Điểm lại hơn 80 dự án điện gió từ Bình Thuận, Lâm Đồng, Cà Mau... trước nguy cơ không kịp hưởng giá ưu đãi trong chưa đầy 3 tháng tới

17/08/2021 16:01
Làn sóng đại dịch Covid-19 vừa qua đã khiến kế hoạch vận hành thương mại của hàng loạt nhà máy điện gió vào ngày 31/10/2021 tới đây có nguy cơ đi vào "ngõ cụt". Thời hạn để hưởng cơ chế giá ưu đãi cho các dự án này theo Quyết định 39/2018/TTg còn lại chưa đầy 3 tháng. Như vậy, những nỗ lực của các chủ đầu tư có lẽ là bất khả thi.

Chưa đầy 20% nhà máy điện gió đi vào vận hành thương mại

Theo thống kê của Tập đoàn điện lực quốc gia Việt Nam (EVN), đến hết ngày 3/8 vừa qua, đã có tổng cộng 106 nhà máy điện gió gửi văn bản và hồ sơ đăng ký chương trình đóng điện và hòa lưới, thử nghiệm, đề nghị công nhận ngày vận hành thương mại. Song, hiện chỉ có 21 nhà máy điện gió đã vào vận hành thương mại.

Điểm lại hơn 80 dự án điện gió từ Bình Thuận, Lâm Đồng, Cà Mau... trước nguy cơ không kịp hưởng giá ưu đãi trong chưa đầy 3 tháng tới - Ảnh 1.
Điểm lại hơn 80 dự án điện gió từ Bình Thuận, Lâm Đồng, Cà Mau... trước nguy cơ không kịp hưởng giá ưu đãi trong chưa đầy 3 tháng tới - Ảnh 2.
Điểm lại hơn 80 dự án điện gió từ Bình Thuận, Lâm Đồng, Cà Mau... trước nguy cơ không kịp hưởng giá ưu đãi trong chưa đầy 3 tháng tới - Ảnh 3.

Quyết định số 39/TTg ngày 10/9/2018 của Thủ tướng Chính phủ nêu rõ, đối với các dự án điện gió trong đất liền, giá mua điện tại điểm giao nhận điện là 1.928 đồng/kWh (chưa bao gồm VAT, tương đương 8,5 Uscents/kWh).

Đối với các dự án điện gió trên biển, giá mua điện tại điểm giao nhận điện là 2.223 đồng/kWh (chưa bao gồm VAT, tương đương 9,8 UScent/kWh).

Giá mua điện được áp dụng cho một phần hoặc toàn bộ nhà máy điện gió nối lưới có ngày vận hành thương mại trước ngày 1/11/2021 và được áp dụng 20 năm kể từ ngày vận hành thương mại.

Theo Thông tư số 02/ ngày 15/1/2019 của Bộ Công Thương về Quy định thực hiện phát triển dự án điện gió và Hợp đồng mua bán điện mẫu cho dự án điện gió, trước 90 ngày trước ngày vận hành thương mại, bên bán điện có trách nhiệm gửi bên mua điện dự thảo quy trình chạy thử nghiệm thu của nhà máy điện phù hợp với các quy định hiện hành và các tiêu chuẩn công nghệ của nhà máy điện gió để hai bên thống nhất xác định ngày vận hành thương mại và tính toán sản lượng điện chạy thử nghiệm của nhà máy điện.

Theo đó, thời gian quan, EVN đã ký hợp đồng mua bán điện (PPA) với 144 dự án nhà máy điện gió với tổng công suất 8.144,88 MW.

Đến hết ngày 3/8/2021, đã có 106 nhà máy điện gió với tổng công suất 5.655,5 MW gửi văn bản và hồ sơ đăng ký chương trình đóng điện và hòa lưới, thử nghiệm, đề nghị công nhận vận hành thương mại theo đúng quy định trước 90 ngày.

Tuy vậy, hiện chỉ có 21 nhà máy điện gió với tổng công suất 819 MW vào vận hành thương mại. Như vậy, các nhà máy còn lại sẽ có khả năng không kịp phát điện một phần hoặc toàn bộ dự án theo kế hoạch.

Nguy cơ hàng loạt chủ đầu tư dự án điện gió bị phá sản

Nguyên nhân chậm tiến độ một phần là diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, các địa phương phải thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16. Ngoài ra còn từ giải phóng mặt bằng, thiên tai... Do đó, việc vận chuyển thiết bị, nhất là các tua bin gió cũng gặp khó khăn.

Trước những trở ngại này, nhiều nhà đầu tư dự án điện gió từ khắp các tỉnh/thành trên cả nước như Bình Thuận, Gia Lai, Sóc Trăng, Trà Vinh, Lâm Đồng, Bạc Liêu, Cà Mau… đang xoay xở mọi cách hoàn thành dự án để được hưởng giá ưu đãi theo Quyết định 39.

Trong bối cảnh này, Hiệp hội Năng lượng sạch Việt Nam, UBND các tỉnh có dự án điện gió đã gửi văn bản kiến nghị lên Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương, EVN và các bộ, ngành liên quan, xem xét gia hạn thời điểm phát điện thương mại từ 3-6 tháng đối với những dự án điện gió đang thực hiện theo Quyết định 39, nhằm tránh việc hàng loạt chủ đầu tư dự án điện gió bị phá sản.

Công văn 198 của Hiệp hội Năng lượng sạch Việt Nam gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương, EVN vào cuối tháng 7/2021 nhấn mạnh, mặc dù các chủ đầu tư đang gấp rút hoàn thành dự án theo mục tiêu để phát điện thương mại hạn chót vào ngày 31/10/2021, nhưng do dịch Covid-19 đang diễn biến rất phức tạp đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt đời sống, kinh tế, xã hội, trong đó có các dự án điện gió.

