Diễn biến mới trên thị trường dầu: Mỹ để ngỏ khả năng trừng phạt năng lượng Nga, OPEC+ giữ nguyên kế hoạch sản lượng

03/03/2022 06:45
Thị trường dầu mỏ nóng lên từng giờ khi xung đột Nga – Ukraine gia tăng giữa lúc nguồn cung vốn đã thiếu hụt, trong khi tồn trữ dầu thô của Mỹ bất ngờ sụt giảm, khiến các nhà nhập khẩu phải chen lấn tìm kiếm nguồn dầu thay thế dầu Nga.

Nhà phân tích Louise Dickson của Rystad Energy cho biết: "Các nhà đầu tư, thương nhân và chính trị gia đều đang xoay xở mọi cách để giải quyết tình trạng căng thẳng đang ngày càng tồi tệ giữa Nga – Ukraine".

Theo ông: "Kịch bản thực tế hiện nay là một phần lớn dầu thô của Nga, cũng như các sản phẩm dầu tinh chế, sẽ không còn được thị trường quan tâm và tạo ra thâm hụt nguồn cung trong suốt thời gian diễn ra xung đột."

Tình trạng thắt chặt đó thể hiện rõ rệt ở dữ liệu về tồn trữ dầu thô hàng tuần của Mỹ, theo đó đã giảm 2,6 triệu thùng trong tuần qua, xuống mức thấp nhất kể từ năm 2018, trái ngược với dự đoán là sẽ tăng, trong khi dầu dự trữ chiến lược của Mỹ cũng giảm xuống mức thấp nhất trong vòng gần 20 năm, khiến thị trường càng thêm lo sợ.

Hoạt động giao dịch dầu của Nga trở nên khó khăn khi các nhà sản xuất hoãn việc bán ra, và các nhà nhập khẩu từ chối các tàu dầu của Nga, giữa bối cảnh khách hàng trên toàn thế giới chuyển hướng tìm kiếm dầu thô của những nơi khác, sau khi các lệnh trừng phạt của phương Tây và sự rút lui khỏi Nga của các công ty tư nhân khiến cho việc giao dịch với Nga trở nên bất khả thi.

Xuất khẩu dầu của Nga chiếm khoảng 8% nguồn cung dầu toàn cầu.

Hãng Exxon Mobil hôm thứ Ba cho biết họ sẽ rút khỏi các hoạt động khai thác dầu khí ở Nga, đồng nghĩa với việc hãng sẽ rút khỏi việc quản lý các cơ sở sản xuất lớn trên đảo Sakhalin ở Viễn Đông của Nga.

Các biện pháp trừng phạt của phương Tây đã ngăn cản nhiều người mua dầu thô của Nga và thậm chí còn gây ra vấn đề đối với xuất khẩu từ nước láng giềng của Nga là Kazakhstan, một thành viên khác của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ cùng một số nước đồng minh trong sản xuất (gọi là OPEC+).

Theo đó, một động thái mới có khả năng làm trầm trọng thêm tình trạng nguồn cung dầu toàn cầu đang khan hiếm, đó là một số người mua dầu bắt đầu tránh sử dụng dầu từ đường ống CPC bắt nguồn từ Kazakhstan – nơi cung cấp khoảng 1,2 triệu thùng dầu mỗi ngày, tương đương khoảng 1,2% nguồn cung của thế giới, do lo ngại về các lệnh trừng phạt. CPC xuất khẩu dầu từ cảng Novorossiisk của Nga và trộn với các loại dầu của Nga.

Niềm hy vọng của thị trường ở OPEC+ cuối cùng đã bị tiêu tan khi tổ chức này kết thúc cuộc họp ngày 2/3 mà không có thay đổi gì trong lộ trình tăng sản lượng. OPEC+ đã tăng sản lượng dầu thêm 400.000 thùng/ngày mỗi tháng kể từ tháng 8/2021.

Theo đó, trong cuộc họp này, các thành viên của OPEC+ đã không bàn đến cuộc khủng hoảng ở Ukraine, chỉ đề cập sơ qua đến "diễn biến địa chính trị" đang gây bất ổn thị trường, và đồng thời cũng phớt lờ lời kêu gọi từ các nước tiêu thụ dầu lớn trong việc tăng cường sản xuất dầu thô, kể cả khi giá đang tăng cao.

"Các nguyên tắc cơ bản của thị trường dầu mỏ hiện tại và sự đồng thuận về triển vọng của mặt hàng này cho thấy một thị trường cân bằng tốt và sự biến động hiện tại không phải do những thay đổi trong các nguyên tắc cơ bản của thị trường mà là do những diễn biến địa chính trị hiện tại", tuyên bố của OPEC + nêu rõ, thậm chí không có từ nào được phát âm về vấn đề Ukraine.

Cuộc họp tháng 3 của OPEC+ chỉ kéo dài chưa đầy 1/4 giờ, là cuộc họp ngắn nhất của nhóm từ trước tới nay.

Sóng gió trên thị trường dầu mỏ càng thêm lớn khi Nhà Trắng ngày 2/3 tuyên bố "rất cởi mở" trong việc áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với ngành dầu khí của Nga vì họ cũng có "sức mạnh" có khả năng ảnh hưởng đến thị trường.

Trong các cuộc phỏng vấn trên truyền hình, phát ngôn viên Nhà Trắng, Jen Psaki, cho biết trong quá trình Washington xem xét vấn đề trừng phạt lĩnh vực năng lượng rộng lớn của Moscow thì tác động lên thị trường dầu toàn cầu và giá năng lượng của Mỹ là yếu tố chính cần cân nhắc.

