Điểm nóng đất nền giữa đại dịch Covid-19: tan hoang sau cơn sốticon

Đỉnh điểm của sóng Hòa Lạc rơi vào cuối tháng 3 năm nay, nhưng đợt sóng này cũng chỉ chóng vánh trào lên phút chốc rồi để lại một thị trường tan hoang.

Đỉnh điểm của sóng Hòa Lạc rơi vào cuối tháng 3 năm nay, nhưng đợt sóng này cũng chỉ chóng vánh trào lên phút chốc rồi để lại một thị trường tan hoang.

Đầu năm 2019, sau hơn 1 thập kỷ ngủ đông, thị trường Hòa Lạc bỗng cựa mình thức dậy bởi những thông tin tích cực về hạ tầng, quy hoạch. Đơn cử như tuyến cao tốc đi Hòa Bình nối thông với đường Láng – Hòa Lạc chính thức được vận hành, UBND TP. Hà Nội đã trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt quy hoạch chung đô thị Hòa Lạc (Hà Nội) đến năm 2030, hàng loạt nhà máy lớn đã được khởi công hoặc xây dựng xong, Đại học Quốc gia cũng được tái khởi động…

Thị trường nơi đây khởi sắc với sự đổ bộ không nhỏ nguồn cung đất nền dự án, đất trong dân. Khi đó, giá rao bán tăng mạnh so với thời điểm cuối năm 2018. Nhiều mảnh đất tại thôn Phú Cát, từng được chào giá 6-8 triệu đồng/m2, đến đầu 2019 giá đã là 9-11 triệu đồng/m2. Nhiều mảnh thổ cư tại Phú Mãn (Quốc Oai) giá cũng tăng từ 6-7 triệu đồng/m2 lên mức 8-9 triệu đồng/m2. Đất tại Tiến Xuân (Thạch Thất), giá cũng thiết lập mức 10-12 triệu đồng/m2 thay vì mức 8-10 triệu đồng/m2 thời điểm cuối năm 2018.

Theo khảo sát của PV, ở thời điểm đầu năm 2019, giao dịch tương đối khởi sắc, tuy nhiên mức giá của giao dịch thực luôn thấp hơn từ 10-15% so với giá rao bán của môi giới, cò đất. Và các giao dịch là cuộc chiếm lĩnh của giới đầu cơ, đầu tư. 

Đầu năm 2020, sau Tết, thị trường khu vực này tiếp tục có sóng nhỏ. Thị trường không sôi động hàng dự án mà chủ yếu là đất nền phân lô nhỏ lẻ. Biên độ tăng giá dao động từ 15-20% so với mặt bằng chung và cùng kì năm ngoái.

Tuy nhiên mức tăng này chỉ ghi nhận ở những khu dân cư, những lô đất lớn được chào bán mới. Trong khi đó, đất dự án, đất trong dân chào bán từ năm ngoái lại khá yên ắng. Thị trường vẫn là cuộc độc chiếm của cò đất, giới đầu cơ.

Khi đó, nhận định về thị trường Hòa Lạc, nhiều chuyên gia cùng chung quan điểm Hòa Lạc dù có tiềm năng nhưng là tiềm năng trong dài hạn. Thị trường này phù hợp với các nhà đầu tư trường vốn, có xu hướng đầu tư lâu dài.

Nhiều ô tô đậu trên một con đường nhỏ trong làng ở Hòa Lạc, nơi xảy ra đợt sốt đất giữa dịch Covid-19.
Thời điểm cuối tháng 3, dù dịch bệnh diễn biến phức tạp, xã Đồng Trúc vẫn ken đặc hàng dài ô tô về xem và mua đất. Ảnh minh họa

Đến cuối tháng 3/2020, thị trường Hòa Lạc thực sự sốt nóng bỏng tay khi có thông tin một tập đoàn lớn đề xuất đầu tư 2 khu đô thị trên địa bàn huyện Thạch Thất (Hà Nội). Được biết, hai khu đô thị mà tập đoàn lớn này đề xuất xây dựng có tổng diện tích 500ha, nằm gần khu công nghệ cao Hòa Lạc và đại lộ Thăng Long. Phía bắc và đông của khu đô thị số 1 giáp xã Đồng Trúc (Thạch Thất, Hà Nội).

Chính bởi vậy, Đồng Trúc trở thành điểm nóng của đất nền Hòa Lạc thời điểm cuối tháng 3. Giá đất tại đây tăng chóng mặt, đất ở Quan Giai, Đồng Táng (Đồng Trúc) tăng từ mức 3-4 triệu đồng/m2 trong ngõ sâu lên mức 9-10 triệu đồng/m2, từ mức 4-5 triệu đồng/m2 mặt ngõ to lên mức 12-16 triệu đồng/m2. Những lô đất có thể kinh doanh được, mức tăng có lên tới 300% chỉ trong vòng 1 ngày, từ 7 triệu đồng/m2, giá rao bán là 19-20 triệu đồng/m2.

