Diễn biến mới vụ xét xử sai phạm tại ngân hàng Đại Tín

27/05/2018 08:44
Ngày 26-5, phiên toà xét xử vụ án “cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Ngân hàng TMCP Đại Tín (hiện nay là Ngân hàng Thương mại TNHH MTV Xây dựng Việt Nam - CB), tiếp tục với phần bào chữa của các luật sư.

Tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho nhóm Công ty Phương Trang, luật sư Phan Trung Hoài, Nguyễn Huy Thiệp và Vũ Phi Long đã trình bày: Tháng 5-2010, nhóm Công ty Phương Trang đã đến Ngân hàng Đại Tín để vay tiền đầu tư và phát triển kinh doanh.

Thực tế, trong quá trình làm việc với Đại Tín, ông Nguyễn Hữu Luận (Chủ tịch HĐQT) và các nhân viên Công ty Phương Trang chỉ biết bà Phấn là cổ đông lớn nhất và là chủ ngân hàng.

Kết quả điều tra và thẩm vấn công khai tại tòa, đã cho thấy theo yêu cầu và hướng dẫn của Ngân hàng Đại Tín để vay được tiền, một số nhân viên của Phương Trang phải ký và giao trước hồ sơ vay, chứng từ giải ngân và cả chứng từ nhận tiền cho ngân hàng; đồng thời chuyển toàn bộ hồ sơ pháp lý bất động sản để thế chấp, bảo đảm cho khoản vay, chiếm đoạt số tiền trên 5.200 tỷ đồng trong tổng số 9.436 tỷ đồng, đã đẩy dư nợ khống cho nhóm Phương Trang.

 Diễn biến mới vụ xét xử sai phạm tại ngân hàng Đại Tín - Ảnh 1.
Các bị cáo tại toà.
Từ cuối tháng 2-2012 đến khi vụ án được khởi tố, trước thực tế số tiền giải ngân từ các hợp đồng tín dụng ít hơn rất nhiều so với hồ sơ giải ngân, nhóm Phương Trang đã trực tiếp khiếu nại, phản ánh và yêu cầu bà Phấn và Ngân hàng Đại Tín làm rõ và tiến hành đối chiếu công nợ thực tế.


Khi đã nhận ra các dấu hiệu bà Phấn chỉ đạo các nhân viên ngân hàng và con cháu thực hiện các thủ pháp thu chi cấn trừ nhằm đẩy dư nợ khống cho mình, Phương Trang liên tục làm nhiều đơn tố cáo hành vi của bà Phấn.

Ngày 29-2-2012, Phương Trang có đơn xin cứu giúp khẩn cấp gửi Thủ tướng Chính phủ, trong đó đề cập trong quá trình hoạt động, Công ty Phương Trang có vay vốn tại Đại Tín và dư nợ hiện nay trên danh nghĩa do ngân hàng tự tính cho công ty khoảng hơn 9.000 tỷ đồng.

Thời điểm đó, Công ty Phương Trang đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình trong thỏa thuận nhưng phía ngân hàng không thực hiện, do Ngân hàng Nhà nước áp dụng biện pháp giám sát hoạt động tại Đại Tín nên hoạt động của Phương Trang gặp khó khăn vì ngân hàng hiện đang giữ tài sản thế chấp của Phương Trang trên dưới 15.000 tỷ đồng; lãi suất của Ngân hàng Đại Tín quá cao (vượt quá 20% và tiếp cận con số 32%/năm). Từ đó để có thể tồn tại, Phương Trang đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các ngành chức năng xem xét và có biện pháp cứu giúp.

“Có hay không quan hệ vay mượn tiền cá nhân giữa ông Nguyễn Hữu Luận, Công ty Phương Trang và bà Phấn?” đây là vấn đề được các luật sư bào chữa cho bà Phấn nêu trong phần bào chữa.

Liên quan vấn đề này, theo luật sư Hoài, vào ngày 3-11-2017, Ngân hàng TMCP Sài Gòn đã có văn bản trả lời CQĐT Bộ Công an, nêu rõ 4 công ty và 4 cá nhân có quan hệ hợp tác với Phương Trang có phát sinh quan hệ tín dụng tại ngân hàng.

Ngân hàng Sài Gòn khẳng định bà Phấn không có liên quan đến việc tất toán các khoản cấp tín dụng của nhóm Phương Trang, cùng các cá nhân có quan hệ hợp tác với Phương Trang có quan hệ phát sinh quan hệ tín dụng tại ngân hàng này từ năm 2010 đến tháng 2-2012.

Liên quan đến 6 giấy nhận tiền nhận 748,2 tỷ đồng từ Bùi Thị Kim Loan (bà Phấn trình bày đây là số tiền Phương Trang còn nợ riêng bà, không liên quan đến số tiền 4.945 tỷ đồng, bà Phấn đã nhận sử dụng), tuy nhiên Phương Trang lại khẳng định 6 giấy biên nhận trên đã nằm trong số tiền 3.936 tỷ đồng Phương Trang đã xác nhận thực nhận trên tổng số tiền Ngân hàng Đại Tín giải ngân 82 khoản vay của Công ty Phương Trang thông qua bà Phấn, vì mỗi khi bà Phấn đại diện ngân hàng giải ngân cho Phương Trang đều yêu cầu Phương Trang viết thêm giấy biên nhận, trong đó có 6 giấy biên nhận trên. Kết luận điều tra và cáo trạng khẳng định, tài liệu điều tra đến nay thấy có cơ sở để đánh giá Phương Trang trình bày như trên là có căn cứ.

