Đích đến 2016-2020: Những ngân hàng yếu kém lỡ hẹn…

02/10/2020 13:39
Các thương vụ M&A ở những ngân hàng yếu kém đã lỡ hẹn, dù từng nhiều lần tạo kỳ vọng.

Như BizLIVE đề cập ở bài viết trước trong chuyên đề hướng về đích đến của nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2016-2020, tăng trưởng kinh tế là điểm sáng. Điểm sáng này đã không phải thắp nhiều tăng trưởng tín dụng như trước đây.

Một mặt, chính sách tiền tệ đã lái vốn tập trung hơn vào những lĩnh vực có chủ đích để thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tín dụng phát huy hiệu quả hơn. Mặt khác, an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng được nâng thêm một bước, cũng như tiếp cận cấp độ cao hơn theo chuẩn mực quốc tế.

Tuy nhiên, vẫn còn những phần hụt lại trong đích đến kế hoạch 2016-2020, gồm kết quả tái cơ cấu những ngân hàng yếu kém.

CHƯA THỂ CỤ THỂ HÓA CÁC THƯƠNG VỤ

Như BizLIVE đề cập ở bài viết gần đây , Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước đang phải trù tính lại nợ xấu , trước tác động của Covid-19.

Lẽ ra, mục tiêu đưa nợ xấu tổng thể về dưới 3% sẽ hoàn thành trong năm nay, đúng kế hoạch. Nhưng, đại dịch xẩy ra, mục tiêu này dự kiến phải tiếp tục thực hiện giai đoạn sau 2020. Cùng đó là tái cơ cấu những ngân hàng thương mại (NHTM) yếu kém.

Cuối tháng 9 vừa qua, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đã có phiên họp mà những nội dung trên được đề cập tới. Tại đây, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cũng đặt vấn đề quan tâm đến việc cơ cấu lại các ngân hàng bắt buộc đang được triển khai thế nào.

Tuy nhiên, câu trả lời tại phiên họp trên khá hạn chế.

Còn tại họp báo quý III vừa qua, Ngân hàng Nhà nước cho biết, trong phần định hướng và giải pháp những tháng tiếp theo của năm 2020, sẽ hoàn thiện, trình cấp có thẩm quyền phương án cơ cấu lại ngân hàng mua bắt buộc, các TCTD yếu kém.

Như vậy, đến nay, có những phương án vẫn đang phải tiếp tục hoàn thiện và trình cấp có thẩm quyền.

Thời gian qua, thị trường nhiều lần chú ý về triển vọng các thương vụ M&A ở nhóm ngân hàng yếu kém, với sự tham gia của tổ chức đầu tư nước ngoài; hay hướng sáp nhập khác như khả năng HDBank với PG Bank, DongA Bank… Tuy nhiên, sau nhiều năm, đến cuối giai đoạn 2016-2020 vẫn chưa có bất kỳ một thương vụ nào hiện thực.

Đích đến 2016-2020: Những ngân hàng yếu kém lỡ hẹn… - Ảnh 1.

DongA Bank vào diện kiểm soát đặc biệt đã 5 năm qua

MỘT QUÁ TRÌNH LÂU DÀI…

Vì sao vậy? Dự thảo báo cáo chung về tái cơ cấu nền kinh tế 2016-2020 của Chính phủ có phần lý giải: Việc triển khai cơ cấu lại các NHTM mua bắt buộc là một quá trình lâu dài, phức tạp, phải phối hợp chặt chẽ và lấy ý kiến của nhiều bộ, ngành và các cơ quan liên quan.

Cụ thể hơn, quá trình xử lý nợ xấu đối với các NHTM mua bắt buộc gặp khó khăn do phần lớn tài sản đảm bảo (TSBĐ) của các khoản nợ xấu là bất động sản, TSBĐ bị kê biên chủ yếu liên quan đến các vụ án với hồ sơ pháp lý chưa hoàn chỉnh nên thời gian xử lý kéo dài.

Ngân hàng Nhà nước, trong báo cáo gửi đến Ủy ban Kinh tế của Quốc hội viết rằng, trên cơ sở chủ trương, định hướng của các cấp có thẩm quyền và căn cứ quy định pháp luật, Ngân hàng Nhà nước đã tập trung chỉ đạo 3 ngân hàng mua bắt buộc và DongA Bank xây dựng, hoàn thiện phương án cơ cấu lại/phương án phục hồi, chủ động, tích cực tìm kiếm đối tác, đàm phán với các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài có nguyện vọng tham gia cơ cấu lại.

Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước đã tích cực chỉ đạo các ngân hàng mua bắt buộc sắp xếp lại mạng lưới hoạt động, tiết giảm chi phí, triển khai các hoạt động kinh doanh an toàn... trên nguyên tắc quyết liệt, thận trọng, chặt chẽ. Trên cơ sở đó, Ngân hàng Nhà nước đã báo cáo các cấp có thẩm quyền về phương án xử lý 3 ngân hàng mua bắt buộc và DongA Bank.

Ngân hàng Nhà nước cũng đánh giá, việc triển khai cơ cấu lại 3 ngân hàng mua bắt buộc là một quá trình khó khăn, phức tạp, chưa có tiền lệ, phải phối hợp chặt chẽ và lấy ý kiến của nhiều bộ, ngành và các cơ quan liên quan và phụ thuộc vào kết quả đàm phán với các nhà đầu tư.

Đích đến 2016-2020: Những ngân hàng yếu kém lỡ hẹn… - Ảnh 2.

GP.Bank từng có kỳ vọng thu hút thành công nhà đầu tư nước ngoài

ẨN SỐ CỦA THỬ THÁCH

Như vậy, với những nguyên do và khó khăn, phức tạp nói trên, việc tái cơ cấu các NHTM yếu kém đang lỡ hẹn, sẽ tiếp tục chuyển sang giai đoạn sau 2020.

