[Điểm nóng TTCK tuần 24/12– 31/12] Thị trường chứng khoán Việt Nam và thế giới đi qua biến động khó đoán định

31/12/2018 08:13
Thị trường chứng khoán Việt Nam và thế giới đã cùng đi qua một tuần giao dịch cuối cùng của năm tràn đầy cung bậc cảm xúc…

1. Chứng khoán Việt Nam kết thúc một năm biến động sóng gió

Thị trưởng chứng khoán Việt Nam kết thúc một năm sóng gió sau tuần tuần giao dịch cuối cùng vừa qua. Chốt tuần, VN-Index đã đóng cửa ở 892,54 điểm (-2,17%) và HNX-Index chốt phiên ở 104,23 điểm, (-0,21%) so với tuần liền trước.

Trong phiên đầu tuần, VN-Index đánh mất thêm 3,70 điểm và đánh mất mốc 910 điểm. Áp lực bán tại các mã trụ cột ngành ngân hàng và dầu khí trong phiên chiều vẫn là nguyên nhân quen thuộc gây ảnh hưởng xấu đến tâm lý. Dòng vốn luân chuyển trên sàn HOSE cho thấy tâm lý thận trọng vẫn đang chi phối xu hướng. Ngoài các mã đang được khối ngoại chú ý thì giao dịch ở phần còn lại của thị trường diễn ra khá ảm đạm bất chấp những tín hiệu tăng xuất hiện sớm ngay từ phiên mở cửa.

[Điểm nóng TTCK tuần 24/12– 31/12] Thị trường chứng khoán Việt Nam và thế giới đi qua biến động khó đoán định - Ảnh 1.

Chỉ số VN-Index trong 3 tháng gần đây

Trạng thái tiêu cực nhất tuần qua, thực tế, diễn ra bất ngờ trong phiên giao dịch ngày tiếp theo. Tâm lý tiêu cực xuất hiện sớm ngay từ phiên mở cửa đã dễ dàng khiến thị trường đánh mất ngưỡng hỗ trợ 900 điểm. Sự hoảng loạn khởi đầu từ các cổ phiếu lớn ngành ngân hàng và sau đó nhanh chóng lan rộng ra toàn bộ thị trường. Tâm lý chỉ thực sự ổn định trở lại sau khi các chỉ số lùi về sát vùng đáy trung hạn. Cầu giá thấp được kích hoạt đã giúp giao dịch sôi động hơn trong phiên giao dịch buổi chiều.

Phiên sụt giảm ngày thứ 3 là minh chứng rõ nét cho thấy rủi ro thị trường đang ở mức cao khi mà các nguyên nhân chi phối tâm lý vẫn đến từ bên ngoài. Theo sự sụt giảm của thị trường Mỹ đêm ngày hôm trước, tâm lý bán tháo ngay lập tức đã quay trở lại và làm xấu hơn những tín hiệu xu hướng sẵn có của VN-Index.

Sự hỗ trợ tâm lý từ những dấu hiệu khởi sắc trên thị trường quốc tế đã giúp VN-Index tạm có hai phiên hồi phục tích cực. Tuy nhiên, những tín hiệu xu hướng ghi nhận được vẫn chưa đủ mạnh để nhận diện khả năng hình thành nhịp tăng mới. Thay vào đó có thể xem xét như một phản ứng kiểm định nguồn cung trên vùng kháng cự và dấu hiệu suy yếu cuối phiên cho thấy áp lực cung vẫn còn. Khối ngoại dường như tăng cường mua vào trên sàn HOSE. Dẫn đầu chiều mua vẫn là các cổ phiếu: CTD, HPG, KDH, BID… Ở chiều bán, EIB, PLX và VRE đang bị rút vốn khá mạnh nhưng lực bán có sự tiết giảm ở nhóm mã còn lại.

