Điều gì khiến Sri Lanka phá sản trong 30 tháng?

30/04/2022 10:30
Gia tộc Rajapaksa “trở lại” chưa được bao lâu thì Sri Lanka nợ nần chồng chất, phải vay thêm tiền để đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng khổng lồ.

Trước cuộc bầu cử tổng thống Sri Lanka vào tháng 11-2019, ông Gotabaya Rajapaksa (ứng cử viên tổng thống khi đó) đã đưa ra một đề xuất cắt giảm thuế bị chính phủ khi đó cho là mánh lới tranh cử.

Đề xuất trên giảm thuế giá trị gia tăng từ 15% xuống 8% và loại bỏ các khoản thuế khác.

Bộ trưởng Tài chính thời điểm đó là ông Mangala Samaraweera cảnh báo đề xuất trên rất "nguy hiểm". "Nếu những đề xuất trên được thực hiện, không chỉ toàn bộ đất nước sẽ phá sản, mà Sri Lanka sẽ trở thành một Venezuela hoặc một Hy Lạp khác".

Đối với ông Samaraweera, đó là một phép toán đơn giản. Doanh thu của Sri Lanka tương đối ít hơn so với hầu hết quốc gia khác. Thêm vào đó là gánh nặng nợ nần, buộc nước này phải chờ gói cứu trợ từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).

Điều gì khiến Sri Lanka phá sản trong 30 tháng? - Ảnh 1.

Tổng thống Sri Lanka Gotabaya Rajapaksa. Ảnh: Reuters

Sau khoảng 30 tháng, dự báo của ông Mangala Samaraweera trở thành sự thật. Đây được xem là cảnh báo cho các nhà lãnh đạo theo chủ nghĩa dân túy giữa bối cảnh chiến tranh, bệnh tật và lạm phát cao.

Sau khi ông Gotabaya Rajapaksa giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổn thống năm 2019, ông đã ngay lập tức thông qua việc cắt giảm thuế trong cuộc họp nội các đầu tiên.

Ông Gotabaya Rajapaksa cũng hồi sinh một trong những "triều đại quyền lực" nhất châu Á khi chỉ định anh trai Mahinda làm thủ tướng. Hãng tin Bloomberg cho biết tổng thời gian nắm giữ các vị trí cấp cao trong chính phủ Sri Lanka của các thành viên gia tộc Rajapaksa là 12 năm trong khoảng 20 năm gần đây.

Thế nhưng, chiến lược cầm quyền này nhanh chóng bị phản tác dụng. Trong những tuần gần đây, Sri Lanka cạn kiệt tiền mặt để thanh toán cho các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm và nhiên liệu, khiến giá xăng tăng và cắt điện kéo dài.

Sri Lanka đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất kể từ khi giành độc lập vào năm 1948. Chính phủ nước này đã tuyên bố vỡ nợ vì không trả được khoản nợ nước ngoài lên tới 51 tỉ USD.

Điều gì khiến Sri Lanka phá sản trong 30 tháng? - Ảnh 2.

Đám đông bên ngoài hàng rào bảo vệ quanh nhà Thủ tướng Mahinda Rajapaksa ngày 24-4. Ảnh: theindiaprint.com

Thực ra, ngay cả trước khi ông Gotabaya Rajapaksas nắm quyền, Sri Lanka đã gặp khó khăn về tài chính. Chính phủ đã vay các khoản vay lớn từ Trung Quốc để đầu tư vào các dự án như cảng biển nước sâu ở TP Hambantota, với hy vọng trở thành một quốc gia phiên bản của Singapore.

Tuy nhiên, nhiều dự án bị đình trệ và nợ nước ngoài tăng hơn gấp đôi trong giai đoạn 2010-2020. Thêm vào đó là dịch Covid-19 bùng phát, khiến doanh thu từ du lịch và kiều hối giảm.

Gia tộc Rajapaksa cố gắng kiểm soát thiệt hại, chạy đua để đảm bảo hàng hóa cơ bản cho người dân, tìm kiếm các khoản tiền khẩn cấp từ IMF, Ngân hàng Thế giới (WB), Trung Quốc hay từ các tổ chức cho vay.

Người biểu tình bám trụ bên ngoài văn phòng tổng thống ở trung tâm thủ đô Colombo suốt nhiều tuần để yêu cầu ông Gotabaya Rajapaksa từ chức. Các đối thủ chính trị tìm cách luận tội Tổng thống Gotabaya Rajapaksa và loại bỏ ông Mahinda khỏi chức thủ tướng.

Điều gì khiến Sri Lanka phá sản trong 30 tháng? - Ảnh 3.