Khi được hỏi liệu Washington và các đồng minh phương Tây có áp dụng các biện pháp trừng phạt năng lượng đối với Nga hay không, ông Psaki nói: "We’re very open." "Chúng tôi đang xem xét vấn đề này. Còn rất nhiều thứ phải bàn…". Chính quyền của ông Biden đã từng cảnh báo rằng họ có thể chặn dầu của Nga.

Mặc dù Mỹ chưa đưa xuất khẩu dầu của Nga vào các lệnh trừng phạt, song các thương nhân Mỹ đã chủ động tạm dừng nhập khẩu, làm gián đoạn thị trường năng lượng.

Hôm thứ Ba (2/3), Mỹ và các đồng minh đã đồng ý giải phóng 60 triệu thùng dầu dự trữ để bù đắp cho sự gián đoạn nguồn cung.

Giá dầu ngày 2/3 đã vượt ngưỡng 110 USD/thùng và vẫn tiếp tục biến động theo xu hướng đi lên. Các phân tích kỹ thuật cho thấy đích tiếp theo của giá dầu sẽ là khoảng 120- 130 USD/thùng, thậm chí một số người dự đoán giá sẽ lên mức 150 USD/thùng, tác động nghiêm trọng đến lạm phát – vốn đã căng thẳng trên toàn cầu, và có thể cản trở xu hướng hồi phục kinh tế thế giới.

Diễn biến mới trên thị trường dầu: Mỹ để ngỏ khả năng trừng phạt năng lượng Nga, OPEC+ giữ nguyên kế hoạch sản lượng - Ảnh 1.

Giá dầu Brent đã cao nhất kể từ 2014.

Tham khảo: Reuters

https://cafef.vn/dien-bien-moi-tren-thi-truong-dau-my-de-ngo-kha-nang-trung-phat-nang-luong-nga-opec-giu-nguyen-ke-hoach-san-luong-20220302234445515.chn

Tin mới

Cận cảnh siêu phẩm sedan cỡ nhỏ: Trang bị cửa sổ trời cùng loạt tính năng hiện đại, ăn 3,88 lít xăng/100 km
10 giờ trước
Chiếc sedan đến từ thương hiệu Nhật Bản có khả năng tiết kiệm nhiên liệu ấn tượng khi chỉ hết 3,88 lít/100 km.
Xuất khẩu thủy sản trên đà phục hồi hướng đến mục tiêu 10 tỷ USD
2 giờ trước
10 tháng qua, xuất khẩu thủy sản của nước ta tăng 28% so với cùng kỳ năm ngóai, khả năng cao sẽ đạt mục tiêu xuất khẩu 10 tỷ USD trong năm nay.
Thái Lan có động thái mới vụ 7 tấn nho Shine Muscat nghi nhiễm độc
3 giờ trước
Nước này triển khai quy trình nghiêm ngặt trước thông tin trên.
Một mẫu iPhone đang giảm hơn 13 triệu, giá bán chỉ từ 8 triệu đồng
4 giờ trước
Hiện tại, mẫu iPhone này đang được bán tại nhiều đại lý với mức giá cực rẻ.
"Vua doanh số" của Xiaomi, bán chạy hơn S24 Ultra: Màn hình mượt hơn iPhone 16, giá chưa đến 3 triệu
4 giờ trước
Đâu là lý do khiến mẫu điện thoại giá rẻ này có sức hút lớn như vậy?

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

43.461.624 VNĐ / tấn

198.60 JPY / kg

0.71 %

+ 1.40

Đường

SUGAR

12.163.796 VNĐ / tấn

21.82 UScents / lb

-1.71 %

- -0.38

Cacao

COCOA

179.960.462 VNĐ / tấn

7,117.00 USD / mt

-3.30 %

- -243.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

141.466.846 VNĐ / tấn

253.77 UScents / lb

-1.87 %

- -4.84

Đậu nành

SOYBEANS

9.447.101 VNĐ / tấn

1,016.80 UScents / bu

0.12 %

+ 1.30

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.255.996 VNĐ / tấn

296.20 USD / ust

-0.77 %

- -2.30

Dầu đậu nành

SOYBEAN OIL

27.187.367 VNĐ / tấn

48.77 UScents / lb

0.93 %

+ 0.45

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Anh nông dân lãi 500 triệu đồng nhờ "bẻ lái" nuôi con "hiền như cục đất" mê ăn chuối
6 giờ trước
Mong muốn làm giàu ở quê nhà, anh Trần Quốc Tuấn ở Hà Tĩnh mạnh dạn nuôi con quen thuộc mà khi nhắc tên ai cũng thấy hay, một thời gian sau mang đi bán nhẹ nhàng thu về 500 triệu đồng/năm.
Đây chính là ‘mỏ vàng’ giúp Việt Nam hốt bạc từ Á sang Âu: Thu hơn 16 tỷ USD kể từ đầu năm, hơn 100 quốc gia trên thế giới đã chốt đơn
9 giờ trước
Mỹ, Trung Quốc và Hà Lan đang mạnh tay săn lùng mặt hàng này từ Việt Nam.
Bình Thuận: Thanh long nghịch vụ rớt giá "sốc", còn 2.000 đồng/kg
10 giờ trước
Từ mức giá hơn 20.000 đồng/kg đầu vụ, hiện giá thanh long nghịch vụ đang quay đầu giảm "sốc", chỉ bằng 1/10, khiến nông dân thấp thỏm
Vàng tăng 30% từ đầu năm nhưng nếu ‘all-in’ vào 4 loại hàng hóa này, nhà đầu tư còn lãi đậm hơn nhiều
11 giờ trước
Bối cảnh chung của thị trường hàng hóa không mấy tươi sáng kể từ đầu năm nhưng vẫn có một số sản phẩm ghi nhận tăng trưởng rất mạnh.