Điểm mặt doanh nghiệp "phù phép" cho Asanzo trốn thuế

28/10/2019 15:41
Ngoài việc xác định Công ty CP tập đoàn Asanzo trốn hơn 40 tỷ đồng tiền thuế, Cục Thuế TPHCM chuyển Công an điều tra hành vi sử dụng hóa đơn đầu vào của hơn chục công ty có dấu hiệu ghi cao hơn giá trị giao dịch với mục đích trốn thuế của Asanzo.

Theo đó, 12 công ty không còn hoạt động tại địa chỉ đăng ký theo thông báo của cơ quan thuế chủ yếu do người lao động của Tập đoàn Asanzo đứng tên là người đại diện pháp luật để nhập khẩu hàng hóa, linh kiện điện tử, điện gia dụng, điều hòa nhiệt độ để xuất bán cho Tập đoàn Asanzo và các công ty thuộc tập đoàn này.

Kết quả thanh tra của Cục Thuế TPHCM cho thấy, các công ty này có dấu hiệu xuất hóa đơn cho Công ty CP Tập đoàn Asanzo ghi cao hơn giá trị giao dịch với mục đích trốn thuế VAT và thuế thu nhập doanh nghiệp. Cụ thể, sau khi Tập đoàn Asanzo và các công ty thuộc tập đoàn này chuyển tiền cho các doanh nghiệp nêu trên, tiền đã được chuyển ngược lại cho Tập đoàn Asanzo và các công ty thuộc tập đoàn này. Đặc biệt, bà Nguyễn Thị Hiền (vợ ông Phạm Văn Tam - Chủ tịch Công ty CP Tập đoàn Asanzo) và các cá nhân là người lao động tại các công ty thuộc Tập đoàn Asanzo đã rút ra tổng số tiền hơn 507 tỉ đồng.

Chẳng hạn, trường hợp của Công ty Trần Thoàn, tính đến 30/6/2019, tổng trị giá hàng hóa đầu vào mua từ Công ty Trần Thoàn ghi nhận theo hoa đơn hơn 71 tỷ đồng, số tiền chưa thanh toán hơn 47 tỷ đồng. Qua xác minh tài khoản ngân hàng của Công ty Trần Thoàn cho thấy, sau khi tiền được chuyển từ Công ty CP Tập đoàn Asanzo và Công ty Điện lạnh Asanzo, Công ty Trần Thoàn đã thanh toán cho khách hàng nước ngoài, thanh toán cho các công ty nằm trong danh sách không còn hoạt động tại địa chỉ đăng ký và chuyển tiền cho Công ty CP đầu tư Asanzo (thuộc hệ thống Asanzo). Và Công ty CP đầu tư Asanzo đang hạch toán vay tiền của Công ty Trần Thoàn hơn 34 tỷ đồng. Đáng chú ý, sau khi chuyển tiền, phát sinh sự việc bà Hoàng Thị Thu Trang - người lao động tại Tập đoàn Asanzo - đã rút tiền mặt tại Công ty Trần Thoàn!

Từ các kết quả thanh tra nêu trên, Cục Thuế TPHCM cho rằng hành vi vi phạm, đó là: Công ty Trần Thoàn là đơn vị nhập khẩu hàng hóa bán cho Công ty CP tập đoàn Asanzo. Qua thanh tra phát hiện, Công ty CP tập đoàn Asanzo sử dụng hóa đơn bất hợp pháp (hóa đơn ghi mặt hàng nhiệt độ không phù hợp với thực tế là linh kiện) nhận từ các công ty chỉ xuất linh kiện điều hòa nhiệt độ với mục đích trốn thuế tiêu thụ đặc biệt.

Dấu hiệu vi phạm hóa đơn do Công ty Trần Thoàn xuất cho Công ty CP tập đoàn Asanzo và Công ty TNHH Điện lạnh Asanzo có dấu hiệu ghi cao hơn giá trị giao dịch thể hiện thông qua việc Công ty Trần Thoàn chuyển tiền ngược lại vào tài khoản của Công ty CP đầu tư Asanzo và cá nhân bà Hoàng Thị Thu Trang để cá nhân này rút tiền mặt. Cơ quan Thuế kiến nghị Công an TPHCM làm rõ số tiền rút ra này là tiền gì?

Tương tự, qua thanh tra tại hơn chục doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa bán cho Công ty CP tập đoàn Asanzo, gồm: Công ty TNHH SX Thái Bình Dương; Công ty TNHH hợp tác đầu tư Thạch Sơn; Công ty TNHH Đầu tư phát triển Hưng Thịnh; Công ty TNHH SX PT TMDV Nam Tiến; Công ty TNHH ĐTTM XNK Gia Bảo; Công ty TNHH XNK Khải Phong; Công ty TNHH ĐTTM Lộc Phát; Công ty TNHH Hợp tác Đầu tư Việt Tín; Công ty TNHH ĐTTM KT Lê Quang… Cục Thuế TPHCM cũng phát hiện các hành vi vi phạm tương tự như trường hợp của Công ty Trần Thoàn. Đó là, các công ty này đều do người lao động của Tập đoàn Asanzo đứng tên là người đại diện pháp luật để nhập khẩu hàng hóa, linh kiện điện tử, điện gia dụng, điều hòa nhiệt độ để xuất bán cho Tập đoàn Asanzo và các công ty thuộc tập đoàn này. Các công ty có dấu hiệu xuất hóa đơn cho Công ty CP Tập đoàn Asanzo ghi cao hơn giá trị giao dịch với mục đích trốn thuế VAT và thuế thu nhập doanh nghiệp…