Phiên giao dịch cuối cùng của năm 2018 đã khép lại với áp lực sụt giảm đột ngột xuất hiện tại phiên khớp lệnh đóng cửa. Chốt phiên, chỉ số VN-Index đánh mất 8,27 điểm và đóng cửa sát mốc thấp nhất của cả năm 2018. Áp lực bán tăng đột ngột tại hàng loạt Bluechips trong phiên ATC bao gồm: VNM, VIC, MSN, BVH… và sau đó lan nhanh ra các nhóm cổ phiếu khác. Đáng lưu ý là cổ phiếu VIC bất ngờ giảm sàn và là nhân tố tác động mạnh nhất tới điểm số của VN-Index. Kế tiếp là VNM do cổ phiếu này đánh mất hoàn toàn vai trò trụ đỡ thị trường trước đó.

Theo các chuyên gia FPTS nhận định, quan điểm về sự yếu kém của bên mua tiếp tục được chứng minh trong phiên giao dịch cuối cùng của năm khi mà những nỗ lực hồi phục của VN-Index không thể vượt qua được đường MA 9 phiên. Thay vào đó, thị trường giằng co trong suốt thời gian giao dịch và đảo chiều sụt giảm mạnh sau phiên ATC dưới tác động của các cố phiếu vốn hóa lớn thuộc VN30.

Mức giảm của chỉ số vì thế hơi "quá đà" so với tâm lý chung và khả năng hồi phục kỹ thuật sẽ được để ngỏ trong phiên giao dịch kế tiếp. Tuy vậy, quan điểm về xu hướng tiêu cực vẫn bảo lưu cho các chu kỳ ngắn và trung hạn. Nhà đầu tư ngắn hạn vẫn nên tiếp tục quan sát và ưu tiên các quyên tắc quản trị rủi ro danh mục.

Đối với thị trường CK phái sinh, tuần qua đã ghi nhận một tuần giao dịch khá sôi động mang tâm lý hứng khởi với các hoạt động trading chủ yếu đến từ các vị thế short và long mạnh mẽ tương ứng với biến động khôn lường của VN30 trên thị trường cơ sở. So với tuần kề trước, thanh khoản HĐ phái sinh tuần qua có sự tăng cao vượt trội. Hiện nay tổng khối lượng khớp lệnh trung bình của thị trường giao dịch hợp đồng tương lai đạt 135.530 hợp đồng.

2. Thị trường thế giới diễn biến trái chiều

Thị trường chứng khoán Mỹ hồi phục trong tuần qua nhưng mức độ biến động trở nên dữ dội hơn mức bình thường. Các chỉ số sụt giảm mạnh trong nửa đầu tuần trước kỳ nghỉ Giáng sinh nhưng sau đó đã hồi phục khi thị trường mở cửa trở lại. Kết thúc tuần, chỉ số S&P 500 đóng cửa ở 2.485 điểm (tăng 2,86%), chỉ số Dow Jones Industrial Average đóng cửa ở 23.062 điểm (tăng 2,75 %), và chỉ số Nasdaq Composite đóng cửa ở 6.584 điểm (tăng 3,98%).

[Điểm nóng TTCK tuần 24/12– 31/12] Thị trường chứng khoán Việt Nam và thế giới đi qua biến động khó đoán định - Ảnh 2.

Chỉ số biến động Cboe (VIX) tăng vọt lên mức cao nhất trong 10 tháng qua. Theo các nhà phân tích, hoạt động tái cơ cấu danh mục đầu tư cuối năm của các quỹ hưu trí và các nhà đầu tư tổ chức đóng góp phần lớn vào khối lượng giao dịch trong tuần qua.

Tại châu Âu, các chỉ số chứng khoán đóng cửa tuần giao dịch với mức chênh lệch nhỏ so với đầu tuần. Chỉ số FTSE 100 của Anh đóng cửa ở mức 6.733 điểm (tăng 0,18%), chỉ số DAX 30 của Đức đóng cửa ở 10.558 điểm (giảm 0,71%) và chỉ số CAC 40 của Pháp đóng cửa ở 4.678 điểm (giảm 0,34%). Tâm lý nhà đầu tư tại châu Âu vẫn khá lo lắng về những mất mát trên Phố Wall và lo ngại về sự đóng cửa kéo dài của chính phủ Mỹ sẽ gây ảnh hưởng tới kinh tế toàn cầu.

