Cho đến nay, Việt Nam đã xác nhận hơn 200 trường hợp nhiễm coronavirus COVID-19 và không có trường hợp nào tử vong.
Không giống như các quốc gia giàu có khác ở châu Á, Việt Nam không có khả năng tiến hành các chương trình kiểm dịch hàng loạt. Ví dụ như Hàn Quốc, đã xét nghiệm Covid-19 cho người dân với con số lên đến 338.000 người. Tại Việt Nam, con số đó chỉ dừng lại ở mức 15.637 người (số liệu cho ngày 20/3/2020). Nhưng bằng cách tập trung vào các biện pháp trong tầm kiểm soát của mình, Việt Nam đã nhận được sự tán dương từ cộng đồng quốc tế trong việc phòng chống Covid-19.
Vào ngày 1/2, Việt Nam đã khởi động một loạt các sáng kiến để giải quyết sự lây lan của COVID-19. Họ đình chỉ tất cả các chuyến bay đến và đi từ Trung Quốc, cũng như quyết định cho các trường học tiếp tục tạm dừng hoạt động sau khi nghỉ Tết Nguyên đán. 2 tuần sau, việc cách ly 21 ngày được thực hiện tại Vĩnh Phúc. Quyết định đó đã được đưa ra ra bởi những lo ngại về tình trạng sức khỏe của những người lao động trở về từ Vũ Hán, Trung Quốc.
Hai thập kỷ vừa qua, Việt Nam đã có sự cải thiện lớn về chất lượng cuộc sống. Từ năm 2002 đến 2018, một sự chuyển đổi kinh tế đã giúp 45 triệu người Việt Nam thoát nghèo. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân đầu người đã tăng hơn gấp đôi, lên hơn 2.500 USD trong năm 2018, khi mức tăng trưởng GDP thực tế là 7,1%. Sức khỏe của quốc gia cũng được cải thiện - tuổi thọ tăng trung bình tăng từ 71 năm 1990 lên 76 năm 2015.
Hệ thống chăm sóc sức khỏe của Việt Nam cũng đang được cải thiện, nhưng vẫn còn quãng đường rất dài để theo kịp các nước phát triển. Có khoảng 8 bác sĩ trên mỗi 10.000 người ở Việt Nam. Ý và Tây Ban Nha đều có 41 bác sĩ trên 10.000 dân, Mỹ có 26 và Trung Quốc 18.
Các biện pháp chống Covid-19 của Việt Nam đã được tiến hành bao gồm cách ly 14 ngày bắt buộc đối với bất kỳ ai đến Việt Nam và hủy bỏ tất cả các chuyến bay nước ngoài. Họ cũng đã cách ly những người nhiễm bệnh và sau đó bắt đầu theo dõi bất cứ ai mà những người này có thể đã tiếp xúc.
"Hàng xóm có thể biết nếu bạn đến từ nước ngoài", Bác sĩ Trương Hữu Khanh, trưởng khoa Nhiễm - Thần Kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1 Thành phố Hồ Chí Minh nói. "Nếu có một người nhiễm bệnh ở trong khu vực sinh sống, người dân sẽ báo cáo điều này".
Việt Nam còn có khả năng tự giám sát mạnh mẽ, mọi người sẽ báo cho hàng xóm của họ nếu họ nghi ngờ thấy đâu đó có hành động sai trái. Bất cứ ai cũng biết việc chia sẻ tin tức giả và thông tin sai lệch về Covid-19 có nguy cơ bị xử phạt và khoảng 800 người đã bị phạt cho đến nay. Với nguồn lực hạn chế, Việt Nam dường như đã kiểm soát được sự bùng phát trong tầm kiểm soát.
Trong khi đó, Thái Lan láng giềng đã ghi nhận 4 trường hợp tử vong vì Covid-19, và đang chứng kiến các ca dương tính tăng đáng kể. Vào ngày 24/3, Bộ Y tế Công cộng Thái Lan đã công bố 107 ca mới, nâng tổng số ca dương tính lên 934.
Sai lầm của họ, theo Tiến sĩ Taweesin Visanuyothin của Bộ này, là đã có người nói dối trong số những người tham gia tiệc tùng tụ tập, một người có thể khiến khoảng 100 người khác có nguy cơ mắc bệnh. Mọi người phải tuân thủ cách ly xã hội, cả ở công sở lẫn ở nhà.
Một quốc gia láng giềng khác, Myanmar, đang gặp phải những lời chỉ trích vì bị cho là thiếu minh bạch trong đại dịch dịch. Aung San Suu Kyi, chủ tịch đảng Liên đoàn quốc gia vì Dân chủ, tuyên bố gần đây nước này không có trường hợp nào của COVID-19, mặc dù con số chỉ ra là có 3 ca.
Chính phủ đã đưa ra tuyên bố rằng lối sống và chế độ ăn uống của người Hồi giáo, cùng với sự ưu tiên của người dân đối với tiền mặt thay vì thẻ tín dụng, đã giữ cho người Myanmar an toàn khỏi bệnh tật. Tuy nhiên, WEF cho rằng những câu nói vô trách nhiệm như vậy đi ngược với mọi kiến thức về sự bùng phát của coronavirus, bất chấp thực tế và tạo ra sự an toàn ảo tưởng của người dân ở đây trước căn bệnh này cũng như nguy cơ lây nhiễm.