Thời điểm cuối tháng 3, dù dịch bệnh diễn biến phức tạp, xã Đồng Trúc vẫn ken đặc hàng dài ô tô về xem và mua đất. Hoạt động mua bán diễn ra sôi nổi, nhộn nhịp. Giá đất tăng theo giờ, theo ngày, được trao tay liên tục khi vừa mới xuống cọc. Thị trường tiếp tục là sự góp mặt đông đảo của giới đầu cơ, đầu tư.

Trước những diễn biến phức tạp của hoạt động mua bán đất đai tại đây, chính quyền đã vào cuộc. UBND xã Đồng Trúc phải ra thông báo nêu rõ: “Hiện nay chưa có quy hoạch khu đô thị nào được phê duyệt ở xã Đồng Trúc. Đề nghị nhân dân cảnh giác, tìm hiểu kĩ thông tin trước khi mua bán, giao dịch nhà đất, tránh việc bị các đối tượng cò mồi, môi giới đất đưa thông tin sai sự thật, lợi dụng trục lợi”. 

Động thái vào cuộc mạnh mẽ của chính quyền khiến cơn sốt Đồng Trúc chỉ nóng bỏng, tăng nhiệt trong khoảng 1 tuần rồi xẹp lép. Khảo sát của PV cho thấy, trên những con đường ở xã Đồng Trúc dẫn về Quan Giai, Đồng Táng những ngày đầu tháng 4 vô cùng yên ắng. Cò đất, đầu nậu đã rút lui, trả lại cho vùng quê sự yên bình và vắng lặng.

Những lô đất trước đó chục ngày được rao bán hơn chục triệu mỗi m2 nay rớt giá thê thảm, trở lại mức ban đầu dao động 3-5 triệu đồng/m2 và không có ai hỏi mua. 

Một môi giới đã theo đuổi thị trường Hòa Lạc hơn 1 năm nay cho biết hiện nay một số nhà đầu tư đã lao vào cơn sốt chóng vánh ở Đồng Trúc đang đứng ngồi không yên khi kịch bản lướt sóng không thành. Họ là những người “ôm bom” cuối cùng và giờ dù có cắt lỗ sâu bằng với giá lúc chưa sốt thì cũng không có người hỏi mua. 

Theo Bất động sản

Tin mới

Sẽ tăng mạnh nhập khẩu điện từ Lào
9 giờ trước
Bộ Công Thương sẽ tăng tối đa quy mô nhập khẩu điện từ Lào theo Hiệp định giữa hai Chính phủ
Giá vàng giảm mạnh, nhà đầu tư nên bán hay mua?
8 giờ trước
Sau chỉ đạo khẩn của Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc về việc tăng cường kiểm tra, xử lý tình trạng đầu cơ, thao túng thị trường vàng, giá vàng trong nước giảm mạnh.
Một loại phụ phẩm nông nghiệp sắp được xuất sang Trung Quốc, Việt Nam sản xuất tới 5 triệu tấn mỗi năm
7 giờ trước
Trong khi xuất khẩu gạo lên tới hàng triệu tấn mỗi năm thì phụ phẩm từ gạo – cám gạo mới bắt đầu được đẩy mạnh.
Điện thoại Samsung 5G giá rẻ nhất Việt Nam: Vừa lên kệ 1 tháng, thiết kế thời thượng, sức mạnh đáng giá
6 giờ trước
Với việc cho ra mắt hàng loạt các dòng điện thoại 5G với mức giá cực rẻ, Samsung tiếp tục khẳng định vị thế trên thị trường smartphone.
Chuyên gia nêu nguyên nhân giá sầu riêng lao dốc
5 giờ trước
Giá sầu riêng liên tục giảm sâu khiến người trồng lo lắng, nhất là vụ thu hoạch đang đến gần.

Tin cùng chuyên mục

Phân khúc xe hybrid tại Việt Nam tăng sức nóng
11 giờ trước
Nhóm xe hybrid tại Việt Nam đầu năm 2025 trở nên sôi động hơn với sự gia nhập của các tân binh như Kia Carnival HEV, Jaecoo J7 PHEV hay Honda HR-V e:HEV RS, cùng với mức giá dễ tiếp cận hơn.
Bán thứ không 'sờ nắm' được cho các hãng xe lớn, đơn vị này thu về 5,4 nghìn tỷ: 100% kỹ sư Việt góp công
1 ngày trước
Doanh thu của công ty này khi bán thứ sản phẩm không thể "sờ nắm" được lên tới hơn 5,4 nghìn tỷ đồng.
Vào ngày này năm 2007, Nokia ra mắt chiếc điện thoại khiến cả thế giới công nghệ thốt lên: Không thể cần gì hơn thế nữa
1 ngày trước
Đây là một trong những thiết bị đầu tiên định hình khái niệm "điện thoại có thể làm được nhiều hơn nghe gọi".
Muốn phát triển thị trường xuất khẩu ngành hàng chủ lực, Việt Nam cần làm gì?
1 ngày trước
Việt Nam ngày càng có nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực đạt kim ngạch tỷ USD, theo chuyên gia, cần có chiến lược để phát triển bền vững những ngành hàng mũi nhọn này.