Chỉ số Nikkei 225 giảm tới 5% ngay trước Giáng sinh và đã chính thức bước vào thị trường "gấu". Sau đó, mặc dù có mức tăng 3,7% vào thứ Năm đã giúp bù đắp một phần cho tổn thất của đầu tuần, nhưng chỉ số vẫn kết thúc tuần ở 20.014 điểm (giảm 0,51%). Các nhà hoạch định chính sách của Nhật Bản dường như đã bắt đầu lo ngại về kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm và lạm phát dưới mục tiêu.

Trong tuần giao dịch cuối cùng của năm 2018, các chỉ số chứng khoán tại Trung Quốc đã giảm điểm, đánh dấu một năm đi xuống của chứng khoán Trung Quốc bởi cuộc chiến thương mại chưa từng có với Mỹ và những dấu hiệu về sự suy thoái kinh tế. Kết thúc tuần, chỉ số Shanghai Composite đóng cửa ở mức 2.493 điểm (giảm 0,91%) và là một trong những chỉ số chứng khoán tồi tệ nhất thế giới trong năm 2018. Trong khi đó Hang Seng Index đóng cửa ở 25.504 điểm (giảm 0,97%).


Tin mới

Cơn sốt mua áo cờ đỏ sao vàng mặc dịp lễ 30-4
8 giờ trước
Một số doanh nghiệp đã "chơi lớn", mua áo cờ đỏ sao vàng làm đồng phục mặc trước thềm đại lễ 30-4
Giá hồ tiêu xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục tăng
5 giờ trước
Tính đến hết quý I năm nay, Việt Nam đã xuất khẩu gần 47.000 tấn hồ tiêu, gồm cả tiêu đen và trắng. Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt gần 330 triệu USD.
Ra mắt chưa được 1 tháng, MG G50 đã giảm giá 20-30 triệu đồng tại đại lý
6 giờ trước
Cả 3 phiên bản MG G50 đều được giảm giá nhẹ tại đại lý.
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng bán được 400 xe VinFast VF 3 tại Indonesia sau 2 tháng mở bán
7 giờ trước
VinFast công bố đã bàn giao 400 ô tô điện VF 3 cho đại lý và khách hàng tại thị trường Indonesia sau 2 tháng mở bán.
Giá vàng tuần này có tiếp tục biến động?
7 giờ trước
Sáng nay (21/4), giá vàng trong nước về mức 114 triệu đồng/lượng sau khi lên đỉnh 120 triệu đồng/lượng. Tuy nhiên, sau những ngày giá vàng tăng 7 - 8 triệu đồng/lượng, tuần này giá vàng được dự báo tiếp đà giảm.

Tin cùng chuyên mục

Cổ phiếu ORS chịu áp lực bán mạnh, thanh khoản tăng đột biến
20/03/2025 15:44
Kết phiên hôm nay (20/3), VN-Index giảm 0,7 điểm xuống 1.323,93 điểm. Thanh khoản giảm so với phiên hôm qua, giá trị khớp lệnh trên HoSE đạt khoảng 17.843,41 tỷ đồng.
Chân dung tỷ phú Phạm Nhật Vượng - Top 500 người giàu nhất thế giới
12/03/2025 16:18
Theo cập nhật mới nhất của Forbes, ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup lọt top 500 người giàu nhất thế giới và giữ vững vị trí giàu nhất Việt Nam.
"Pháp sư Trung Quốc" lại gây sốc thế giới với sản phẩm AI mới, lần này cái tên là Manus
12/03/2025 03:40
Sau khi DeepSeek khuấy đảo cộng đồng công nghệ thế giới, Trung Quốc tiếp tục khiến dư luận quốc tế ngỡ ngàng với sự xuất hiện của Manus, một trí tuệ nhân tạo (AI) do startup Monica phát triển.
Sự sụp đổ của 1 startup xe điện Mỹ: Từng trị giá 30 tỷ USD, 'cháy' tiền mặt nên phải bán toàn bộ tài sản, founder tù tội
21/02/2025 03:06
Startup này bắt đầu rơi vào khủng hoảng sau khi người sáng lập Trevor Milton bị cáo buộc lừa dối các nhà đầu tư về hoạt động kinh doanh.