Một số nhà cung cấp thiết bị điện gió trên thế giới bị gián đoạn sản xuất, dẫn đến nguồn cung thiết bị của các dự án không về kịp theo đúng tiến độ đã cam kết làm ảnh hưởng rất lớn đối với các dự án điện gió đang triển khai. Hơn nữa, các chuyên gia nước ngoài không thể đến Việt Nam đúng thời hạn.

Vận chuyển thiết bị đến công trường đang gặp rất nhiều trở ngại do phải thực các quy định để phòng chống dịch Covid-19 tại các địa phương. Ngoài ra, nguồn lao động đang thi công trên các công trường bị thiếu hụt rất trầm trọng, vì nhiều tỉnh thành đang thực hiện cách ly theo Chỉ thị 16.

Mới đây, UBND các tỉnh Trà Vinh, Gia Lai, Sóc Trăng đồng loạt có văn bản đề xuất tới các cấp có thẩm quyền báo cáo về tình trạng các dự án điện gió trên địa bàn không kịp hoàn thành, vận hành thương mại trước tháng 11 tới để hưởng mức giá ưu đãi 9,8 UScent/kWh theo Quyết định 39 và nguyên nhân được đưa ra tương tự như trong văn bản của Hiệp hội Năng lượng sạch Việt Nam.

Tin mới

Áp thuế 46%: Hơn 37.000 tấn thủy sản Việt Nam đang trên đường sang Mỹ
10 giờ trước
Theo thống kê sơ bộ của Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), hiện có khoảng hơn 37.000 tấn thủy sản các loại đang trên đường vận chuyển tới Mỹ; khoảng 31.500 tấn hàng đang dự kiến xuất khẩu trong tháng 4-5 và nhiều đơn hàng đã được ký kết cho năm nay khoàng 38.500 tấn.
Giá vàng mất mốc 3.100 USD/ounce
9 giờ trước
Giá vàng thế giới tiếp tục lao dốc phiên thứ 2 liên tiếp, rời khỏi mức cao kỷ lục 3.100 USD/ounce.
FPT Long Châu chia sẻ về ‘công nghệ số’ tại Diễn đàn nữ lãnh đạo vì sự đổi mới
9 giờ trước
Ngày 3/4, nhân chuyến viếng thăm của Nhà Vua Philippe và Hoàng hậu Mathilde, Đại sứ quán Bỉ đã tổ chức “Diễn đàn nữ lãnh đạo vì sự đổi mới”. Sự kiện nhằm nhấn mạnh vị thế và ghi nhận những đóng góp của phụ nữ trong phát triển kinh tế bền vững, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Bị Mỹ đưa dầu thô vào tầm ngắm, xuất khẩu của một quốc gia OPEC lao dốc chỉ trong 1 tháng, khách hàng Trung Quốc, Ấn Độ dần tránh xa
8 giờ trước
Mỹ đã công bố mức thuế 25% đối với những người mua dầu thô và khí đốt của quốc gia này.
SUV điện Mercedes G 580 về Việt Nam: Giá từ 7,75 tỷ đồng, quay xe 360 độ, chạy 473km/sạc, có cả "hàng hiếm" Edition One
8 giờ trước
Đây là mẫu xe thuần điện đầu tiên của dòng xe huyền thoại G-Class.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Dầu thô Brent

BRENT CRUDE

1.684.289 VNĐ / thùng

65.71 USD / bbl

6.31 %

- 4.43

Dầu thô WTI

WTI CRUDE OIL

1.599.862 VNĐ / thùng

62.42 USD / bbl

6.77 %

- 4.53

Khí tự nhiên US

NATURAL GAS US

2.847.396 VNĐ / m3

4.10 USD / mmbtu

0.92 %

- 0.00

Than đá

COAL

2.547.682 VNĐ / tấn

99.40 USD / mt

1.58 %

- 1.60

» Xem tất cả giá Năng lượng

Tin cùng chuyên mục

"Át chủ bài" thế chân xe xăng của Honda tại Việt Nam chốt giá bán: Thấp nhất 26,9 triệu đồng, thuê pin 350.000 đồng/tháng - không giới hạn km
7 giờ trước
Honda ICON e: - mẫu xe máy điện đầu tiên của Honda tại thị trường Việt sẽ được mở bán vào ngày 12/4/2025.
Giá xăng tăng phiên thứ 3 liên tiếp, RON 95 sát mốc 21.000 đồng/lít
14 giờ trước
Tại kỳ điều chỉnh hôm nay (4/3), giá xăng tăng 340 - 490 đồng/lít.
Thuế đối ứng thấp hơn gần 1 nửa so với Việt Nam, một quốc gia châu Á vừa tăng mạnh ‘chốt đơn’ dầu thô từ Mỹ trong tháng 3, đặt mục tiêu giảm thặng dư thương mại
16 giờ trước
Quốc gia này đã tăng 67% lượng dầu thô nhập khẩu từ Mỹ vào tháng 3.
Mẫu SUV nhận hơn 3.000 đơn/ngày: Thiết kế thể thao, hỗ trợ lái thông minh, giá quy đổi gần 400 triệu
1 ngày trước
Với hàng loạt công nghệ đỉnh cao được "bình dân hóa", mẫu xe được kỳ vọng sẽ tạo nên cơn sốt trong phân khúc xe gầm cao giá rẻ và định hình lại cuộc chơi trên thị trường xe điện.