Nhưng, những khó khăn và phức tạp đó hiện vẫn là ẩn số cho thử thách tới đây.

Ẩn số, vì những năm gần đây chưa có cập nhật mới về tình hình tài chính và hoạt động của nhóm NHTM này có cải thiện lên hay xấu đi. Hơn nữa, trước tác động của đại dịch Covid-19, tình hình đó sẽ chịu thêm ảnh hưởng như thế nào?

Thông tin được biết đến trước đây, vào khoảng giữa quá trình 5 năm tái cơ cấu (năm 2017), trong báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán năm 2017 gửi đến Quốc hội, kết quả kiểm toán cho thấy đã chưa có sự kịp thời chỉ đạo việc xây dựng, phê duyệt và giám sát triển khai phương án cơ cấu lại GP.Bank theo quy định tại quyết định số 48/2013/QĐ-TTg ngày 01/8/2013 về việc góp vốn, mua cổ phần bắt buộc của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt; chậm phê duyệt đề án tái cơ cấu GP.Bank, Ocean Bank dẫn đến không thể triển khai các biện pháp nhằm giảm suy giảm tài chính của các ngân hàng…

Kiểm toán Nhà nước khi đó cũng cho biết, thực trạng tài chính của các ngân hàng mua lại bắt buộc không được cải thiện, hoạt động kinh doanh tiếp tục thua lỗ lớn. GP.Bank từ thời điểm mua bắt buộc (7/7/2015) đến 31/12/2016 lỗ thêm 451 tỷ đồng, lỗ lũy kế đến 31/12/2016 là 13.448 tỷ đồng, âm vốn chủ sở hữu 10.363 tỷ đồng. Ocean Bank lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh trước chi phí dự phòng rủi ro năm 2016 là 1.417 tỷ đồng, gấp 2,07 lần so với năm 2015 (684 tỷ đồng), lỗ lũy kế đến 31/12/2016 là 15.894 tỷ đồng, âm vốn chủ sở hữu 11.625 tỷ đồng.

Từ đó đến nay, thông tin về tình hình của các ngân hàng mua bắt buộc vẫn hạn chế. Mà hiện tại, cũng như phía trước, tác động của Covid-19 vẫn phức tạp và khó lường.

Tin mới

Nếu về Việt Nam, đây có thể là "kẻ soán ngôi" Honda Vision: Thiết kế siêu xịn, trang bị vượt trội
10 giờ trước
Không chỉ có thiết kế cực đẹp mẫu xe ga này còn sở hữu nhiều trang bị vượt trội so với Honda Vision.
Ứng dụng giúp việc nhà "hốt" bạc
10 giờ trước
Dịch vụ gọi giúp việc nhà qua ứng dụng (app) ngày càng được ưa chuộng khi người dùng bận rộn và chịu nhiều áp lực với công việc hơn.
Xuất khẩu nông sản dự kiến đạt kỷ lục 62 tỷ USD
11 giờ trước
Trong 10 tháng đầu năm, xuất khẩu nông sản Việt Nam đạt hơn 51,7 tỷ USD, tăng hơn 20% so cùng kỳ. Với đà này, dự kiến xuất khẩu nông sản sẽ đạt kỷ lục 62 tỷ USD trong năm nay.
Giá xăng dầu hôm nay 25/11: Bật tăng đồng loạt phiên đầu tuần
12 giờ trước
Giá xăng dầu hôm nay 25/11: Thị trường dầu thô thế giới mở phiên đầu tuần mới tăng giá đồng loạt với mức tăng từ 0,2% theo ngày.
Giá vé máy bay Tết cao ngất, nhiều gia đình thuê xe tự lái về quê
12 giờ trước
Do giá vé máy bay Tết cao ngất ngưởng, nhiều gia đình lựa chọn phương án thuê xe tự lái để về quê, chủ động đi lại và tiết giảm chi phí.

Tin cùng chuyên mục

App gọi xe nhỏ chật vật tìm đường sống
1 ngày trước
Dù nỗ lực bám trụ thị trường nhưng các ứng dụng gọi xe nhỏ lẻ vẫn khó có cơ hội bứt phá
Xe Trung Quốc ở Việt Nam lúc này: Dè dặt xe điện, chuyển hướng bán hybrid, xe xăng
2 ngày trước
Trước hàng loạt thách thức ở thị trường Việt Nam, xe điện Trung Quốc dường như đã không bùng nổ như kỳ vọng, thậm chí có xu hướng "dè dặt" hơn trong việc ra mắt. Thay vào đó, các hãng lại tỏ ra ưu ái xe đốt trong hơn khi đã và sắp ra những mẫu mới sử dụng động cơ xăng hoặc hybrid.
Giá USD hôm nay 23/11: Tăng không ngừng, tỷ giá "chợ đen" đảo chiều giảm
2 ngày trước
Giá USD hôm nay 23/11 trên thế giới tăng không ngừng, có thời điểm chạm mức 108. Trong nước, giá USD ngân hàng bán ra cộng thêm 5 đồng, trong khi tỷ giá "chợ đen" diễn biến lạ.
Bán 60.000 iPhone thu 2.000 tỷ đồng trong hơn 1 tháng, điều gì giúp TopZone 'on top' thị trường?
2 ngày trước
TopZone tiếp tục khẳng định vị thế nhà bán lẻ ủy quyền cao cấp nhất của Apple với doanh thu chuỗi chương trình mở bán iPhone 16 nhanh chóng đạt 2.000 tỷ đồng, phản ánh hiệu quả của chiến lược chú trọng vào trải nghiệm khách hàng của thương hiệu.