả đó không thể không kể tới vai trò của chính sách tiền tệ, giá cả.

Báo cáo mới đây, Ngân hàng Nhà nước tự đánh giá, trong giai đoạn từ năm 2016 đến nay, công tác phối hợp trong điều hành chính sách tiền tệ và chính sách tài chính giữa Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính đã được triển khai đồng bộ, chặt chẽ từ cấp lãnh đạo đến các cấp tham mưu. Qua đó giúp ổn định giá trị đồng tiền, hỗ trợ kiểm soát lạm phát , ổn định kinh tế vĩ mô, đồng thời, góp phần hỗ trợ công tác phát hành trái phiếu Chính phủ, nâng cao hiệu quả quản lý ngân quỹ nhà nước.

Hiệu quả phối hợp này được ghi nhận trong báo cáo chung về tình hình kinh tế, xã hội, với kết quả cán cân thanh toán thặng dư, dự trữ ngoại hối tăng lên nhưng vẫn kiểm soát mức tăng tổng phương tiện thanh toán phù hợp.

Đó là những gam màu sáng chủ đạo và còn nữa những mảng sáng. Như, hệ thống pháp luật về thị trường tài chính được ban hành đã góp phần hoàn thiện thể chế, chính sách về chứng khoán, tiếp cận các chuẩn mực và thông lệ quốc tế, thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế sâu rộng.

Cùng đó, các chỉ tiêu an toàn nợ được kiểm soát chặt chẽ, nằm trong giới hạn trần nợ công được Quốc hội phê chuẩn và giảm dần qua các năm, góp phần làm tăng dư địa chính sách tài khóa.

Nợ công giảm từ mức đỉnh 63,7% GDP năm 2016 xuống 55% GDP vào cuối 2019. Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội giai đoạn 2016-2020 ước đạt gần 9,2 triệu tỷ đồng, bằng 33,5% GDP, đạt mục tiêu bình quân 5 năm (32-34% GDP)...

Đích đến 2016-2020: Điểm sáng tăng trưởng - Ảnh 4.

Nhưng, cũng không khó thấy các khoảng xám trong bức tranh kinh tế 2020 và 5 năm gần đây.

Nhìn nhận những hạn chế, yếu kém của của kế hoạch 2016-2020, báo cáo chung của một đầu mối chuyên trách chỉ rõ: nền tảng kinh tế vĩ mô chưa thật vững chắc, khả năng chống chịu của nền kinh tế chưa cao; năng lực cạnh tranh và tính tự chủ của nền kinh tế còn hạn chế. Đổi mới mô hình tăng trưởng còn chậm.

Cũng trong giai đoạn này, tăng trưởng vẫn chủ yếu phụ thuộc vào vốn đầu tư (đóng góp của nhân tố vốn trong tăng trưởng vẫn chiếm tỷ lệ lớn, trên 55%). Hiệu quả sử dụng vốn chưa cao. Năng suất lao động, đổi mới sáng tạo còn thấp so với yêu cầu phát triển.

Nghiên cứu báo cáo nói trên, có chuyên gia nhắc rằng, Nghị quyết của Đảng đã xác định đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Vậy tới nay kết quả thực hiện thế nào, cần được đánh giá thật kỹ, nếu có sai lầm thì cũng cần thẳng thắn chỉ ra.

Còn theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Phát triển công nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá, chủ yếu phát triển theo mục tiêu ngắn hạn, thiếu tính bền vững. Quá trình cơ cấu lại ngành công nghiệp còn chậm, chưa tạo ra được ngành công nghiệp trong nước có năng lực cạnh tranh cao, chưa có ngành công nghiệp mũi nhọn đóng vai trò dẫn dắt, nhiều ngành công nghiệp ưu tiên phát triển chậm, chưa đạt mục tiêu đề ra.

Cơ quan xây dựng báo cáo cũng không ngần ngại chỉ ra rằng: Cơ cấu lại đầu tư công chưa đáp ứng yêu cầu, sắp xếp lại và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước còn chậm tiến độ. Cơ cấu lại các tổ chức tín dụng, nhất là các ngân hàng thương mại yếu kém còn chậm, chi phí vốn còn cao.

Một yếu kém được các chuyên gia cho rằng cần hết sức lưu tâm để có cơ chế đột phá hơn, đó là tỷ trọng đóng góp của kinh tế tư nhân vào GDP thay đổi không đáng kể trong giai đoạn 2016-2020. Kinh tế tư nhân còn hạn chế ở vai trò là một động lực quan trọng của nền kinh tế. Doanh nghiệp khu vực tư nhân chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, trình độ quản trị và công nghệ còn lạc hậu, khả năng cạnh tranh và hiệu quả hoạt động thấp, mức độ sẵn sàng và liên kết khu vực đầu tư nước ngoài hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu của chuỗi giá trị sản xuất khu vực và toàn cầu.

Qua giai đoạn 2016-2020, doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn mỏng ở lực lượng có quy mô vừa và lớn, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn, có tầm quốc tế. Cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển các doanh nghiệp khu vực tư nhân có quy mô lớn chưa thực sự được chú trọng.

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
39 phút trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
22 phút trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
35 phút trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
2 giờ trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
2 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
16 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
2 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.
Chỉ mất 3 năm để làm được điều Elon Musk cố gắng suốt 12 năm mới đạt được, Xiaomi làm rung chuyển ngành ô tô toàn thế giới
2 ngày trước
Xe điện của Xiaomi đang khiến cả thế giới ô tô phải bàn tán.
Giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm
2 ngày trước
Sau khi tăng vọt vào đầu tuần trước, giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm trong phiên giao dịch đầu tuần.