Theo luật sư, kết quả thẩm tra công khai tại tòa qua sự thừa nhận hành vi sai phạm của phần lớn các bị cáo đã thực hiện theo chỉ đạo của bà Phấn, sử dụng và chiếm đoạt tiền của ngân hàng Đại Tín, đẩy dư nợ khống cho khách hàng, cho thấy một số nhận định trong các báo cáo, kết luận trước đây của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng Nhà nước về bản chất khoản “nợ xấu” 9.469 tỷ đồng của nhóm Công ty Phương Trang không đúng sự thật.

Công ty Phương Trang thực tế chỉ nhận số tiền 3.936 tỷ đồng trên tổng số dư nợ tín dụng tại Ngân hàng Đại Tín là 9.469 tỷ đồng.

Đánh giá về giá trị pháp lý “chứng cứ mới” mà luật sư Trương Thị Minh Thơ (bào chữa cho bà Phấn) xuất trình tại phiên toà, luật sư Hoài đồng quan điểm với VKS khi cho rằng chưa thỏa mãn các thuộc tính của chứng cứ bao gồm tính khách quan, tính liên quan và tính hợp pháp của chứng cứ nên đề nghị HĐXX không chấp nhận

Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho Ngân hàng Xây Dựng (CB, tên gọi mới của Ngân hàng Đại Tín), được xác định là nguyên đơn dân sự trong vụ án, luật sư và người đại diện của ngân hàng này cho rằng.

Về cáo buộc bà Phấn và các đồng phạm hạch toán thu chi khống, đẩy dư nợ cho Công ty Phương Trang 5.256 tỷ đồng, cần phải xem xét lại cáo trạng về tội danh của bà Hứa Thị Phấn.

Vì theo CB, Ngân hàng Đại Tín đã giải ngân đầy đủ 82 khoản vay cho phía Công ty Phương Trang bằng hình thức chuyển khoản vào tài khoản của khách hàng vay. Đến nay, liên quan đến 82 hợp đồng tín dụng này, không có cán bộ, nhân viên nào của ngân hàng này bị kết luận là vi phạm quy định về cho vay.

Về cáo buộc bà Phấn và đồng phạm cố ý làm trái gây thiệt hại cho Ngân hàng Đại Tín 5.256 tỷ đồng, phía đại diện CB cũng cho rằng không chính xác, vì bà Phấn không phải là người có chức vụ quyền hạn trong ngân hàng nên không thể gây thiệt hại cho ngân hàng này.

Tin mới

Trà sữa được đồn “đẹp nhất Hà Nội” khiến khách đợi gần 2 tiếng nhưng chất lượng liệu có xứng đáng?
13 phút trước
Liệu Bông Biêng nổi bật với trà sữa hương hoa này có đủ đô để chinh chiến cùng các thương hiệu đồ uống theo đuổi dòng trà đậm vị?
Giá cà phê lại tăng dựng đứng
24 phút trước
Giá cà phê Robusta trên sàn London đang lên sát mốc 5.000 USD/tấn khi Việt Nam bước vào vụ thu hoạch nhưng nguồn cung vẫn cầm chừng
"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
2 giờ trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Vì sao các chuỗi cà phê - trà sữa, thời trang đóng cửa lại khiến thị trường “dậy sóng”?
2 giờ trước
Không chỉ tưng bừng khai trương, nhiều thương hiệu gần đây rời thị trường cũng “ồn ào” không kém
Linh vật Rắn Minh Long: Mở đầu vận trình thịnh vượng
2 giờ trước
Đều đặn mỗi dịp Xuân về, giới mộ điệu lại háo hức chờ đón từng tượng linh vật sứ từ Minh Long, như một phần không thể thiếu trong không khí Tết. Thương hiệu này không chỉ thành công trong việc chế tác dáng hình linh vật độc đáo, mà còn khéo léo truyền tải các lời chúc ý nghĩa đầu năm qua từng câu chuyện ý nghĩa.

Tin cùng chuyên mục

Xe Trung Quốc ở Việt Nam lúc này: Dè dặt xe điện, chuyển hướng bán hybrid, xe xăng
4 giờ trước
Trước hàng loạt thách thức ở thị trường Việt Nam, xe điện Trung Quốc dường như đã không bùng nổ như kỳ vọng, thậm chí có xu hướng "dè dặt" hơn trong việc ra mắt. Thay vào đó, các hãng lại tỏ ra ưu ái xe đốt trong hơn khi đã và sắp ra những mẫu mới sử dụng động cơ xăng hoặc hybrid.
Giá USD hôm nay 23/11: Tăng không ngừng, tỷ giá "chợ đen" đảo chiều giảm
5 giờ trước
Giá USD hôm nay 23/11 trên thế giới tăng không ngừng, có thời điểm chạm mức 108. Trong nước, giá USD ngân hàng bán ra cộng thêm 5 đồng, trong khi tỷ giá "chợ đen" diễn biến lạ.
Bán 60.000 iPhone thu 2.000 tỷ đồng trong hơn 1 tháng, điều gì giúp TopZone 'on top' thị trường?
8 giờ trước
TopZone tiếp tục khẳng định vị thế nhà bán lẻ ủy quyền cao cấp nhất của Apple với doanh thu chuỗi chương trình mở bán iPhone 16 nhanh chóng đạt 2.000 tỷ đồng, phản ánh hiệu quả của chiến lược chú trọng vào trải nghiệm khách hàng của thương hiệu.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
11 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.