Người dân Sri Lanka xếp hàng hàng giờ đồng hồ mua dầu hỏa để nấu ăn. Ảnh: Reuters

Ông Jehan Perera, Giám đốc điều hành của tổ chức Hội đồng Hòa bình quốc gia Sri Lanka, nhận định: "Những người nhà Rajapaksas đang tìm cách rút lui song điều đó không có nghĩa là họ sẽ đầu hàng. Người nhà Rajapaksas lo rằng nếu họ từ bỏ quyền lực, họ sẽ rất dễ bị tổn thương ở cả trong và ngoài nước Sri Lanka. Họ phải đối mặt với cáo buộc vi phạm nhân quyền, tội ác chiến tranh và tham nhũng".

Ông Gotabaya Rajapaksa (72 tuổi, cựu Bộ trưởng Quốc phòng) đã lãnh đạo cuộc tấn công cuối cùng nhằm chấm dứt cuộc chiến chống lại nhóm phiến quân ly khai Tamil, hậu quả là giết chết 100.000 người trước khi đạt được thỏa thuận ngừng bắn vào năm 2009.

Anh trai của ông Gotabaya - ông Mahinda (76 tuổi) – được cho là bộ não chính trị của gia đình, từng là tổng thống và hai lần là thủ tướng.

Tin mới

[Trên Ghế 16] Người sắp lập gia đình, đã có gia đình, tài chính 500-700 triệu nên mua xe gì?
5 giờ trước
Theo chuyên gia Đoàn Anh Dũng, việc lựa chọn xe cho từng đối tượng khách hàng phụ thuộc vào điều kiện tài chính và nhu cầu sử dụng của mỗi người, sau đó đến các yếu tố về thương hiệu và động cơ.
Đại chiến phá giá không thấy đáy giữa các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan: Hậu quả khôn lường
6 giờ trước
Việc phá giá bất chấp hậu quả của các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan đang gây ra nhiều hậu quả tai hại cho chính quốc gia này và buộc Đại sứ quán Trung Quốc tại Thái Lan phải lên tiếng.
Yamaha ra mắt xe ga mới siêu tiết kiệm xăng, màu tím cực cá tính, cốp rộng hơn Honda Lead
7 giờ trước
Yamaha tiếp tục khẳng định vị thế của mình trong phân khúc xe ga đô thị với phiên bản mới vừa được trình làng.
Ông nông dân trồng "loài cây quen thuộc" thu lãi nhẹ nhàng 2 tỷ đồng/năm
7 giờ trước
Trồng "loài cây quen thuộc" mỗi năm thu lãi hơn 2 tỷ đồng, ông nông dân Nguyễn Huỳnh Thanh ở Tân Định, Bình Dương đã tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động ở địa phương với thu nhập bình quân 10 triệu đồng/người/tháng.
Giá USD hôm nay 20/9: Bất ngờ tăng tỷ giá "chợ đen" lấy lại mốc 25.000 đồng
8 giờ trước
Giá USD hôm nay 20/9: Trong nước, tỷ giá "chợ đen" bất ngờ tăng 65 đồng ở cả 2 chiều so với cùng thời điểm ngày hôm qua, lên mức 24.965 - 25.065 VND/USD. Trái lại, tỷ giá USD/VND niêm yết tại các ngân hàng thương mại lại đồng loạt giảm.

Tin cùng chuyên mục

Giá USD hôm nay 19/9: Tỷ giá "chợ đen" lao dốc, bán ra dưới 25.000 đồng
1 ngày trước
Giá USD hôm nay 19/9: Trong nước, tỷ giá USD/VND niêm yết tại thị trường tự do bất ngờ "rơi" 50 đồng ở cả 2 chiều khiến chiều bán chính thức về dưới mốc 25.000 đồng. Hiện thị trường này đang niêm yết ở mức 24.850 - 24.950 VND/USD.
6 phút “chạm” may mắn trên điện thoại với Bingo18
2 ngày trước
“Vừa sáng mua vé dự thưởng, chỉ 6 phút sau đã biết mình trúng thưởng rồi thấy tiền về ngay, tinh thần của tôi rất phấn khởi”, chị Ngọc Bích - một người chơi xổ số Bingo18 chia sẻ.
Giá USD hôm nay 18/9: Tỷ giá "chợ đen" giảm, ngân hàng phục hồi
2 ngày trước
Giá USD hôm nay 18/9: Trong nước, tỷ giá USD/VND trên thị trường tự do giảm 30 đồng ở cả 2 chiều, xuống mức 24.900 - 25.000 VND/USD. Ngược lại, tại các ngân hàng thương mại, tỷ giá niêm yết bắt đầu hồi phục khi đồng loạt tăng từ 50 đồng đến hơn 80 đồng so với ngày hôm qua.
Khủng hoảng Volkswagen: Nếu đóng cửa nhà máy sẽ khiến cả 1 thị trấn điêu đứng, 60.000 cư dân lo mất kế sinh nhai, chính Bộ trưởng phải vào cuộc
2 ngày trước
“Sẽ không có Wolfsburg nếu thiếu Volkswagen”, một nhân viên Volkswagen nói.