Tất cả các trường hợp nêu trên, Cục Thuế TPHCM đã chuyển toàn bộ sơ cho cơ quan cảnh sát điều tra Công an TPHCM điều tra làm rõ số tiền các công ty nhập khẩu hàng cho Asanzo chuyển ngược lại vào tài khoản cho các công ty thuộc tập đoàn hệ thống Asanzo, số tiền các cá nhân là người lao động của tập đoàn Asanzo rút ra bằng tiền mặt từ tài khoản của hơn chục công ty; khoản công nợ chưa thanh toán, nhưng doanh nghiệp đã chấm dứt hoạt động, không gắn với giá trị hàng hóa giao dịch để xác định phần giá trị hóa đơn cao hơn giá trị giao dịch với mục đích trốn thuế...

Theo kết luận thanh tra của Cục Thuế TPHCM đối với Công ty Cổ phần Tập đoàn Asanzo, trong giai đoạn từ năm 2016 đến tháng 7/2019, Tập đoàn Asanzo đã vi phạm hàng loạt quy định về thuế GTGT, thuế TNDN, hóa đơn, doanh nghiệp không nộp hồ sơ khai thuế tiêu thụ đặc biệt.

Cục Thuế TPHCM đã áp dụng các tình tiết tăng nặng với Asanzo vì doanh nghiệp này đã vi phạm hành chính nhiều lần, vi phạm có số lượng hoặc trị giá lớn; sau khi vi phạm, Asanzo đã có hành vi trốn tránh, che giấu vi phạm hành chính. Với những sai phạm này, Cục Thuế TPHCM đã ban hành quyết định xử phạt về thuế, truy thu đối với Công ty cổ phần Tập đoàn Asanzo với tổng số tiền thuế truy thu, phạt là 68,57 tỷ đồng.

Tuy nhiên, sau khi chuyển hồ sơ cho Cơ quan công an điều tra đề nghị xử lý hình sự, Cục Thuế TPHCM đã rút lại một phần quyết định xử phạt hành chính số tiền 26,3 tỷ đồng, chỉ truy thu thuế 40,5 tỷ đồng, trong đó gồm các khoản truy thu thuế VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và các khoản do chậm nộp thuế. Ngoài ra, Asanzo cũng bị điều chỉnh giảm khấu trừ thuế VAT qua thanh tra số tiền trên 288 triệu đồng, phải nộp tiền chậm nộp thuế trên 1,6 tỉ đồng.

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
2 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
40 phút trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
27 phút trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
52 phút trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
44 phút trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Vàng

GOLD

82.908.989 VNĐ / lượng

2,705.50 USD / toz

1.37 %

+ 36.40

Bạc

SILVER

957.552 VNĐ / lượng

31.25 USD / toz

1.63 %

+ 0.50

Đồng

COPPER

229.075.149 VNĐ / tấn

408.80 UScents / lb

0.90 %

- 3.70

Bạch kim

PLATINUM

29.881.558 VNĐ / lượng

975.10 USD / toz

0.47 %

+ 4.60

Nickel

NICKEL

404.646.600 VNĐ / tấn

15,920.00 USD / mt

1.35 %

+ 213.00

Chì

LEAD

51.546.690 VNĐ / tấn

2,028.00 USD / mt

1.15 %

+ 23.00

Nhôm

ALUMINUM

66.924.278 VNĐ / tấn

2,633.00 USD / mt

0.04 %

- 1.00

» Xem tất cả giá Kim loại

Tin cùng chuyên mục

Mẫu iPhone siêu mỏng có thể phá kỷ lục của Apple suốt 10 năm qua
14 giờ trước
Liệu siêu phẩm này có thực sự soán ngôi iPhone 6, trở thành chiếc iPhone mỏng nhất từ trước đến nay?
Sắt thép nhập khẩu tăng mạnh vào nhóm chục tỷ đô
15 giờ trước
Lượng sắt thép nhập khẩu của nước ta tăng mạnh cả về lượng và kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái. Là một nước sản xuất thép đứng thứ 12 thế giới, điều này có đáng lo?
Thị trường ngày 22/11: Giá dầu và vàng tăng, cà phê cao nhất 13 năm
16 giờ trước
Giá dầu và vàng tiếp tục tăng trong phiên thứ Năm. Đáng chú ý, cà phê Arabica đạt mức cao kỷ lục mới chưa từng có trong 13 năm qua.
Cảnh báo gian lận thuế nhập khẩu thép
1 ngày trước
Tổng cục Hải quan vừa có văn bản gửi các cục hải quan tỉnh, thành phố, cảnh báo về tình trạng doanh nghiệp khai báo sai tên hàng, chủng loại, mã số để gian lận thuế.